KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 67 - 70)

5.1. Kết luận

Trong giới hạn nội dung của khóa luận, đề tài bước đầu tiến hành thực hiện nghiên cứu những tác động của việc sử dụng thuốc BVTV đến năng suất, sức khỏe nông dân và chất lượng môi trường sinh thái lúa nước. Qua nghiên cứu rút ra một số kết quả sau: khi tìm hiểu về tình hình sử dụng thuốc BVTV đã phần nào hình dung được tình trạng sử dụng quá liều đã trở thành thói quen của nơng dân.

An Phú là vùng chuyên canh nông nghiệp lâu năm. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy nơi đây còn tồn tại nhiều bất cập mà nếu không sớm giải quyết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nông dân, chất lượng môi trường và hiệu quả canh tác của nông dân.

Người nông dân xem việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp hiệu quả nhất trong vấn đề quản lý dịch hại. Tuy nhiên, trình độ hiểu biết của nơng dân về sử dụng và tính độc hại của thuốc còn rất hạn chế.

Việc sử dụng thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng khơng ít đến mơi trường đất, nước và khơng khí khu vực phun thuốc. Trong phạm vi giới hạn của đề tài nhằm khuyến cáo một số kết quả đạt được trong việc sử dụng thuốc BVTV

Thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da, … mà cịn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hồn khi nhiễm phải chúng. Điều đó cho thấy mức độ rất nguy hiểm của chúng đối với những người không trực tiếp phun thuốc nhưng có tiếp xúc với chúng.

5.2. Kiến nghị

Dựa vào kết quả thu được, khóa luận tiến hành đưa ra những kiến nghị đối với các đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện tình hình sử dụng thuốc BVTV

hiện tại trên địa bàn, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng môi trường cũng như năng suất.

5.2.1. Đối với cơ quan quản lý của Nhà nước

Cần rà soát lại các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trong nước, thay thế dần các loại thuốc có độc tính mạnh bằng các loại thuốc có hàm lượng độc tố thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phịng trừ sâu bệnh và an tồn cho con người cũng như môi trường, nhất là những chế phẩm sinh học. Khắc phục tình trạng có nhiều tên thuốc cùng một hoạt chất công dụng như nhau.

Đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành về kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, tăng cường quản lý sử dụng thuốc, ngăn chặn việc nhập lậu thuốc từ cửa khẩu và thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Tuyên truyền, huấn luyện rộng rãi việc sử dụng an tồn thuốc BVTV tới nơng dân. Ở mỗi thơn nên phân công cụ thể một cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ hướng dẫn, tuyên truyền, thông tin đến nông dân kỹ thuật gieo trồng cũng như sử dụng thuốc BVTV hiệu quả.

Thành lập các đội phun thuốc cơ động đến từng thôn, tổ chức ngăn phun kịp thời các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch.

Tổ chức lại mạng lưới trạm BVTV, gắn việc kinh doanh thuốc BVTV với cơng tác dịch vụ BVTV tới nơng dân. Chính quyền địa phương cần phối hợp với các công ty thuốc BVTV để tổ chức các điểm trình diễn các loại thuốc mới có hiệu quả và an tồn.

Việc xử lý theo thói quen gần như là tâm lý chung của nhiều nơng dân trong sản xuất cịn tồn tại ở hầu hết các địa phương hiện nay. Qua đó cũng thấy được nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành có liên quan, cần có sự tác động mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và nâng cao nhận thức của người dân, lan truyền trong cộng đồng.

Việc xử lý bao bì hay chai lọ chứa thuốc hố học là rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy trong các chương trình khuyến nơng việc giáo dục, khuyến cáo nơng dân nhận thức xử lý chai lọ đúng đắn là điều cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện trong việc thu gom rác thải nông nghiệp như xây dựng bể chứa để thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón.

57

Bộ nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thương mại và Bộ Y tế cần thống nhất tăng cường việc quản lý, cung ứng, bảo quản, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV từ cấp trung ương tới địa phương. Đặc biệt xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vẫn còn tồn trữ, mua bán và sử dụng các lọa thuốc đã hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt Nam.

Thực hiện chương trình “ Quản lý sâu bệnh tổng hợp – IPM” bằng cách tăng cường sản xuất và phân phối các loại thuốc BVTV ít độc hại như thay thế các loại thuốc có tính độc thấp hơn (Ví dụ: thay Wofatox bằng Ofatox), hoặc thay thế bằng các loại thuốc sinh học. Khuyến cáo nông dân sử dụng theo phương pháp “4 đúng”, đặc biệt nên sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân khi phun thuốc để hạn chế mức độ ảnh hưởng của thuốc.

Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện và giáo dục cho các đối tượng sử dụng về lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV, các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường công tác khuyến nông, đồng thời khuyến khích ứng dụng các biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp mà không gây tác hại đến môi trường.

5.2.2. Đối với nông dân

Hướng tới việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, cân bằng. Đối với nông dân, đặc biệt là những người trực tiếp sử dụng thuốc, cần tuân thủ một số biện pháp sau đây: khi tiếp xúc với thuốc BVTV phải luôn mang các phương tiện bảo vệ cá nhân như: khẩu trang, mắt kính, găng tay, ủng, quần áo dài tay…

Những người làm các công việc khác như nhổ cỏ, thu hoạch, … cần cách ly sau ngày phun thuốc 3 đến 5 ngày mới được làm việc. Không được tồn trữ thuốc BVTV trong nhà, đặc biệt trong bếp. Cần có nơi cất trữ thuốc riêng. Ngoài ra cần thực hiện một số biện pháp vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngay sau khi phun thuốc.

Khuyến khích, đầu tư kỹ thuật canh tác khơng sử dụng hóa chất, khuyến khích sản phẩm sạch, không tồn dư thuốc BVTV hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 67 - 70)