Đại học Pháp ở Việt Nam trong những năm 1939-1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 70 - 88)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945

2.4.3. Đại học Pháp ở Việt Nam trong những năm 1939-1945

Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh rất đặc biệt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và phong trào giải phóng dân tộc đang rầm rộ. Giai đoạn này Pháp chú trọng vào sự phân hóa trong giáo dục: tổ chức lại các trường cao đẳng, đại học ở Đông Dương theo đúng mơ hình của Pháp, qua đó đào tạo một giai tầng “thượng lưu bản xứ” thân Pháp, phục vụ và trung thành với Pháp.

Cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Nhật chiếm cứ châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1940, nước Pháp chính quốc rơi vào vịng kiểm sốt của phát xít Đức; tháng 9 năm 1940, Việt Nam - thuộc địa của Pháp cũng bị phát xít Nhật khống chế. Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung, lúc này, rơi vào tình thế biệt lập với chính quốc, chính quyền thực dân Pháp tại đây phải tự xoay sở trong khả năng của mình căn cứ vào tình hình cụ thể.

Hồn cảnh lịch sử đặc biệt đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến giáo dục đại học ở Việt Nam. Cụ thể là sự liên kết với các trường đại học ở chính quốc của trường Đại học Đơng Dương gặp khó khăn do chính sách cai trị của Nhật ở

Việt Nam và sự khống chế con đường trên biển Thái Bình Dương của phát xít trong khi tình trạng chiến trường ở Mặt trận phía Tây ngày càng gay cấn.

Mặt khác, phát xít Nhật cũng tranh giành ảnh hưởng với Pháp tại Việt Nam, củng cố ảnh hưởng của thuyết Đại Đơng Á tại Việt Nam. Trong hồn cảnh đó, thực dân Pháp ở Đơng Dương nhận thức sâu sắc nhất vai trị của việc phát huy tối đa ảnh hưởng văn hóa Pháp ở xứ thuộc địa, coi văn hóa là một cơng cụ hữu hiệu nhất mà họ có trong tay khi quyền lực chính trị ở xứ thuộc địa đã gần như bị Nhật tước đoạt, quyền lực kinh tế bị gián đoạn do sự kiểm soát của Nhật và do chiến tranh. Thực dân Pháp càng cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng và lơi kéo bộ phận trí thức bản xứ, biến họ trở thành lực lượng tại chỗ thân cận, trung thành và cần thiết, giúp đỡ người Pháp tranh giành ảnh hưởng với phát xít Nhật và ủng hộ thực dân Pháp trong cuộc “âm thầm chuẩn bị” cho kế hoạch lật đổ phát xít Nhật khi có thời cơ.

Chúng tơi chưa được tiếp cận với nguồn sử liệu nào khẳng định có sự ra đời và hoạt động của trường đại học của Nhật ở Việt Nam thời kỳ này, nhưng chắc chắn, ảnh hưởng của tư tưởng Nhật Bản cùng sự cai trị của người Nhật đã khiến thực dân Pháp phải có đối sách trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Sự “nằm im chờ thời” về mặt chính trị và “ngấm ngầm cạnh trạnh” về mặt văn hóa của thực dân Pháp được biểu hiện bằng sự đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học Pháp. Nhờ vậy, nền đại học thuộc địa ở Việt Nam được tiến hành tổ chức lại, trở nên tương đối hồn chỉnh và thực sự mang tính chất của nền giáo dục đại học hiện đại.

Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là giai đoạn duy nhất trong lịch sử hoạt động, trường đại học Pháp ở Việt Nam hoạt động một cách tương đối độc lập, tự chủ với chính quốc do điều kiện chia cắt của chiến tranh nhưng vẫn đạt được những bước tiến nhất định, nhất là trong việc nâng cấp một số trường lên trình độ đại học, ngang hàng với chính quốc để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ khi khơng có nguồn nhân lực chất lượng cao được bổ sung từ chính quốc

và nhằm bảo đảm việc học hành của con em thực dân Pháp vì tình thế chiến tranh nên khơng thể về Pháp học lên được.

Trên cơ sở tổ chức giáo dục được ổn định từ trước, rút ra những kinh nghiệm thất bại và thành công của hai cuộc cải cách giáo dục (vào các năm 1906 và 1917), giai đoạn này, nhà cầm quyền Pháp đã có những sửa đổi tương đối phù hợp. Họ đã thể chế hóa bậc tiểu học, cải tiến một bước nội dung và chương trình giảng dạy ở trung học, nhờ đó tạo nguồn đầu vào phong phú và có chất lượng ngày càng cải thiện cho việc củng cố và mở rộng bậc cao đẳng và đại học... Nhờ vậy đã làm cho nền giáo dục Việt Nam được cân đối, hài hòa, ngày càng đi đến hồn chỉnh và ở một số mặt đã đạt trình độ hiện đại lúc đó. Tuy nhiên, vì là một nền giáo dục do chính quyền thực dân xây dựng nên nó vẫn mang tính hai mặt, mà mặt tiêu cực là phục vụ cho quyền lợi lâu dài của chủ nghĩa đế quốc Pháp bộc lộ trong nội dung và kết quả đào tạo từ tiểu học cho đến trung học và cả đại học.

Báo cáo của quyền Giám đốc Nha học chính lên Tồn quyền Đơng Dương ngày 17 tháng 8 năm 1939 khẳng định vai trò của giáo dục “nhằm đào tạo những kỹ thuật viên cần thiết cho nền kinh tế, xã hội và hành chính của Đơng Dương và tạo nên ảnh hưởng của văn hóa Pháp ở Đơng Á”. Cũng trong bản báo cáo này, Giám đốc học chính đã coi trường Đại học Đơng Dương là một mơ hình đại học hồn chỉnh và xứng đáng với tên gọi của nó. Ngồi ra, các trường cao đẳng khác như Cao đẳng Mỹ thuật, Nông Lâm, Cơng chính cũng đã được tổ chức lại và đi vào hoàn thiện.

Bị cuốn hút vào quỹ đạo chung của cuộc cạnh tranh văn hóa và ảnh hưởng chính trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học cũng ít nhiều bị điều chỉnh. Những nội dung “Công cuộc cách mạng quốc gia” cùng khẩu hiệu “Cần lao, Gia đình, Tổ quốc”, hoặc chủ trương “Pháp Việt phục hưng”... đều được quán triệt đưa vào chương trình học.

Do điều kiện chiến tranh, nhiều giảng viên đại học có trình độ ở chính quốc đã lưu trú khá lâu tại Đông Dương. Sự gắn bó với thuộc địa, phần nhiều

do chưa thể trở về chính quốc đã bị phát xít chiếm đóng và tình hình chiến sự tại Tây Âu quá căng thẳng, đã khiến họ đầu tư nhiều tâm huyết hơn vào sự nghiệp giáo dục đại học ở thuộc địa. Phần lớn giảng viên thuộc ngạch địa phương đã lưu trú tương đối lâu (từ 12 đến 30 năm) trong khi những thạc sĩ trẻ tuổi ở các khoa thích đi một đường vịng nhanh chóng sang thuộc địa (1 đến 3 năm) trước khi trở về một trường đại học ở chính quốc. Đặc biệt, nhóm nổi lên trong thử thách của cuộc Đại chiến là nhóm được thưởng “nhiều huân chương” nhất của đội ngũ giảng dạy: 18 người. Trong số 18 người được tuyên dương, 12 người được Bắc đẩu bội tinh hạng năm hay hạng tư, nhiều người được huân chương Chữ thập chiến tranh, Cành cọ hàn lâm, không kể những huân chương khác của Đông Dương [52;292-293].

Giai đoạn này, chính quyền Pháp bắt đầu mở cửa cho một số người Việt được trở thành giảng viên của một số trường cao đẳng. Điển hình là trường hợp Thalamas nhân danh Giám đốc công vụ đã dấn bước đến cùng, bảo vệ một ứng cử viên nữ Việt Nam (Hoàng Thị Nga) vào chức vị giáo sư vật lý ở trường Đại học Hà Nội (Y khoa) trước sự cạnh tranh với một người Âu. Hoàng Thị Nga là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí giảng viên tại trường Đại học Đông Dương.

Ngày 24 tháng 6 năm 1939, Giám đốc Học chính ra nghị định trường Y và trường Luật trực thuộc các trường Đại học tương ứng ở Paris về mặt chuyên môn.

Năm 1941, Pháp cho thành lập một kí túc xá khang trang cho sinh viên Đại học Đông Dương, gọi là Đông Dương học xá.

Năm 1941, Tồn quyền Đơng Dương ra sắc lệnh ngày 26 tháng 7 và Nghị định ngày 5 tháng 9 về việc thành lập một trường Cao đẳng Khoa học ở Hà Nội. Trường này được tổ chức theo đúng mơ hình trường Khoa học Paris nhằm đào tạo các chứng chỉ Cử nhân Khoa học gồm có Cử nhân Tốn, Cử nhân Lý Hóa và Cử nhân Vạn vật. Trường Đại học Đơng Dương chỉ cịn thiếu Cao đẳng Văn khoa thì thành một trường đại học đầy đủ như ở Pháp.

Nghị định thành lập trường chỉ đề ra kế hoạch tổ chức nhà trường mà chưa quy định sẽ dành bao nhiêu kinh phí từ ngân sách Đông Dương cho nhà trường. Dư luận Bắc Kỳ đã rất hoan nghênh việc thành lập trường Cao đẳng Khoa học ở Hà Nội: “Việc mở trường Cao đẳng Khoa học ở Đông Dương giữa lúc này thực là một việc rất ích lợi và hợp thời... Thế là từ nay, các sinh viên Việt Nam ta muốn học về các mơn khoa học khơng cịn phải sang tận chánh quốc mới giật được một mảnh bằng cử nhân hoặc tiến sĩ về khoa học” [57].

Chương trình của trường chia làm 3 khoa: Toán, Vật lý, Tự nhiên. Tuy nhiên ở trường Hà Nội, mỗi khoa chỉ dạy một hoặc hai mơn: thí dụ về khoa Tốn thì chỉ có mơn Tốn đại cương, Khoa Vật lý chỉ có Hóa học đại cương và SPCN (Physique, Chimie, Histoire naturelle).

Những sinh viên muốn vào học khoa Vật lý đều phải có đồng thời các chứng chỉ Tốn, Lý, Hóa đại cương. Những người muốn học về một trong ba khoa: Động vật học, Thực vật học hoặc Địa chất học thì ngồi chứng chỉ Lý, Hóa đại cương cịn phải có chứng chỉ Sinh đại cương. Cịn những sinh viên theo học Lý, Hóa, Sinh (P.C.B) thì cũng phải có cả 3 chứng chỉ Lý, Hóa, Sinh đại cương.

Trường này không sản xuất một bằng Cử nhân Tốn nào cả mà chỉ có một vài Cử nhân Khoa học Lý Hóa hay Vạn vật. Trong thời gian này, quy định muốn có bằng Cử nhân giáo khoa Toán học, sinh viên phải có 3 chứng chỉ là Tốn học đại cương, Cơ học thuần lý và Vi tích phân tốn học. Và vì trường khơng dạy chứng chỉ Vi tích phân tốn học nên khơng có một người nào tốt nghiệp Cử nhân Toán tại Đại học Hà Nội trước năm 1945. Do đó, những người muốn có văn bằng Cử nhân Tốn, phải sang Pháp học chứng chỉ Vi tích phân tốn.

Cử nhân giáo khoa Lý Hóa gồm có các chứng chỉ Tốn Lý Hóa, Vật lý đại cương và Hóa học đại cương.

Cử nhân Vạn vật gồm có chứng chỉ Lý Hóa Nhiên (SPCN), Thực vật học đại cương và Địa chất học. Lúc này chưa mở chứng chỉ Sinh học đại cương.

Có 3 bộ Cử nhân như sau:

Cử nhân giáo khoa Lý Hóa : MPC (Tốn Lý Hóa – Mathématiques, Physique et Chimie), Vật lý đại cương (Physique générale), Hóa học đại cương (Chimie générale).

Cử nhân giáo khoa Vạn vật: SPCN (Science Physique, Chimie et Naturelle), Thực vật đại cương (Botanique générale), Khoáng vật đại cương (Minéralogie générale - có thể thay bằng Sinh vật đại cương - Biologie).

Cử nhân giáo khoa Toán: Toán đại cương (Mathématiques générales), Cơ học thuần lý (Mécanique rationnelle), Vi tích phân tốn (Calcul différentiel et intégral).

Những người có bằng cử nhân giáo khoa được phép dạy tại các trường Trung học Đệ Nhị cấp mà không cần tốt nghiệp tại Đại học Sư phạm.

Sinh viên có 3 chứng chỉ không vào bộ trên được cấp bằng Cử nhân Khoa học tự do. Thí dụ có Tốn đại cương, Cơ học thuần lý và Vật lý đại cương thì gọi là Cử nhân Khoa học tự do (Licence ès Sciences Libres).

Trường Cao đẳng Khoa học Hà Nội chỉ đào tạo được Cử nhân Lý Hóa hoặc Vạn vật. Những sinh viên nào muốn có bằng Cử nhân Tốn sau khi đã có các chứng chỉ Tốn đại cương và Cơ học thuần lý thì sang Pháp học tiếp chứng chỉ Vi tích phân tốn học.

Nếu chỉ có Tốn cơ học và Vật lý thì khơng gọi là Cử nhân, phải thêm hoặc Vi tích phân tốn tức 4 chứng chỉ thành Cử nhân giáo khoa toán hoặc thế chứng chỉ Hóa học đại cương thành Cử nhân giáo khoa Lý Hóa.

Như vậy, thời Pháp thuộc từ năm 1945 trở về trước, việc học của trường Cao đẳng Khoa học khơng hồn tồn đầy đủ.

Trường Khoa học thời Pháp thuộc có 4 chứng chỉ dự bị: Tốn đại cương; Tốn Lý Hóa (MPC); Lý Hóa Nhiên (SPCN) dùng cho các bằng Cử nhân; Khoa học PCB (Physique Chimie Botanique) dùng để vào trường Y khoa.

Các giáo sư ở trường này thường có văn bằng tiến sĩ hay thạc sĩ từ Pháp sang giảng dạy. Trước khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, khơng có một giáo

sư Việt Nam nào dạy ở trường Cao đẳng Khoa học trừ Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nhưng chỉ được chức Giảng sư vì ơng chỉ có bằng thạc sĩ và theo cách tổ chức của Pháp, ông chỉ đủ tư cách dạy trung học.

Các bài giảng trong lớp thường theo lối diễn văn. Nhưng thực tế, vì việc học và việc thi khơng giống nhau, lúc học thì học tồn lý thuyết, lúc thi thì làm Toán cho nên kết quả thi của trường Khoa học thường rất kém.

Giáo sư các mơn Tốn, Vật lý hoặc Hóa học chỉ giảng lý thuyết sau đó các phụ tá giáo sư (Giảng nghiệm viên hoặc Giảng nghiệm trưởng) chỉ có bằng Cử nhân, dạy thực tập hoặc làm các bài tập. Mỗi năm bài thi tốt nghiệp một chứng chỉ thí dụ như Tốn đại cương được thi hai lần và thi 2 buổi mỗi buổi 4 giờ, thường thì cho một bài Tốn lớn từ đầu đến cuối, nếu làm trật câu đầu thì hỏng ln cả bài.

Tỷ lệ thi đậu của các chứng chỉ ở trường Khoa học chiếm khoảng 5 đến 30%. Thậm chí, có nhiều kỳ thi khi ra bảng, khơng có ai đậu cả. Các chứng chỉ trong trường Cao đẳng Khoa học ngành Vạn vật học (Sciences Naturelles) tương đối có tỷ lệ đậu cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp từ 10 đến 40%. Như vậy, trường Cao đẳng Khoa học có tỷ lệ đậu thấp nhất trong tất cả các trường đại học.

Tuy vậy, nhờ quy chế chặt chẽ, tuyển chọn cẩn thận, sinh viên là những người có kiến thức vững vàng từ trung học trở lên, lại được đào tạo chu đáo nên năng lực các kỹ sư ra trường không kém những người được học tập từ Pháp về. Sau khi bậc trung học được củng cố, số lượng sinh viên hàng năm vào các trường cao đẳng và đại học đều tăng. (Xem Bảng 2.5).

Tháng 10-1941, chính quyền thực dân đổi trường Kiêm bị Y dược Đông Dương thành trường Đại học Y Dược, sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng bác sĩ Y khoa và dược sĩ cao cấp Đông Dương. Cũng năm này, đổi trường Cao đẳng Luật khoa thành trường Đại học Luật khoa Đông Dương.

Tại trƣờng Đại học Luật, chương trình học sau mấy lần sửa đổi nay

Vài năm sau khi trường Đại học Luật được thành lập, khóa học về Luật Đơng Dương được tổ chức cho các sinh viên đã có bằng Cử nhân Luật học. Chương trình học dồn vào một năm gồm có Luật cai trị Đơng Dương, Dân luật, Hình luật, và luật tố tụng Việt Nam cùng kinh tế Đơng Dương. Học xong chương trình Luật khoa Cử nhân, sinh viên Luật mới bắt đầu học các chuyên ngành: Cơng pháp hay Cơng dân pháp gồm có Luật Hiến pháp, Luật Cai trị, Luật Quốc tế; Tư pháp gồm Dân luật, Hình luật, Luật Thương mại...; Kinh tế học và Luật La Mã cùng Lịch sử Pháp luật. Mỗi ngành học riêng để thi lấy bằng Cao đẳng Luật học (thi vấn đáp). Thí sinh bắt buộc phải có hai bằng Cao đẳng Luật học (trong bốn bằng kể trên) thì mới được trình bày luận án để lấy bằng Luật khoa tiến sĩ [43]. Năm 1941, Trường Cao đẳng Luật khoa được nâng cấp thành Đại học Luật khoa Đông Dương để đào tạo thêm sinh viên bậc tiến sĩ Luật với hai chương trình Cao học Tư pháp và Cao học Kinh tế, và tiếp tục hoạt động cho đến khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945 thì tạm ngưng [42].

Hàng năm có một vị giáo sư được cử sang Việt Nam trông nom các kỳ thi và kiểm soát cách giảng dạy ở trường Luật Hà Nội. Văn bằng Luật khoa cử nhân cũng do trường Đại học Paris cấp cho sinh viên tốt nghiệp ở Hà Nội. Cũng như ở Pháp, giáo sư trường Luật Hà Nội chọn trong các tiến sĩ Luật có ba bằng Cao đẳng Luật học và đã qua một kì thi chun mơn rất khó ở Paris.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)