Ảnh hưởng đối với người và động vật máu nóng

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 30 - 33)

Do khả năng hòa tan cao trong lipit của thuốc BVTV nên đã phát hiện thuốc trong mô mỡ của động vật và như vậy chúng đã được lôi cuốn vào chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái. Khi phun thuốc lên cây, trước hết các loài động vật ăn cỏ đã bị nhiễm độc. Sau đó những động vật này lại là con mồi của những động vật ăn thịt khác, tiếp theo đó những động vật ăn thịt này lại là con mồi cho những động vật ăn thịt khác… Cứ như vậy chất độc được chuyền đi trong chuổi thức ăn và qua mỗi mắc xích của chuổi thức ăn này chất độc lại được tích lũy thêm một mức cao hơn.

Các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng ở mức độ khác nhau. Người ta chia thuốc BVTV làm hai nhóm: chất độc nồng độ và chất độc tích lũy. Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể. Ở dưới liều chí tử, cơ thể khơng bị tử vong, thuốc được phân giải dần và bài tiết ra ngồi. Thuộc nhóm độc nay gồm các chất Pyrethroid, nhiều hợp chất lân hữu cơ, Carbamate, thuốc có nguồn gốc sinh vật.

Các loại thuốc thuộc nhóm độc tích lũy gồm nhiều hợp chất Clo hữu cơ, các chất chứa Asen, thủy ngân, chì… Các thuốc này có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây nên các biến đổi sinh lý có hại, thậm chí có loại gây rối loạn di truyền.

Các loại thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều đường hư tiếp xúc da, ăn hoặc hít phải thuốc do tiếp xúc trực tiếp hay qua nơng sản, nước uống, khơng khí bị nhiễm thuốc.

Độ độc cấp tính

Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết tắt là LD50 (Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm (thường là chuột bạch), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể. Mỗi loại thuốc có thể

19

có trị số LD50 khác nhau. LD50 vời chuột đực cũng có thể khác với chuột cái. Từ độ độc cấp tính với chuột cũng có thể gây ra cho con người và động vật máu nóng khác.

Liều LD50 của thuốc đối với cơ thể còn phụ thuộc vào cách thức xâm nhập của thuốc vào cơ thể. Cùng một loại thuốc với cúng một cơ thể, khi xâm nhập qua miệng vào đường ruột tác động khác xâm nhập qua da, vì vậy liều LD50 qua miệng cũng có thêr khác liều LD50 qua da. Độ độc cấp tính của thuốc qua đường xông hơi được biểu thị bằng nồng độ gây chết trung bình, viết tắt la LC50 (Letal concentration), được tính mg hoạt chất/m3 khơng khí. Loại thuốc có trị số LD50 hoặc LC50 càng thấp là thuốc độc cấp tính càng cao.

Độ độc mãn tính

Nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng gây đột biến tế bào, kích thích tế báo u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến tế bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau. Các biểu hiện tác hại này phát sinh chậm, do thuốc tích lũy dần trong cơ thể gọi là nhiễm đọc mãn tính. Biểu hiện nhiễm độc mãn tính lúc đầu có thể nhẫm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như da xanh, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ thất thường, cần phải kháng bệnh và điều trị kịp thời.

Phân loại nhóm độc

Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau là các nhóm: Ia (rất độc), gồm cả nhóm Iaa (rất độc) và Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc), IV (rất ít độc)…Ở Mỹ phân chia thành 4 nhóm độc. Ở nước ta tạm thời theo cách phân chia nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhóm độc là nhóm I (rất độc gồm cả Ia, Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc) và nhóm IV (rất ít độc).

Bảng 3.1. Phân Loại Nhóm Thuốc BVTV Dựa trên Mức Độ Độc Hại Phân

nhóm

Mức độ độc hại Tên thuốc Dư lượng

Nhóm I Rất độc Methyl Parathion, Mevinphos, Dimethoate, Carbonfuran, Amitraz.

<0.02 mg/kg

Nhóm II Trung bình Chlorophos, Piriminphos, Pirimicarb, Naled, Methomyl, Methidathion, Lindan,

Fenitrthion, Endosufan

<0.02 mg/kg

Nhóm III Ít độc Pyrethin, Propargit, Pyrethriod,

Malathion, Cyhexatin <0.1 mg/kg Nguồn tin: Nguyễn Minh Hào, 2009

Thuốc hạn chế sử dụng

Ở nước ta và nhiều nước đã quy định cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng đối với các loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây đột biến tế bào hoặc có độ độc cấp tính cao (nhóm I). Theo quy định của Cục BVTV, việck sử dụng các loại thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc chung là:

Chỉ những người đã được huấn luyện hoặc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ chuyên trách BVTV mới được sử dụng thuốc. Khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn ở nhãn chai.

Nhãn thuốc phải ghi thất đầy đủ và rõ rãng về cách sử dụng cho phù hợp với quy định của từng loại thuốc.

Không tuyên truyền, quảng cáo các loại thuốc BVTV bị hạn chế sử dụng.

Độ độc dư lượng

Theo quy định của tổ chức Lương Thực Nơng Nghiệp Thế Giới (FAO) thì dư lượng thuốc BVTV là những đặc thù tồn lưu trong lương thực và thức phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vậtt nuôi do sử dụng thuốc BVTV gây nên. Những chất đặc thù này bao gồm hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu các sản phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với các chất trong thực vật có hại tới sức khỏe con người và động vật máu nống (gọi chung là

21

chất độc). Những chất này có thể tồn tại ở lớp biểu bì (gọi là dư lượng biểu bì) ở trong lớp biểu bì (dư lượng nội bì) hoặc ở ngồi lớp biểu bì ( dư lượng ngoại bì).

Dư lượng này được tính bằng mg hoặc µg (microgam) trong một kg nông sản. Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư lượng tối đa cho phép mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn uống nơng sản đó, mức dư lượng tối đa cho phép có thể quy định khác nhau ở mỗi nước, tùy theo đặc điểm sinh lý, sinh thái và đặc điểm dinh dưỡng của người dân nước đó.

Thời gian cách ly

Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi phun lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt mức dư lượng tối đa cho phép, gọi là thời gian cách ly. Trong thực tế, thời gian cách ly được quy định từ ngày phun lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho người và vật ni, được tính bằng ngày. Thời gian cách ly khác nhau đối với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản đó. Khơng đảm bảo thời gian cách ly có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nơng sản có phun thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)