KHÔNG GIAN THƠ ☸

Một phần của tài liệu tspl_42_ebook (Trang 65 - 67)

TRUYỀN THƠNG – “HIỆN ĐẠI HĨA” HAY THỪA TIẾP TRUYỀN THỐNG

KHÔNG GIAN THƠ ☸

Ngu Ngơ

Xuân Mộng

● Trúc Khuê

Sống giữa trần gian cát bụi của Ta-bà uế trược, Mặc Không Tử lẩn thẩn, ngu ngơ… mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát, chánh niệm như đã phác họa trong bài thơ Ngu ngơ:

“Nửa đêm

trăng ghé vườn chùa Viết bài thơ

Mộng

lên mùa Xuân phai Ngu ngơ ngõ Trúc trăng cài

Ngu ngơ cỏ lá

hiên ngoài đọng sương.”

Đầu bài thơ, tác giả đã cho ta biết thời gian là lúc “nửa đêm”, không gian là một “vườn chùa”. Cả thời gian và không gian đã vẽ ra một khung cảnh thật thanh tịch và “trăng” đã “ghé” vào nơi thanh tịch ấy. Có khơng ít nhà thơ đã nói về trăng, nhân cách hóa ánh trăng như trong Kiến và Trăng của Trần Mạnh Hảo, trăng đi tìm mắt kiến để làm nơi ẩn mình:

“Kiến con đi đón trăng rằm

66 TẬP SAN PHÁP LUÂN

Trăng to giữa biển giữa trời

Vẫn tìm mắt kiến làm nơi ẩn mình.”

Trăng của Phạm Thư Cưu thì trong trạng thái mộng:

“Một hơm trăng bước lên chùa,

Nghe chuông tỉnh mộng những mùa theo mây.” (Trăng)

Trăng của Thư Cưu đang ở trong cõi mộng, còn chưa tỉnh giấc, nên đến khi nghe được tiếng chng thì mới tỉnh mộng. Cịn “trăng” trong Ngu ngơ của Mặc Không Tử là “trăng” du tử như một thi sĩ lang thang trong cõi mộng mà vẫn giữ được trạng thái hoàn toàn tỉnh thức; “trăng” đã “ghé” vườn chùa giữa cuộc lãng du. Từ “ghé” thể hiện tâm vô cầu, nhưng không hề vô định; bởi “trăng” ghé vườn chùa là để: “Viết bài thơ Mộng lên mùa Xuân

phai”. Thật nhẹ nhàng, thật thanh thoát! Đọc đến đây, ta thấy

“trăng” không chỉ là một thi sĩ mà còn là một Thiền sinh đã thấy sự vô thường và hiểu lý khơng của mn vật. “Trăng” là bóng, là giấc mơ; “trăng” lại viết ra “bài thơ Mộng”; mộng cũng là bóng, là giấc mơ; “bài thơ Mộng” lại được viết lên “mùa Xuân phai”. Mùa chẳng vĩnh tồn vì nó ln ln chuyển như một cái bóng, một giấc mơ. Đã thế, mùa Xuân ở đây đã “phai”. Khoảnh khắc của sự giao thời: “nửa đêm”, “mùa xuân phai”, v.v… cho ta thấy thời gian đều ở trong sự giao chuyển, đổi thay. Tất cả vơ thường, đều khơng tánh, như Shotetsu đã từng nói trong bài Tanka:

“Hoa đào đêm xuân mộng Cũng chỉ là mây bay.”

(Magaishi kumo mo Haru no yo no yume)

Hay Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã nói trong bài Mộng chữ:

“Lật trang xuân, bụi rơi như phấn trắng nghĩa lìa đơi, ý tưởng gãy khúc sầu tim ráo rức, gió lao chao bờ vực nghĩ phận người mây khói đã từ lâu.”

Một phần của tài liệu tspl_42_ebook (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)