Thực hiện an toàn khi sử dụng thuốc BVTV Tình hình sử dụng các biện pháp bảo hộ khi phun thuốc

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 47 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.6. Thực hiện an toàn khi sử dụng thuốc BVTV Tình hình sử dụng các biện pháp bảo hộ khi phun thuốc

Tình hình sử dụng các biện pháp bảo hộ khi phun thuốc

Nhiều nông dân tại xã An Phú duy trì những thói quen phun thuốc an tồn như đội mũ, đeo khẩu trang. Họ cũng thường mặc áo mưa, áo dài tay để hạn chế nguy cơ nhiễm độc vùng da lưng.

Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng các Biện Pháp Bảo Hộ Khi Phun Thuốc

Biện pháp bảo hộ Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Mũ 60 91

Khẩu trang 38 58

Áo mưa 28 42

Áo dài tay 21 32

Quần dài 14 21

Găng tay 12 18

Giày, ủng 7 11

Kính mắt 4 6

Khác 0 0

Nguồn tin: Hà Thanh Trí, điều tra tại xã An Phú, tháng 4/2010 Có rất ít nơng dân thực hành đầy đủ tất cả các biện pháp bảo hộ trong mỗi lần phun thuốc. Phần lớn nông dân chỉ áp dụng một vài biện pháp cơ bản như đội mũ, đeo khẩu trang. Thậm chí có tới 38% nông dân không sử dụng bất kỳ phương tiện bảo hộ nào ngồi đội mũ. Nơng dân cho rằng việc trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ sẽ hạn chế khả năng di chuyển, nặng nề và nhanh chóng mệt mỏi. Họ cũng cảm thấy khó chịu, bí thở khi trang bị bảo hộ, nhất là khi đeo khẩu trang, kính mắt. Đáng chú ý là có tới 20% nơng dân khơng thực hiện bảo hộ vì họ khơng thích, lười trang bị hoặc cảm thấy mất thời gian. Do điều kiện ruộng lún nên 12% nông dân được phỏng vấn cho biết họ không bao giờ sử dụng các biện pháp bảo hộ như quần dài, giày và ủng.

Bảng 4.9. Lý Do Nông Dân Không Sử Dụng Các Biện Pháp Bảo Hộ

Lý do không sử dụng bảo hộ Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Ngộp, bí, khó thở 6 24

Nặng nề, mệt. 11 44

Lười, khơng thích,mất thời gian 5 20

Ruộng lún, khó đi 3 12

Tổng 25 38

37

Thực hiện an toàn khi phun thuốc

Đa số nơng dân có thói quen phun thuốc vào buổi sáng vì thời tiết lúc này dịu mát, ít bị say nắng, điều kiện thuận lợi để phun thuốc. Nông dân thường phun thuốc vào khoảng 8 giờ đến 9 giờ sáng. 23% nông dân thực hiện phun vào buổi xế chiều và tối. Theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nơng thì nơng dân khơng nên phun thuốc vào buổi trưa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn cịn số ít nơng dân phun thuốc vào buổi trưa cho biết đó là thời điểm tốt do thời tiết lúc này đã hết sương. Bên cạnh đó, vẫn có hộ phun thuốc khơng theo ngày giờ cố định, thời điểm phun thuốc phụ thuộc vào thời gian nhàn rỗi của nông dân.

Qua điều tra, tỷ lệ nông dân ăn uống, hút thuốc, uống rượu trong quá trình phun thuốc chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn xã An Phú. Đây là một thói quen hết sức nguy hiểm đến sức khỏe. Có tới 11% nông dân đã từng hút thuốc, ăn uống trong quá trình phun thuốc BVTV. Chủ yếu là những nơng dân uống rượu cùng bạn bè sau mỗi ngày lao động. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe khi mà nhiều nông dân cho biết họ vẫn chấp nhận uống rượu sau một ngày phun thuốc BVTV. Nông dân trong vùng coi đó là một thói quen khó bỏ bởi đó là một hoạt động khơng thể thiếu.

Một trong những nguyên tắc an toàn khi phun thuốc là khơng được phép có mặt của trẻ em và phụ nữ tham gia vào quá trình phun thuốc. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy có tới 8% hộ có sự góp mặt của phụ nữ tham gia phun thuốc. Họ trực tiếp phun thuốc do người chồng mất khả năng lao động hoặc phụ nữ là lao động chính.

Khi phun thuốc, do khơng gian thống, thuốc BVTV thường có trọng lượng nhỏ nên chúng sẽ phát tán rất nhanh trong không gian trước khi rơi xuống cây trồng. Nông dân trực tiếp phun thuốc sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe do hít thở phải thuốc BVTV phát tán khi phun thuốc hoặc do bám dính trên bề mặt da. 95% nông dân cho biết họ có quan tâm tới hướng gió, chỉ có 5% nơng dân hơi chủ quan trong vấn đề này khi họ không chú ý nhiều đến việc đi xuôi theo chiều gió khi phun thuốc để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhìn chung, tất cả những nơng dân có và khơng trang bị bảo hộ đều tự tin về hiệu quả của việc phun thuốc xi theo chiều gió của mình. Điều này cho thấy biện pháp thực hiện an tồn khi phun thuốc của nơng dân sơ xài, chưa thực sự nghiêm túc và thiếu quan tâm đúng mức đến sức khỏe bản thân.

Bảng 4.10. Thực Hiện An Toàn Trong Khi Phun Thuốc

Khoản mục Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Thời điểm phun thuốc

Buổi sáng 48 73

Buổi trưa 2 3

Xế chiều 15 23

Thời gian không cụ thể 1 2

Trong quá trình phun có ăn uống, hút thuốc, uống rượu?

Có 11 17

Khơng 55 83

Có phụ nữ, trẻ em đi cùng

Có 5 8

Khơng 61 92

Có quan tâm tới hướng gió khi phun thuốc

Có 63 95

Khơng 3 5

Nguồn tin: Hà Thanh Trí, điều tra tại xã An Phú, tháng 4/2010

Thực hành bảo quản và xử lý thuốc BVTV

Khi phun thuốc, nơng dân mang bình phun trực tiếp đến cửa hàng mua thuốc và đem ngay ra ruộng lúa để phun. 58% nơng dân có thói quen phun hết lượng thuốc đã được mua và không bao giờ đem thuốc dư thừa về nhà do nghĩ rằng việc cất trữ thuốc BVTV trong thời gian dài sẽ làm giảm công dụng của thuốc. Hơn nữa, nếu bảo quản khơng tốt thì nguy cơ nhiễm độc rất cao, đặc biệt là đối với trẻ em.

Trên thực tế thì nhiều nơng dân vẫn cịn giữ thói quen cất giữ thuốc BVTV lộ thiên ở sân vườn, bụi chuối... Biện pháp cất giữ này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tại địa phương đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ em bị ngộ độc, vật nuôi ăn nhầm phải thuốc BVTV. Khơng có trường hợp nào để vỏ chai thuốc dưới nền nhà, bếp ăn, buồng ngủ hoặc treo cao do nơng dân thường khơng tích trữ chai lọ thuốc BVTV trong nhà. Nhìn chung, tỷ lệ nông dân thực hành bảo quản thuốc BVTV tốt vẫn chiếm đa số.

39

Bảng 4.11. Thực Hành Bảo quản và Xử Lý Thuốc BVTV

Nơi cất trữ Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Để dưới đất 0 0 Treo cao 0 0 Bếp ăn 0 0 Buồng ngủ 0 0 Kho chứa 4 6 Khu vực để chai lọ 2 3

Ngoài vườn, bụi chuối 8 12

Chuồng gia súc 14 21

Khác (phun hết thuốc) 38 58

Nguồn tin: Hà Thanh Trí, điều tra tại xã An Phú, tháng 4/2010

Xử lý bao bì sau khi sử dụng

Vấn đề rác thải trong nông nghiệp luôn là thực trạng nhức nhối của nhiều vùng chuyên canh nơng nghiệp. Lượng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV nếu không được xử lý đúng cách sẽ là tác nhân gây hại rất lớn đối với môi trường. Xã An Phú cũng khơng là ngoại lệ khi có tới 50% nơng dân vứt vỏ bao bì bừa bãi ngay tại chính đám ruộng của mình, mương nước chảy hoặc tại các gị ruộng. Khoảng 33% nơng dân đốt bỏ vỏ bao bì thuốc BVTV, biện pháp này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. 17% nơng dân chơn vỏ bao bì tại đống rác chung hoặc đem về chôn tại hố rác gia đình, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường. Việc xử lý rác thải thuốc BVTV cần có quy trình xử lý cụ thể trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này. Kết quả điều tra khơng thấy có trường hợp nào nơng dân sử dụng vỏ bao bì thuốc BVTV để bán phế liệu hay tái sử dụng vào mục đích khác, điều này càng làm tăng thêm lượng rác thải trên đồng ruộng khi các vựa phế liệu không thu mua vỏ chai thuốc BVTV khơng cịn khả năng tái chế. Nhìn chung từ cách xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV cũng cho thấy ý thức của người dân vẫn còn hạn chế, ý thức bảo vệ môi truờng chưa cao

Bảng 4.12. Thực Hành Xử Lý Thuốc BVTV Sau Khi Sử Dụng

Khoản mục Số câu trả lời Tỷ lệ(%)

Xử lý bao bì sau khi sử dụng

Để lại tại đồng, lạch nước, gò 33 50

Đốt bỏ 22 33 Chôn 11 17 Bán phế liệu 0 0 Tái sử dụng 0 0 Khác 0 0 Tổng 66 100

Nếu trong chai còn thuốc

Để dành cho lần sử dụng sau 21 32

Đổ xuống ruộng, suối, kênh 6 9

Bỏ vơ bì, đốt 1 2

Phun hết 38 58

Tổng 66 100

Nguồn tin: Hà Thanh Trí, điều tra tại xã An Phú, tháng 4/2010 Việc cố gắng phun cho hết lượng thuốc dư thừa, không đem về nhà vơ tình đã hình thành thói quen sử dụng thuốc quá liều trong nông dân. 32% nông dân để dành lượng thuốc dư thừa cho lần sử dụng tiếp theo. Tuy nhiên, cũng còn nhiều trường hợp nông dân thiếu ý thức, đổ thẳng xuống ruộng hoặc mương chảy ngay tại ruộng. Thậm chí, nơng dân cịn đốt bỏ ngay cả khi cịn thuốc trong bao bì. Những biện pháp xử lý này thực sự nguy hại tới mơi trường sống và sinh vật.

Tình hình vệ sinh bình phun

Như được trình bày ở bảng 4. , nông dân thực hành khá tốt việc vệ sinh bình phun khi tồn bộ nông dân được hỏi cho biết họ tiến hành vệ sinh bình phun ngay sau khi phun. Điều đáng ngại ở đây là hầu hết nông dân rửa và xả trực tiếp bình phun của mình tại mương chảy, nguồn nước động, tại ruộng... Nó gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước hạ nguồn và môi trường sống của sinh vật trong đồng ruộng. Đáng chú ý là có 18% nơng dân khá cẩn trọng, sau khi rửa ở ruộng xong, họ cẩn thận rửa lại bình phun

41

tại nhà nhiều lần bằng xà phịng pha lỗng để đảm bảo khơng cịn mùi thuốc lưu lại trong bình phun.

Bảng 4.13. Tình Hình Vệ Sinh Bình Phun

Khoản mục Số câu trả lời Tỷ lệ(%)

Tình hình vệ sinh bình phun

Rửa ngay sau phun 66 100

Ít khi rửa 0 0

Không bao giờ rửa 0 0

Tổng 66 100

Nơi rửa bình phun

Ngay tại ruộng, mương chảy 54 82

Rửa ở nhà 0 0

Rửa ở sông suối lạch nước 0 0

Khác(ruộng+ nhà) 12 18

Tổng 66 100

Nguồn tin: Hà Thanh Trí, điều tra tại xã An Phú, tháng 4/2010

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)