6. Bố cục của đề tài
3.4. Trí thức, sinh viên Đại học Đông Dƣơng với phong trào đấu tranh
tranh giành độc lập
Sự phân hóa về khuynh hướng chính trị tư tưởng và sự góp mặt vào các phong trào yêu nước là một diện mạo quan trọng của đội ngũ trí thức được
hình thành từ nền giáo dục đại học Pháp, bên cạnh diện mạo về kinh tế, văn hóa xã hội của họ.
Phong trào đấu tranh của sinh viên Đại học Đông Dương lên cao từ năm 1925-1926, bắt đầu từ sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và lễ truy điệu nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Một loạt các số của báo Đông Pháp đã đăng tin về sự kiện này. Sự việc được mơ tả như sau: “Nhân vì việc học sinh đính băng tang vào mũ và vào cánh tay để tang cụ Phan Chu Trinh, quan Đốc trường Bảo hộ có mắng mấy học sinh ban Tú tài bản xứ và đuổi hai người, nên cả ban rủ nhau bãi học, ở lớp khác cũng có một phần đồng ý theo... Những người khởi xướng ra việc này cũng khá nhiều. Trong số sinh viên lưu trú có 325 người, mà 93 người khơng vào học. Cịn sinh viên tại ngoại tới số 450, mà có 25 người thì khơng đến học ngay từ chiều hơm thứ bảy... Nghe đâu như quan trên đã ra lệnh đuổi hẳn những người nào không đến trường” [13].
Những năm 1923, Bùi Quang Chiêu là một nhà tư sản, đồng thời là một kỹ sư Canh nông tốt nghiệp từ trường Đại học Đông Dương đã đứng ra thành lập Đảng Lập hiến. Đảng này đại diện cho khuynh hướng chính trị mới: khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới ở Việt Nam. Đảng Lập hiến đẩy mạnh hoạt động ở Nam Kỳ đòi hỏi nhà cầm quyền một chế độ báo chí tự do hơn, một địa vị xứng đáng cho người Việt Nam trong các chức vụ chính quyền, một sự đối đãi bình đẳng đối với các cơng chức người Việt, một sự nới rộng các điều kiện hành nghề cho người Việt muốn mở văn phòng luật sư, quyền tự do đi lại ở trong và ngồi xứ Đơng Dương... Đây thực sự là phong trào đấu tranh của trí thức tiểu tư sản lớp trên, trong đó nịng cốt là những người tốt nghiệp đại học Pháp ở Việt Nam vì nó đấu tranh cho quyền lợi thiết thân của họ.
Nhiều trí thức Đại học Đơng Dương cũng tích cực tham gia vào nhóm Nam Phong do Phạm Quỳnh đứng đầu và nhóm Trung Bắc tân văn do Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu. Hai nhóm này chủ yếu hoạt động mạnh trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là báo chí và xuất bản, tuyên truyền văn minh phương
Tây, địi quyền lợi trong khn khổ của chế độ thuộc địa và hướng đến xây dựng một nhà nước Cộng hòa tư sản.
Năm 1927, một số sinh viên xuất sắc của trường Cao đẳng Sư phạm trên cơ sở nhà xuất bản Nam Đồng thư xã đã thành lập một đảng tư sản là Việt Nam Quốc dân Đảng. Đây là phong trào chính trị theo lập trường cách mạng tư sản của giới trí thức mạnh mẽ và quyết liệt. Các lãnh tụ của Đảng gồm: Nguyễn Thái Học vốn là sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm. Nguyễn Khắc Nhu cũng tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, từng làm nghề dạy học. Cịn Phó Đức Chính là kỹ sư Cơng chính tốt nghiệp trường Cơng chính của Đại học Đơng Dương. Nhà xuất bản Nam Đồng thư xã làm cơ quan ngơn luận. Hồ Văn Mịch – một nịng cốt của Nam Đồng thư xã cũng là cử nhân tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Thành phần tham gia Đảng có một số lượng lớn là trí thức, trong đó cơng chức và sinh viên chiếm một lượng khá lớn.
Trước sự khủng bố ráo riết của chính quyền thực dân, Việt Nam Quốc dân Đảng đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp trong biển máu. Các nhà lãnh đạo Đảng đều bị xử tử, nhiều người bị bắt bớ tù đày. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và của Việt Nam Quốc dân đảng đã đánh dấu sự lụi tàn của khuynh hướng chính trị cách mạng tư sản ở Việt Nam. Trí thức của Đại học Đơng Dương cũng tích cực tham gia vào phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
Tân Việt Cách mạng Đảng mà tiền thân là Hội Phục Việt thành lập năm 1925, là một tổ chức cách mạng của trí thức chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và khuynh hướng vô sản. Hội Phục Việt là tổ chức thành lập bởi một số tù chính trị ở Trung Kỳ và một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Hà Huy Tập, Trần Phú cùng các sinh viên xuất sắc của trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai và Phạm Thiều. Tân Việt cách mạng đảng thu hút đơng đảo trí thức tiểu tư sản tham gia. Năm 1929, Đảng chuyển hóa thành một tổ chức cộng sản là Đơng
Dương Cộng sản liên đồn. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, hầu hết các thành viên của Tân Việt đều tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản.
Từ năm 1931-1945, phong trào đấu tranh của giới trí thức phát triển thành cao trào rộng khắp cả nước và trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chính quyền thuộc địa.
Thời kỳ này, có sự nổi lên hoạt động của một nhóm trí thức lớp trên, gồm chủ yếu những người tốt nghiệp Đại học Đông Dương và những người du học từ Pháp về, theo lập trường cách mạng vô sản của Đệ Tứ Quốc tế, cịn gọi là nhóm Tờrốtxki. Các yếu nhân tiêu biểu là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm (kỹ sư Cơng chính), Trần Văn Thạch.... Họ có những đóng góp về lý luận cách mạng vô sản và tố cáo chính sách thực dân của cầm quyền Pháp, đấu tranh chống áp bức của thực dân Pháp trên lĩnh vực tư tưởng, được thể hiện nhiều trên báo chí, mà chủ yếu trên tờ Tranh Đấu (La Lutte) kết hợp đấu tranh trên nghị trường... Nhóm vơ sản cánh hữu này có tư tưởng chống lại Quốc tế thứ ba và Đảng Cộng sản Đông Dương – những người vô sản cánh tả triệt để. Từ đây diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ những người vô sản ở Việt Nam trên lập trường tư tưởng cách mạng vơ sản.
Đại bộ phận trí thức yêu nước có tinh thần dân tộc đều hướng theo tiếng gọi cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều hội sinh viên được thành lập, tham gia vào phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đòi thả các tù nhân cuộc khởi nghĩa Yên Bái, chống thực dân Pháp đàn áp Cao trào Xô viết Nghệ Thĩnh, tham gia cuộc Vận động dân tộc dân chủ (1936-1939) và đấu tranh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945). Nhiều ban nghiên cứu Mácxít được các trí thức thành lập nhằm hoàn thiện lý luận giải phóng dân tộc theo cách mạng vơ sản để chuẩn bị cho cuộc giành chính quyền của dân tộc đang đến gần. Các trí thức như Đặng Thai Mai, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Văn Tố trên cơ sở Hội Truyền bá chữ quốc ngữ đã đưa tư tưởng cách mạng vô sản cùng chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản truyền bá sâu rộng trong nhân dân, nhất là trong bộ phận
những người có học, kéo theo sự thành lập của hàng loạt các Hội của trí thức khác đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thông qua Đề cương văn hóa
Việt Nam được các trí thức theo lập trường của Đảng Cộng sản soạn thảo đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của dân tộc ta với thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hóa, định hướng đời sống văn hóa tư tưởng của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945) cịn nổi lên hai nhóm trí thức là nhóm Thanh Nghị và nhóm Tri Tân. Họ có hai tờ báo đại diện là Thanh Nghị báo và tạp chí Tri Tân đều thể hiện tinh thần yêu nước,
đấu tranh vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc. Các trí thức yêu nước được đào tạo từ trường Đại học Đông Dương cũng tham gia tích cực vào hai nhóm này. Đặc biệt, nhóm Thanh Nghị là nhóm trí thức có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng và tham gia vào cuộc vận động khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các lãnh đạo của nhóm này như luật sư Phan Anh, luật sư Vũ Đình Hịe, luật sư Vũ Văn Hiền... đều là những nhà hoạt động cách mạng nhiệt huyết chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp cơng vào cuộc chuyển giao chính quyền êm thấm và tài tình cho Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám. Sau này họ đều trở thành những nhân vật quan trọng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa thời kỳ đầu xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám thành cơng.
Trong số trí thức theo lập trường vơ sản thời kỳ này, nhiều người trong nằm trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nổi bật lên gương mặt của những trí thức được đào tạo từ Đại học Đông Dương như Nguyễn An Ninh - nhà lý luận cách mạng vô sản, một trong những người đầu tiên phổ biến lý luận Mácxít và Chủ nghĩa Mác- Lê nin một cách bài bản và khoa học vào Việt Nam, Đặng Thai Mai – nhà văn hóa theo khuynh hướng vơ sản, Nguyễn Khánh Toàn – nhà hoạt động cách mạng vô sản xuất sắc, người đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng, Võ Nguyễn Giáp – người sáng lập và tổ chức Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội
Việt Nam, đại tướng nắm vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền và chống ngoại xâm của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng...
Có thể nói, các trí thức của Đại học Đơng Dương đã tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh của toàn dân. Họ tiếp nhận và bộc lộ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, đồng thời tham gia vào đầy đủ các khuynh hướng đấu tranh của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhiều người trong số họ trở thành lãnh tụ của các phong trào yêu nước đại diện cho các khuynh hướng cách mạng.
Được trang bị đầy đủ, chuyên sâu vốn tri thức phương Tây làm phương pháp tư duy, nghề nghiệp và quan trọng hơn là phương pháp và tư tưởng cách mạng, quân sự tiến bộ, ưu việt của phương Tây; được hun đúc lịng u nước, ý chí quyết tâm lật đổ ách thống trị của thực dân giành độc lập dân tộc từ truyền thống và trong phong trào yêu nước đang sơi sục khắp cả nước lúc đó, nhiều trí thức đào tạo từ Đại học Đông Dương đã trở thành những người con ưu tú của dân tộc. Đồng thời, môi trường tập trung của trường đại học là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền các tư tưởng và tập hợp các hành động cách mạng.
Người Pháp cũng từng lo lắng chính những trí thức mà họ dày công đào tạo sẽ là người cầm vũ khí dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại họ, và việc phát triển nhanh chóng tầng lớp trí thức này sẽ làm cho sự thống trị của người Pháp ở Việt Nam mau chóng kết thúc. Trí thức Việt Nam được đào tạo từ trường đại học Pháp đã góp phần làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng; đan xen nhiều luồng tư tưởng cách mạng với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều hoạt động cách mạng theo khuynh hướng chính trị khác nhau. Nhiều nhà hoạt động chính trị tài ba được đào tạo từ Đại học Đông Dương như Nguyễn Khánh Toàn, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Phan Anh, Vũ Đình Hịe... Với vốn tri thức dày dặn, họ đến với phong trào cách
mạng bằng lịng u nước sơi nổi, và thái độ đầy tích cực với cách mạng, với vận mệnh dân tộc. Họ là lực lượng quan trọng làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hay nói cách khác, đội ngũ trí thức này chính là bộ óc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi Việt Minh lên nắm quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945, phần lớn đội ngũ trí thức, dù theo các đảng phái, các quan điểm chính trị khác nhau, đều sẵn sàng tập hợp dưới lá cờ của Việt Minh, bởi tiếng gọi của lòng yêu nước, của dân tộc.
Tham gia nhiệt huyết vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giới trí thức cũng không tránh khỏi những hi sinh, mất mát, trong đó có những khúc quanh của lịch sử khá bi thương. Về một mặt nào đó, lời nhận xét của nhà sử học người Pháp P.Devillers cũng có ý nghĩa nhất định: “Lịch sử đã chứng minh rằng nó được làm ra bởi một thiểu số người, đó là giai cấp trí thức; và rút lại, cái bi kịch đều xoay quanh giai cấp trí thức” [41;54], [31].
Tiểu kết
Chương 3 trình bày về sự hình thành đội ngũ trí thức Việt Nam từ trường đại học Pháp thời thuộc địa. Đội ngũ trí thức này đã hịa vào dịng chảy chung của nền học vấn Việt Nam bằng một con đường mới mẻ: con đường hiện đại hóa ảnh hưởng bởi phương Tây.
Xét về mặt cơ cấu, đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp khơng nhiều vì năm có số sinh viên cao nhất của Đại học Đông Dương cũng chỉ 1.000 người, chưa kể nhiều năm hoạt động của trường bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Đây là những người tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, họ là một trong số ít người được tiếp thu một cách trực tiếp, bài bản vốn tri thức khoa học phương Tây từ trường đại học Pháp. Họ cũng là những người đi đầu trong việc đưa khoa học công nghệ hiện đại ứng dụng vào các lĩnh vực xã hội, là người đại diện cho hàng loạt các nghề nghiệp mới ở nước ta đầu thế kỷ XX.
Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, trí thức, sinh viên của Đại học Đơng Dương tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, là lực lượng đi đầu trong truyền bá tư tưởng mới, khuynh hướng chính trị mới, tham gia trong các đảng phái chính trị và đóng góp tích cực vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành độc lập cho đất nước.
KẾT LUẬN
Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền giáo dục hiện đại Việt Nam thời thuộc địa. Ngồi nhiệm vụ phục vụ cho cơng cuộc thực dân của người Pháp được đặt ra ngay từ đầu khi chính quyền Pháp đầu tư xây dựng giáo dục đại học ở Việt Nam, thì trong 39 năm hoạt động (1906-1945), nhà trường đại học Pháp đã đào tạo được một đội ngũ trí thức có trình độ cao đóng vai trị quan trọng trong cuộc hiện đại hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa phát triển qua 3 giai đoạn lớn. Từ năm 1906-1908: thời kỳ xác lập mơ hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam. Khoảng thời gian từ 1908-1917 là thời kỳ Đại học Đông Dương ngừng hoạt động với tư cách là một đại học đa ngành, chỉ có một số trường thành viên được thành lập trong giai đoạn trước vẫn duy trì hoạt động, nhưng cầm chừng và thu hẹp trong khuôn khổ của từng trường nhỏ. Giai đoạn 1917-1929 đánh dấu sự hoạt động trở lại của Đại học Đông Dương với tư cách là trường đại học đa ngành bắt đầu từ Nghị định ngày 25/12/1918 của Toàn quyền A. Sarraut. Từ năm 1930 đến năm 1945, Đại học Đông Dương hoạt động tương đối ổn định, nhiều trường đại học thành viên như trường Y và trường Luật được xây dựng theo mơ hình trường đại học chính quốc và được cơng nhận ngang bằng về mặt học thuật. Đây là giai đoạn mà nền đại học Việt Nam thực sự mang dáng dấp của nền đại học hiện đại.
Nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ xác lập nền giáo dục đại học hiện đại ở