Về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 61 - 64)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945

2.4.1. Về tổ chức

Từ năm 1929, nhà cầm quyền Pháp đã có thể tổ chức được một số trường đại học và cao đẳng đúng tiêu chuẩn như ở Pháp. Nhằm cổ vũ cho chủ trương này, Toàn quyền R. Robin đã tuyên bố: “Đông Dương đã phải rất tốn kém tạo ra những trường bậc đại học để những người bản xứ có những văn bằng địa phương khơng có, tương đương ở chính quốc, có thể theo học để đảm nhiệm những chức vụ dành cho họ trong những ban, ngành của thuộc địa. Mặt khác, hiện nay Đông Dương đang nghiên cứu tạo cho những người An Nam có những văn bằng bậc đại học ở Pháp một ngạch đặc biệt khơng địi hỏi nhập quốc tịch Pháp. Điều này vừa mới được thực hiện cho những thầy thuốc bản xứ có những học vị Pháp (...). Đặc biệt hơn là đối với trường Luật và Hành chính ở Hà Nội, đã có một dự án quy định cho phép những thanh niên có bằng tú tài đã ghi tên vào trường này được đăng ký vào những khoa của chính quốc và đổi những văn bằng được cấp ở thuộc đia lấy những bằng

tương đương ở chính quốc, theo cách làm đã được chấp nhận cho sinh viên trường Luật ở Pondichéry chẳng hạn”[52;356].

Nhưng trên thực tế, dù được nâng lên làm trường đại học ngang hàng với trường đại học ở chính quốc, thì trường Y, nhất là trường Luật, vẫn không thể đạt tầm như ơng Tồn quyền đã hứa hẹn cũng bởi ngay từ đầu khi phát biểu những lời này dường như ông đã “quên” tham khảo ý kiến Bộ Giáo dục quốc gia Pháp. Ngồi ra, cịn rất nhiều lý do khác, sẽ được nhìn nhận trong hoạt động cụ thể của bậc của giáo đại học từ năm 1930 đến năm 1945.

Theo chủ trương trên, kể từ năm 1932, những nguyên tắc tổ chức bậc đại học ở Pháp được áp dụng ở Đông Dương. Các trường Cao đẳng Luật, trường Thuốc và Bào chế (trường Y) trở thành chi nhánh trực thuộc các trường đại học tương ứng ở Paris. Năm 1941, cùng với trường Khoa học vừa được thành lập, 2 trường cao đẳng trên được đổi tên thành trường đại học.

Nếu như giai đoạn trước (1917-1930), Đại học Đông Dương được tái lập với 9 trường đại học trực thuộc thì sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 số trường trực thuộc đại học này có nhiều biến động. 3 trường trực thuộc đại học này là trường Y, trường Luật và Pháp chính, trường Mỹ thuật có hoạt động ổn định nhất và được chính quyền quan tâm, duy trì và nâng cấp. Năm 1938, trường Mỹ thuật được đổi tên thành trường Mỹ thuật và Mỹ nghệ thực hành Đông Dương trực thuộc Viện Đại học Đông Dương. Trường Sư phạm phải đình giảng năm 1932, năm 1935 thì được cải tổ lại, kéo theo là sự biến mất của Ban Văn học, các ban Khoa học gồm Tốn, Lý, Hóa chuyển về trực thuộc trường Y. Trường Cơng chính đình giảng năm 1931; đến năm 1938 thì mở lại một lớp đào tạo để cấp bằng Cơng trình sư; năm 1944, trường Cao đẳng Cơng chính được mở đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư cơng chính; và dừng hoạt động vào năm 1945. Trường Thú y và trường Dược nằm trong Đại học Y khoa. Trường Nơng nghiệp, Thương mại đình giảng năm 1933. Hai trường này cũng được mở lại sau năm 1935. Năm 1941, thể theo nguyện vọng của giới trí thức Việt Nam, trường Đại học Khoa học được thành lập, hoạt động của trường chưa có

gì đáng kể sau 4 năm thì đình giảng vào năm 1945. (Biểu đồ 2.1). Nhưng có thể nói, giai đoạn 1930-1945, trường Đại học Đơng Dương có bước phát triển về chất. Chương trình đào tạo đại học, thậm chí trên đại học được áp dụng ở một số trường. Chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ sinh viên được nâng cao hơn. Chất lượng bằng cấp cũng được nâng lên một bước.v.v...

Biểu đồ 2.1. Xu hƣớng phát triển của Đại học Đông Dƣơng (1913-1944)

Nguồn: Trần Thị Phương Hoa, “Indochinese University – A Breakup

with the Past”, tr.40-42.

Chú thích: Biểu đồ được biểu diễn trên cơ sở số liệu lưu trữ về Đại học

Đông Dương từ năm 1933-1944 mà Trần Thị Phương Hoa khai thác được, thể hiện quan điểm nghiên cứu riêng của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)