chuỗi mắt xích liên hồn mang tính nhân quả của nhân loạ
TẬP SAN PHÁP LUÂN 49sáu đối tượng của giác quan)
sáu đối tượng của giác quan)
làm thành 12 xứ. Ở đây ý muốn nhắm đến là do sáu căn tiếp xúc với sáu trần nên xuất sinh nhận thức, sáu căn sáu trần ấy là nơi phát sinh sáu thức, từ đó ta có cái gọi là sáu thức hay là sáu cái biết về đối tượng của chúng.
Sáu xứ được nói trong 12 chi nhân duyên, tức là chỉ cho nhãn căn, v.v... sáu căn trong 12 xứ. Kinh Duyên khởi dạy: “thế
nào là lục xứ? Đó là sáu nội xứ, một là nhãn nội xứ, hai là nhĩ nội xứ, ba là tỷ nội xứ, bốn là thiệt nội xứ, năm là thân nội xứ, và sáu là ý nội xứ, đây là sáu xứ vậy”. Căn cứ vào sự giải
thích về phần vị của Hữu Bộ, sáu xứ này là chỉ cho thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ, thế nhưng chưa đến giai đoạn xuất thai, thai nhi trong thời kỳ ấy, các chi tiết của thân thể đó dần dần hình thành, nghĩa là, nhãn căn, nhĩ căn,... đã kinh qua trưởng thành. Khi sáu căn chưa hình thành, gọi là “danh sắc”, sáu căn hình thành, gọi là sáu xứ.
XÚC
Xúc vốn có nghĩa là tiếp xúc, đụng chạm. Chỉ cho cơ quan cảm giác của con người tiếp xúc với hoàn cảnh khách quan và sự vật ngoại giới. Kinh Duyên khởi
dạy: “Thế nào gọi là xúc? Đó
là sáu xúc chạm thuộc về thân, một là nhãn xúc [sự tiếp xúc của con mắt], hai là nhĩ xúc, ba là tỷ xúc, bốn là thiệt xúc, năm là thân xúc, và sáu là ý xúc, tất cả được gọi là xúc.” Quyển
10, Câu-xá luận nói: “Do căn,
cảnh và thức - ba loại nối kết lại nên xúc phát sinh một cách đặc thù”. Nói như vậy, có nghĩa
là muốn nói đến sự tiếp xúc của cơ quan cảm giác [căn] của con người với hoàn cảnh [cảnh] ngoại giới, với nhận thức và tư duy, v.v... cũng từ đó mà phát sinh sự hoạt động của lý tánh. Những hoạt động lý tánh này đã bao quát trong phạm vi được chỉ ra của “xúc”. Trong Ngũ vị 75 pháp của Tiểu thừa và trong Ngũ vị bách pháp của Đại thừa, “xúc” thuộc về một trong “tâm
sở pháp”, xúc này trỏ vào năng
lực có được một cách tồn diện của tâm thức cảm xúc dành cho sự vật.
50 TẬP SAN PHÁP LUÂN
vị của Tiểu thừa, xúc chỉ cho thai nhi mới vừa ra khỏi bụng mẹ, chỉ cho một loại trạng thái như vậy khi sáu căn đối với sáu cảnh. Giai đoạn lúc bấy giờ hữu tình chúng sinh hãy cịn trong tình trạng trẻ thơ, cho dù sáu căn đối với ngoại cảnh đã được trải qua cảm giác và tri nhận, tuy nhiên, lúc này ý thức vẫn chưa phát triển, cũng vẫn chưa hoàn bị năng lực phân biện của lý tánh, chỉ ở trong giai đoạn cảm tri trực tiếp mà thôi, do vậy, trạng thái ấy được gọi là xúc.
THỌ
Thọ có nghĩa là cảm thọ, lãnh thọ, hay lãnh nạp. Thọ này chỉ cho nhận thức của con người thơng qua hồn cảnh tiếp cận ngoại giới mà dẫn khởi các cảm giác về khổ, vui, v.v... Kinh
Duyên khởi dạy: “Thế nào là thọ? Thọ có ba loại, lạc thọ, khổ thọ và không khổ không lạc thọ, đấy tên là thọ vậy”. Ta thấy, thọ
có thể chia thành ba loại: khổ, lạc và không khổ không lạc thọ. Trong đây, trạng thái bất khổ bất lạc lại được gọi là xả thọ,
tức là chủ thể nhận thức của hữu tình chúng sinh theo giáo lý của đạo Phật. Sự nhận thức của họ đối với môi trường xung quanh sẽ tùy theo tính cách bất đồng của thế giới khách quan mà phát sinh các loại cảm thụ bất đồng. Chẳng hạn, tâm thức sở duyên với các loại khoái lạc của ngoại giới hay là sở duyên với các điều kiện thuận lợi, thì tâm thức sẽ phát sinh ra cảm giác thích thú sảng khối lâng lâng. Ngược lại, khi mà ngoại giới được tâm thức chạm đến lại là hồn cảnh khơng thuận thích, khiến cho tâm thức bị nhận lấy sự bức bách, phát sinh ra cảm giác khó chịu hay bối rối hoặc thống khổ. Hơn nữa, khi mà tâm thức chạm đến hồn cảnh khơng khổ không lạc, lúc bấy giờ sự cảm thọ của tâm thức cũng không khổ không vui, đây là một chủng loại phi khổ phi lạc, được gọi là xả thọ.
Theo học thuyết 12 phần vị của Tiểu thừa, thọ chi trong 12 chi nhân duyên vẫn chỉ cho hữu tình chúng sinh cịn trong tình trạng trẻ thơ, lúc bấy giờ thân và tâm của trẻ ấy đang dần dần trưởng thành, tâm thức manh