Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn a Đối với quần thể VMH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 65 - 68)

- Tính hiện trạng – tính cấp thiết của mối đe doạ: Được hiểu là tầm ảnh

4.5.2. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn a Đối với quần thể VMH

a. Đối với quần thể VMH

Kết quả điều tra đã cho thấy, hiện tại số lượng VMH đã tăng lên 103 cá thể, điều này một lần nữa khẳng định thành cơng trong nỗ lực bảo tồn lồi tại địa phương cũng như trong cả nước. Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng, thách thức trong thời gian tới là cũng không hề đơn giản, cụ thể như sau:

- Mở rộng diện tích sống cho quần thể VMH ở đây, bởi thực tế cho thấy diện tích vùng lõi ở KBT Khau Ca – nơi sống duy nhất của quần thể VMH chỉ khoảng 1000ha, trong khi đó số lượng quần thể có thể nói là gia tăng hàng năm.

- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự ưu tiên trong sử dụng các dạng sinh cảnh ở các khu vực khác nhau trong phạm vi KBT Khau Ca của VMH. Cụ thể là, phần lớn thời gian những khu vực ghi nhận có VMH xuất hiện ở các khu rừng thuộc địa phận xã Tùng Bá. Điều này có thể khẳng định tầm quan trọng của khu vực cho VMH sinh sống và phát triển. Trong khi đó, đây cũng là khu vực ghi nhận xảy ra 2 vụ bắn Vọoc của người dân địa phương. Do đó, cần thiết phải tăng cường cơng tác tuần tra, xử lý, song song với đó là việc tiếp tục bảo tồn nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có.

b. Đối với cơng tác quản lý và bảo tồn loài

Trong thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu ngồi thực địa, tơi đã ghi nhận có một vài vụ vi phạm nghiêm trọng của người dân địa phương xảy ra trong KBT, đặc biệt là nạn săn bắn trái phép. Cụ trong tháng 3, đã có tới 2 vụ người dân sử dụng súng săn trong KBT và trong lần đầu tiên, thủ phạm đã bị bắt dữ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại (tháng 7) vẫn chưa có kết luận chính thức về hình thức xử lý đối với hành vi này, có chăng chỉ là hình thức xử phạt hành chính? Việc tái diễn nạn săn bắn trái phép trong KBT gần đây đã và đang là mối đe doạ cực kỳ nghiêm trọng, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại của Voọc mũi hếch cũng như các loài động vật khác nói chung. Do đó, việc xử phạt nghiêm minh, đúng theo qui định của Pháp luật Nhà nước sẽ là một biện pháp hiệu quả, trừng trị thích đáng với những kẻ đã vi phạm, hơn thế nữa điều này cũng kịp thời dăn đe với những người có ý định xâm phạm trái phép tới KBT.

Tăng cường hoạt động tuần tra, xử lý

Thực tế ghi nhận cho thấy, chỉ với 10 người trong Tổ tuần rừng thì thật khó có thể theo dõi, quản lý và kiểm soát được các hoạt động trái phép của người dân trong khu vực. Trong khi đó, các vụ vi phạm có thể diễn ra ở hầu khắp các vùng – khu vực trong phạm vi KBT đặc biệt là vùng lõi. Hiện tại, chỉ có 4 người (nhóm nghiên cứu) thuộc Tổ tuần rừng là thường xuyên tuần tra, giám sát tại vùng lõi của KBT – khu vực có tầm quan trọng cực kỳ đối với sự tồn tại của Voọc mũi hếch. Bởi vậy, việc tăng cường hơn nữa công tác điều tra giám sát, theo dõi đặc biệt là trong vùng lõi của KBT sẽ tạo điều kiện cho việc phát hiện sớm các hoạt động trái phép của người dân, qua đó kịp thời có các biện pháp xử lý.

Bên cạnh các hoạt động tuần tra thông thường, việc xây dựng các chốt bảo vệ xung quanh KBT, đặc biệt là ỡ những điểm giao cắt, khu vực giáp ranh, luân chuyển giữa các xã là rất cần thiết. Mỗi chốt sẽ được đảm nhận bởi

1 – 2 nhân viên của Tổ tuần rừng, điều này sẽ giúp cho việc phân bố đều, khắp lực lượng trong tuần tra và phát hiện.

Tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục

Song song với các hoạt động bảo tồn tiến hành ngay trong phạm vi KBT, việc xây dựng và tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân tại 3 xã là rất cần thiết. Ý thức của mỗi người dân địa phương có vai trị rất quan trọng, làm nảy sinh các tác động tiêu cực tới việc bảo tồn tại địa phương. Trong thời gian nghiên cứu tại đây, tôi nhận thấy phần lớn đối tượng của các vụ vi phạm tới KBT là người dân thuộc 3 xã giáp ranh với KBT. Vì thế, tăng cường cơng tác tun truyền giáo dục sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, từ đó làm thay đổi hành vi của họ trong việc ứng xử với TNTN.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Hiện tại, ở KBTL&SCVMH Khau Ca đang có sự vào cuộc của ít nhất 2 tổ chức nước ngoài là FFI và Vườn thú San Diego Hoa Kỳ, phối hợp với Chính quyền địa phương và Ban quản lý trong nỗ lực nhằm bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang. Việc gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn, cụ thể là kinh nghiệm quản lý và năng lực tài chính. Sự tham gia của các tổ chức nước ngoài sẽ đem lại nhiều hơn nguồn đầu tư cho các hoạt động bảo tồn.

Chương 5

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHI ̣ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về sử du ̣ng vùng sống của Voo ̣c mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca, tôi rút ra mô ̣t số kết luâ ̣n sau:

Về quần thể

- Tại KBTL&SCVMH Khau Ca, ước tính hiện có khoảng 103 các thể Vọoc mũi hếch, phân bố theo 3 đàn khác nhau, mỗi đàn có 14 – 48 cá thể, trung bình 31 cá thể/đàn.

- Tổ chứ c đàn theo hình thái nhiều đực, đàn lớn nhất với 48 cá thể, có 5 con đực và đàn ít nhất với 14 cá thể – có 2 con đực trưởng thành.

Về Đặc trưng vùng sống của Voọc mũi hếch

- Đã xác đi ̣nh được kích thước vùng sống cho mô ̣t đàn Voo ̣c 32 cá thể là hay 2,185 km2

- Xác đi ̣nh đươ ̣c chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày của Voo ̣c mũi hếch là 1075m.

Về tập tính sử dụng vùng sống

- Đưa ra được bảng thống kê và mô tả cường độ sử dụng sinh cảnh của Vọoc mũi hếch ở KBT Khau Ca.

- Đã xác đi ̣nh và mô tả được 3 nơi ngủ đêm của Voo ̣c mũi hếch, cùng với đó là các đặc điểm về nơi ngủ và tập tính ngủ của Vọoc mũi hếch.

- Xác định và mô tả được nơi ngủ trưa của Vọoc mũi hếch, bao gồm đặc điểm sinh cảnh nơi ngủ, thời gian, tư thế, thành phần, số lượng cá thể tham gia trong quá trình ngủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 65 - 68)