Cấu trúc quần thể và tổ chức đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 43)

- Con non loại 2: Kích thước nhỏ nhất

4.1.3. Cấu trúc quần thể và tổ chức đàn

- Cấu trúc quần thể: Cấu trú c xã hô ̣i của Voọc mũi hếch tại KBTL&SCVMH Voọc mũi hếch Khau Ca bao gồm các đàn đơn đực (bao KBTL&SCVMH Voọc mũi hếch Khau Ca bao gồm các đàn đơn đực (bao gồm 1 con đực trưởng thành, một số con cái trưởng thành và các thế hệ con cháu). Kích cỡ của các nhóm này dao động từ 7 – 14 cá thể (bảng 4.1). Tuy nhiên, trong một đàn lớn lại gồm nhiều nhóm với nhiều cá thể đực trưởng thành, trong đó đàn lớn nhất với 48 cá thể được ghi nhận có 6 con đực trưởng thành và đàn nhỏ hơn 32 cá thể, có 4 con đực trưởng thành.

Bên cạnh đó, trong thời gian điều tra thu thập thơng tin ngồi thực địa, tôi cũng nhận thấy rằng các đàn đơn đực này thường hợp lại với nhau tạo thành đàn có kích thước lớn hơn; trong quá trình di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi chúng (các đàn đơn đực nhỏ) thường đi cùng nhau.

Như vậy, cấu trúc cơ bản của VMH tại Khau Ca là đơn đực và các nhóm đơn đực này thường hợp lại với nhau tạo thành một đàn lớn. So sánh với các nghiên cứu trước đây của Boonratana và Lê Xuân Cảnh, 1994; Phạm

Nhật, 2002 và Đồng Thanh Hải, 2007 cho thấy rằng, các tác giả này đều cho rằng, cấu trúc đơn đực là phổ biến nhất trong quần thể VMH ở Việt Nam.

Theo Phạm Nhật (2002), có sự khác nhau về cấu trúc tuổi của mỗi đàn, trung bình đực trưởng thành chiếm 26,6%, cái trưởng thành là 47,87%, con bán trưởng thành và con non là 25,53% [11]. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận về cấu trúc tuổi của Voọc mũi hếch ở KTBL&SCVMH Khau Ca, tỉnh Hà Giang cho thấy có sự khác biệt rất lớn. Theo đó, cấu trúc tuổi của quần thể Voọc mũi hếch được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu là: con đực trưởng thành chiếm 13%, cái trưởng thành 18%, con non và con chưa trường thành chiếm 45%.

- Về tổ chức đàn: Tại khu vực điều tra, chúng tơi ghi nhận có sự tồn tại

của 3 đàn Voọc mũi hếch, phân bố rải rác trong vùng lõi của KBT. Ở mỗi đàn, số lượng các con đực, cái trưởng thành là khác nhau, có thể tỉ lệ với kích cỡ đàn (bảng 4.1). Trong quá trình kiếm ăn và di chuyển, các cá thể này ln đi cùng nhau, tuy nhiên, vẫn có sự phân tách theo từng nhóm nhỏ, hoặc gia đình nhỏ trong khi kiếm ăn, đặc biệt là khi nghỉ trưa và ngủ đêm.

Ghi chú: TT – Chưa TT

Kxđ – Không xác định

Hình 4.7: Tỷ lệ cấu trúc tuổi của quần thể Voọc mũi hếch ở KBT Khau Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 43)