KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Tình hình sử dụng phân bón
Số hộ nông dân áp dụng phân chuồng, phân vi sinh rất hiếm. Chỉ có một số ít cơng nhân của Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng có ứng dụng kết hợp phân vi sinh và phân chuồng trong quá trình canh tác.
Phần lớn nơng dân hiểu được rằng nếu bón nhiều vơi, phân vi sinh thì sẽ đỡ sâu bệnh, ít bị giảm năng suất và tiết kiệm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, chỉ có 9% nơng dân thực hành theo cách này. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự khan hiếm lao động sản xuất lúa tại địa phương, nơng dân khơng có nhiều thời gian chăm sóc trong khi các sản phẩm vi sinh tốn rất nhiều công lao động buộc nông dân phải tăng cường bón phân hóa học để duy trì năng suất.
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Nông Dân Áp Dụng Các Loại Phân Bón Khác Nhau
Loại phân Số câu trả lời Tỷ lệ (%)
Phân chuồng Phân bón hóa học 0 60 0 91 Phân bón hỗn hợp
(Phân bón hữu cơ và phân bón hóa học)
6 9
Khơng bón phân 0 0
Tổng số 66 100
29
Trong 10 năm trở lại đây, lượng phân bón mà nơng dân áp dụng cho ruộng lúa của mình đã tăng lên đáng kể. Theo giải thích của một số hộ canh tác lâu năm thì ngun nhân có thể là do tình trạng phun thuốc BVTV quá nhiều, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của một số nhãn thuốc trừ cỏ, đã ảnh hưởng nhiều đến độ màu mỡ của đất và khả năng chống chịu, sức đề kháng của cây lúa. Vì thế, nơng dân buộc phải tăng cường lượng phân bón nhằm tăng sức đề kháng cho cây lúa cũng như duy trì và tăng năng suất.
Phân bón là nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sự phát triển lâu dài của cây lúa. Sử dụng nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy cần phải bón phân theo đúng quy định.
Bảng 4.3. Hướng Dẫn Bón Phân của Trạm BVTV Thành Phố Pleiku
Nguồn tin: Trạm BVTV TP. Pleiku, 2009