Số lần phun

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 45 - 46)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3.Số lần phun

Hầu hết những hộ được điều tra sử dụng thuốc BVTV như một công cụ chính và duy nhất nhằm phòng trừ sâu bệnh cũng như giảm một phần thiệt hại do những loại sâu bệnh này gây ra.

Nông dân tại xã thường có thói quen phun thuốc diệt mầm trước khi xạ khoảng 3 – 4 ngày và phun thuốc diệt cỏ sau khi sạ xong. Nông dân phun thuốc trừ bệnh và thuốc trừ sâu khi thấy dấu hiệu sâu bệnh trên đồng ruộng và thường phun thêm một lần phun ngừa ngay cả khi trên đám ruộng không có dấu hiệu sâu bệnh để hạn chế rủi ro. Thuốc dưỡng lá, trổ đòng được phun định kỳ để giúp cây lúa phát triển tốt. Theo khảo sát trong vụ mùa năm 2009, đa số nông dân phun khoảng 4 lần thuốc các loại trong suốt quá trình canh tác. Số hộ nông dân phun 4 lần/vụ chiếm 53% tổng số mẫu. 18% nông dân phun từ 5 lần/vụ, tỷ lệ này chủ yếu là những nông dân phun thuốc tăng cường để đối phó với tình hình sâu bệnh phát triển mạnh trong ruộng lúa. Chỉ có 20% số hộ phun cố định 3 lần thuốc cả vụ, số hộ phun thuốc 1 lần/vụ và 2 lần/vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất. Có rất ít số hộ thực hành theo hướng dẫn của phương pháp IPM và các chương trình khuyến nông của xã mà chủ yếu là phun thuốc theo thói quen, kinh nghiệm.

Hình 4.3. Số Lần Phun Thuốc BVTV của Nông Dân Xã An Phú

Một nguyên nhân nữa có thể lý giải cho sự tăng cường số lần phun thuốc BVTV của nông dân đó là do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa lớn, áp thấp nhiệt đới và nhiều cơn bão trong năm qua đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất lúa của nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 45 - 46)