Harmonic Mean d Adaptive Kernel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 49 - 53)

- Điểm ghi nhận vọoc

c. Harmonic Mean d Adaptive Kernel

trong 2 ngày liên tiếp (09 và 10/04). Do đó, chúng tơi sử dụng số liệu đã ghi nhận trong 2 ngày liên tiếp này để xác định chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày của Vọoc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca.

Tổng hợp các vị trí ghi nhận Vọoc trong 2 ngày liên tiếp, thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1: 10.000, kết quả tính tốn cho thấy, chiều dài qng đường di chuyển trung bình trong 2 ngày liên tiếp là 1075m.

Từ kết quả tính tốn trên, so sánh với một số loài Vọoc trong giống

Rhinopithecus, Vọoc mũi hếch có chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày ngắn hơn khá nhiều. Điều này có thể được giải thích bởi nhiều ngun nhân khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau khá lớn về số lượng cá thể trong đàn giữa Vọoc mũi hếch (35 cá thể) so với Vọoc mũi hếch ở Vân Nam (khoảng từ 175 – 200 cá thể) [Kirkpatrick và ctv, 1998] và Vọoc mũi hếch vàng (112 cá thể) [Tan và ctv, 2007] cũng có thể được coi là nhân tố ảnh hưởng tới quãng đường di chuyển theo ngày của mỗi loài.

4.3. Sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch

4.3.1. Cường độ sử dụng sinh cảnh

Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch tại KBT được xác định trên cơ sở việc xác định số lần ghi nhận Voọc xuất hiện trên mỗi ô lưới của nhiều lần lấy mẫu liên tục theo từng ngày khác nhau. Với khoảng lấy mẫu là 15 phút, chúng tôi đã phân cấp ra thành 5 mức độ sử dụng khác nhau, căn cứ theo số lần ghi nhận voọc xuất hiện trên mỗi ơ lưới. Theo đó, cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch sẽ được chia thành 5 cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện.

Sự khác nhau về số lần ghi nhận có sự xuất hiện của Voọc mũi hếch là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch.

Trên cơ sở tổng hợp các vị trí ghi nhận Voọc trong thời gian nghiên cứu tại thực địa, chúng tôi đã thống kê được Voọc mũi hếch xuất hiện ở 104 ơ lưới (kích thước 100x100m).

Từ bảng trên ta nhận thấy, có sự khác nhau trong mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của Voọc mũi hếch. Khu vực tập trung nhiều gam màu tối là nơi chúng dành nhiều thời gian nhất trong ngày cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi.

Kết quả tổng hợp từ Hình 4.11 trên cũng cho thấy, khu vực Voọc mũi hếch lựa chọn nhiều nhất (> 3 lần) có độ lớn khoảng 0,018 km2, đây có thể

Hình 4.11: Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch ở KBTL&SCVMH Khau Ca, tỉnh Hà Giang

được coi là vùng nơi sống ưa thích nhất của chúng. Trên thực tế, khu vực này là nơi phân bố của nhiều loài cây gỗ lớn, độ cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển; đây cũng đồng thời là khu vực thung lũng, hệ thực vật đa dạng với nhiều thành phần các loài cây khác nhau; đặc biệt đây là khu vực có sự phân bố nhiều nhất các cây gỗ Nghiến (đường kính từ 1 – 3 mét, độ cao 25 – 45 mét), Mạy Rẹc và một số loài thực vật khác.

Thực tế ghi nhận hiện trạng rừng ngoài tự nhiên cho thấy, khu vực này là nơi có nhiều thung lũng, với nhiều cây to, điển hình là các cây Mạy Rẹc, Nghiến… Đường kính Nghiến có thể lên tới 3m. Độ cao trung bình khu vực này khoảng từ 700 – 800m. Trong khi đó, ở những vùng khác, đặc

biệt là các khu rừng giáp ranh với Minh Sơn và xã Minh Sơn – là nơi chúng dành ít thời gian nhất số lượng các loài cây này rất hạn chế. Sự chênh lệch về cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch có thể được lý giải bởi chất lượng rừng, mà điển hình là các cây gỗ to ở đây khơng nhiều, đặc biệt là các lồi Nghiến. Hơn nữa, theo thông tin phỏng vấn, phần rừng thuộc xã Minh Sơn là nơi có nhiều người Mông vào thu hái LSNG như Phong lan, Tầm gửi nghiến, Dây đắng…

4.3.2. Một vài đặc điểm về nơi ngủ

Tập tính ngủ của Voọc mũi hếch tại KBTL&SCVMH Khau Ca bao gồm cả nơi ngủ trưa và nơi ngủ qua đêm.

4.3.2.1.Ngủ đêm

Trong thời gian nghiên cứu thực địa, tôi đã ghi nhận được tổng số 3 vị trí ngủ đêm của Vọoc mũi hếch (bản đồ 4.1) tại KBTL&SCVMH Khau Ca, cụ thể như sau:

a. Đặc điểm nơi ngủ

- Sinh cảnh: Theo quan sát, thành phần và cấu trúc thực vật tại nơi ngủ

đêm của VMH cũng giống với những nơi khác trong sinh cảnh sống của chúng tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, những điểm khác biệt của nơi ngủ đêm so với khu vực khác là cả 3 vị trí ngủ ghi nhận được đều thuộc các khe và thung lũng thấp. Không ghi nhận VMH ngủ đêm tại vị trí gần đỉnh núi (bản đồ 4.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 49 - 53)