Hiện trạng quần thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 38 - 41)

- Con non loại 2: Kích thước nhỏ nhất

4.1.2. Hiện trạng quần thể

Hình 4.3 : Chưa trưởng thành

Hình 4.4: Non loại 1

Trên cơ sở quan sát thực tế, tôi đã xác định được 3 đàn Vọoc mũi hếch tại khu vực nghiên cứu. Tổng số cá thể của 3 đàn ước tính khoảng 103 cá thể. Với đàn lớn nhất có 52 cá thể, tiếp đến là 35 và 16 cá thể.

Bảng 4.1: Thành phần loài theo độ tuổi và giới tính của Voọc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca

TT

Thành phần số lượng cá thể Vọoc quan sát được theo

tuổi và giới tính Ước

tính Đực TT Cái TT Chưa TT Con non KXD Tổng Đàn 1 2 3 5 2 2 14 16 Đàn 2 4 5 11 4 8 32 35 Đàn 3 6 9 13 7 13 48 52 Tổng 12 17 29 13 23 94 103 Ghi chú: KXD – không xác định TT – Trưởng thành

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy, hiê ̣n ta ̣i ở KBTL&SCVMH Khau Ca, ghi nhận được có 3 đàn Voo ̣c mũi hếch sinh sống, với tổng sớ cá thể ước tính là khoảng 103, số lượng cá thể trong mô ̣t đàn dao đô ̣ng từ 14 đến 48, trung bình mỗi đàn có 31 cá thể. Trong số này có tổng số 12 cá thể đực trưởng thành, 17 cá thể cái trưởng thành được ghi nhận.

- Tỷ lệ cấu trúc tuổi trong quần thể khác nhau rõ rệt, đứng đầu là các các thể chưa trưởng thành, sau đó giảm dần lần lượt từ con cái trưởng thành, con non và con đực trưởng thành.

- Tỷ lệ giới tính cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khả năng sinh sản của quần thể. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn ở

thực địa, ở đây tơi chỉ đề cập đến giới tính của các con trưởng thành. Các cá thể khác chưa thể xác định rõ ràng về giới tính.

Để làm rõ về xu hướng thay đổi về kích cỡ quần thể Vọoc mũi hếch tại Khau Ca, tôi tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu hiện tại với các kết quả nghiên cứu trước đây. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: So sánh số lượng quần thể Voọc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca, tỉnh Hà Giang theo từng năm

TT Năm Số lượng Nguồn Quan sát Ước tính 1 2006 53 60 Lê Khắc Quyết, 2005 2 2007 81 89 Đồng Thanh Hải, 2007 3 2009 90 Đồng Thanh Hải, 2009 4 2010 94 103 Hiện tại

Từ số liệu thống kê ở bảng 4.2, ta có biểu đồ so sánh sau:

Hình 4.6: So sánh sự gia tăng về kích cỡ quần thể Vọoc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca theo từng năm

Như vậy, thông qua kết quả tổng hợp từ bảng 4.1 và hình 4.6 có thể nhận thấy rằng, có sự gia tăng khá lớn về số lượng cá thể Voọc mũi hếch ở Khau Ca theo thời gian. Theo báo cáo của Lê Khắc Quyết (2006) là 60 cá thể; Đồ ng Thanh Hải và Boonratana (2006) là 89 cá thể và gần đây nhất là báo cáo của Đồng Thanh Hải (2009) với 90 cá thể. Như vâ ̣y, ở thời điểm hiện tại, số lượng quần thể Voọc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca, tỉnh Hà Giang được ghi nhận với khoảng 103 cá thể.

Việc gia tăng số lượng cá thể Voọc mũi hếch ở KBT là một dấu hiệu vơ cùng tích cực trong nỗ lực bảo tồn lồi linh trưởng q hiếm này ở Việt Nam và trên thế giới. Điều này cũng khẳng định rằng, đã có sự thành cơng nhất định trong cơng tác bảo tồn lồi nói riêng cũng như việc bảo tồn tính đa dạng sinh học ở Việt nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 38 - 41)