Hiện trạng công tác bảo tồn tại KBTL&SC VMH Khau Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 64 - 65)

- Tính hiện trạng – tính cấp thiết của mối đe doạ: Được hiểu là tầm ảnh

4.5.1. Hiện trạng công tác bảo tồn tại KBTL&SC VMH Khau Ca

Ngay khi các báo cáo cơng nhận có sự xuất hiện của Voọc mũi hếch ở Khau Ca (nay là KBTL&SCVMH Khau Ca), Chính quyền địa phương và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã tiến hành nhiều các hoạt động khác nhau nhằm bảo tồn loài và sinh cảnh sống của chúng. Một trong số nhiều các hoạt động bảo tồn đã và đang được tiến hành, đó là việc nghiên cứu khả thi thành lập KBTL&SCVMH Khau Ca với sự hợp tác của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Tổ chức FFI. Cùng với việc thành lập KBTL&SCVMH Khau Ca, các dự án nghiên cứu, kết hợp với các hoạt động bảo tồn VMH cũng đã và đang được xúc tiến triển khai, cụ thể như sau:

Thành lập Tổ tuần rừng: Hiện tại BQL KBTL&SCVMH đã thành lập

Tổ tuần rừng với tổng số 10 người. Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra các khu vực xung quanh vùng đệm và vùng lõi của KBT, nhằm phát hiện sớm, thông báo và ngăn chặn kịp thời các hoạt động trái phép của người dân trong phạm vi KBT. Trong số 10 thành viên thuộc Tổ tuần rừng này, có 4 người thường xuyên tuần tra, giám sát trong vùng lõi KBT, còn lại 6 thành viên khác chủ yếu tuần tra ở vùng đệm KBT.

Xây dựng các chương trình giáo dục, tuyên truyền: Song song với các

phương, Nhà trường và một số tổ chức trong nước, quốc tế, tiến hành nhiều các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân thuộc 3 xã giáp ranh với KBT. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các tổ chức như FFI và PanNature phối hợp với các cấp giáo dục nhà trường tại địa phương, tổ chức một số trò chơi, thi vẽ tranh cổ động… nhằm giúp các em học sinh hiểu biết rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của khu vực. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ TNTN tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 64 - 65)