Các phương pháp sử dụng thuốc BVT

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 26 - 27)

Có thể sử dụng thuốc BVTV theo nhiều phương pháp, tùy theo dạng thuốc. Các dạng thuốc nước (dung dịch, nhũ dầu, huyền phù nước), các dạng thuốc bột ( hoặc thuốc hạt) thấm nước hoặc hòa tan dùng hòa với nước để phun lên cây, dạng hạt thơ dùng rải xuống đất, có dạng thuốc bột chỉ dùng phun bột.

Có nhiều phương pháp phun thuốc:

Phun mưa: Cỡ giọt mưa có đường kính từ 150-300µ (Micron=1/1000mm). Bơm tay và tất cả các kiểu phun thuốc nước đều có thể dùng để phun mưa. Do giọt nước thuốc phun ra tương đối lớn nên lượng thuốc cần phun cho một đơn vị diện tích phải nhiều, trung bình khoảng 400-600 lít/ha với lúa và rau màu và từ 800-1000 lít/ha đối với cây lâu năm đã lớn.

Phun sương: Cỡ giọt nước thuốc phun ra từ 50-150µ, lượng nước phun thuốc

trung bình 100-200 lít/ha với lúa, rau màu, từ 300-600 lít/ha với cây lâu năm đã lớn. Chỉ có các loại bơm có động cơ mới có thể phun sương.

Phun mù: Cỡ giọt nước thuốc khoảng 50-60 (dưới 50 gọi là soi khí), lượng thuốc

phun từ 5-15 lít/ha và chỉ có thể bơm động cơ có cấu kiện phun mù mới phun được.

Phun lượng cực nhỏ (Ultra Low volume = UTL): Đây là chác phun không dùng

nước mà phun trực tiếp bằng thuốc với lượng cực ít dưới 5 lít/ha. Người ta phải chế những loại thuốc và máy bơm chuyên dùng để phun lượng cực nhỏ. Do hạt thuốc rất nhỏ nên phương pháp này có ưu điểm là thuốc phân bố đều khắp tán lá cây, thuận tiện cho việc phun thuốc với các cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, giá thành thấp (chỉ bằng 50-70% so với phun sương hay phun mưa).

15

Phun và rải thuốc bột, thuốc hạt: tương đối đơn giản và tốn ít cơng hơn nhưng lượng thuốc dùng thường cao hơn 1,5-3 lần so với phun nước. Vì vậy hiện nay người ta có xu hướng chế tạo các dạng thuốc phun nước thay cho phun bột. Phương pháp rảy thuốc xuống đất vẫn cần thiết để phòng trừ các loại sâu hại sống gần mặt đất và một số cỏ dại.

Phương pháp trộn hoặc ngâm giống, hom giống (xử lý giống): chủ yếu để phòng

trừ các nguồn bệnh tồn tại lan truyền qua hạt và hom giống.

Ngồi ra nhiều loại thuốc BVTV cịn dùng xử lý kho để trừ sâu, mọt bằng phun nước và xông hơi, tẩm vào gỗ trừ mối, mọt, dùng ống tiêm xuống lớp đất sâu quanh gốc cây để trừ tuyến trùng và nấm hại rễ.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Việc Sử dụng Thuốc BVTV Trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân Và Chất Lượng Môi Trường Tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)