Đại học Đông Dương là con đường và trung tâm trực tiếp truyền bá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 104)

6. Bố cục của đề tài

3.3. Vai trị của trí thức Đại học Đơng Dƣơng với cuộc hiện đại hóa ở Việt

3.3.1. Đại học Đông Dương là con đường và trung tâm trực tiếp truyền bá

truyền bá tư tưởng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam

Truyền bá tri thức phương Tây qua đào tạo đại học là con đường dung hợp văn hóa phương Tây vào văn hóa Việt Nam trực tiếp nhất. Người Pháp đã nhận thức điều này từ rất sớm. Từ năm 1890, họ đã có ý tưởng thành lập trường đại học ở Việt Nam, trước tiên họ nghĩ đến ở Sài Gịn, sau đó sẽ là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ XX [52;114-116].

Tiếng Pháp chính là con đường để tất cả những ai là người Việt Nam muốn hội nhập vào nền văn hóa Pháp một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ giảng dạy bắt buộc và duy nhất tại bậc đại học được Tồn quyền Đơng Dương ấn định từ Nghị định 1514a ngày 16/5/1906. Và tại bậc đại học, tiếng Pháp có hàm lượng học thuật cao để truyền bá tri thức khoa học chuyên sâu một cách trực tiếp đến những người Việt đã thông thạo tiếng Pháp từ bậc phổ thơng. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến những người này càng trực tiếp, đậm đặc và có chiều sâu.

Đại học Đơng Dương tạo điều kiện cho Việt Nam liên hệ với Pháp và các nước phương Tây một cách trực tiếp, chặt chẽ, chịu ảnh hưởng sâu sắc, trước hết là trên phương diện học thuật.

Trong tác phẩm Đông Kinh nghĩa thục, Nguyễn Hiến Lê đã ghi lại bằng những dòng “tương đối ngộ nghĩnh” về sự “ngạc nhiên đến lúng túng” của các nhà Nho tham dự buổi giảng bài tại Đại học Đông Dương năm 1907 khi các giáo sư nhắc đến việc tìm hiểu qua “thư viện” [25;76]. Với sự ra đời của các trường cao đẳng, đại học, sinh viên Việt Nam được biết đến khái niệm “thư viện”; phương pháp học tập, những học thuyết, lý thuyết mới được giới thiệu trên bục giảng hay được đề cập đến ở bất cứ nơi nào đều có thể tìm hiểu, lý giải, học tập qua tài liệu thư viện. Những sách báo, tài liệu từ phương Tây hiện đại được chuyển về các thư viện ở các trường đại học, ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, cho phép sinh viên Việt Nam thông thạo tiếng Pháp có thể đọc và tiếp thu trực tiếp các tri thức khoa học – vốn quý của phương Tây.

Chưa kể, phịng thí nghiệm được thiết lập và sử dụng cho các sinh viên khoa học thực hành, các phương pháp nghiên cứu thực tế được cung cấp, cho phép họ tiếp nhận trực tiếp các phương pháp mới mẻ của khoa học thực nghiệm, mà nền học vấn Nho giáo chưa bao giờ có.

Nền triết học Tây phương, mà trong đó có chủ nghĩa duy vật biện chứng, học thuyết Macxít được truyền bá vào Việt Nam và được hấp thụ bởi những trí thức ưu tú đầu tiên ( tiêu biểu là Nguyễn An Ninh, Trần Đức Thảo...). Nền khoa học Tây phương được giảng dạy tại bậc đại học với các bộ mơn mới như Tốn học, Lý học, Hóa học, Sinh học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Luật học, Kinh tế học... Những lý thuyết mới, phương pháp nghiên cứu mới được cập nhật trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nền Y học phương Tây được giảng dạy và áp dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nghệ thuật phương Tây song hành cùng nghệ thuật ứng dụng được đào tạo tại Cao đẳng Mỹ thuật. Các kỹ nghệ phương Tây được giảng dạy trong trường Cơng chính, Nơng lâm, Y Dược, các trường Kỹ nghệ

thực hành... Lý thuyết kinh tế, các kỹ năng kinh doanh được giảng dạy trong trường Thương mại. Nền học vấn phương Tây được giảng dạy và ứng dụng. Kỹ nghệ văn minh phương Tây được đưa vào các lĩnh vực đời sống Việt Nam.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo chương trình đại học của chính quốc. Nhất là từ năm 1932, Tồn quyền Đơng Dương cho phép áp dụng trực tiếp mơ hình giáo dục đại học ở Pháp cho các trường Y và Luật. Các trường này có mối liên hệ trực tiếp với trường đại học ở chính quốc, khơng chỉ ở chương trình và mơ hình đào tạo mà hàng năm đều có giáo sư tại trường đại học Pháp sang chấm thi và xét tốt nghiệp cho sinh viên. Bằng cử nhân của các trường này được nhà cầm quyền cơng nhận có giá trị tương đương với bằng cử nhân bên Pháp. Trường Luật được đào tạo bậc trên đại học. Cả hai trường Y, Luật, sau khi tốt nghiệp, đã trải qua kì sát hạch, cử nhân đều có thể đăng kí học tiếp ở trường đại học chính quốc ở bậc học cao hơn.

Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 đã thực sự trở thành vườn ươm các nghệ sĩ của Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các giáo sư là những họa sĩ nổi tiếng, tài năng, được giải thưởng Khôi nguyên La Mã và nhiều giải thưởng mỹ thuật quốc tế khác như Điêu khắc gia Evarist Jonchère (1892-1956) nhận giải thưởng Roma 1925, giải thưởng Đông Dương 1932; Kiến trúc sư Emest Hébrad nhận giải thưởng Roma 1904,v.v... Đội ngũ giảng viên được Hiệu trưởng Tardieu tuyển chọn kỹ lưỡng từ chính quốc. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng thường xuyên cử các họa sĩ, các sinh viên xuất sắc tham dự các triển lãm hội họa nổi tiếng ở châu Âu như: Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931 với sự tham gia đông đảo các họa sĩ Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thăng Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân - thế hệ họa sĩ và điêu khắc gia này đã đi vào lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ. Hoạt động

đào tạo của trường đã cho phép các sinh viên và các họa sĩ Việt Nam tương tác trực tiếp với hội họa phương Tây.

Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam đã mang đến khơng chỉ mơ hình mà cịn cả một hệ thống lý luận giáo dục mới của Tây phương. Đó là những lý luận chính trị chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản ít nhiều được ẩn hiện trong chương trình học dù bị thực dân hạn chế vì mưu đồ chính trị. Đó là những lý luận về xây dựng và giáo dục con người mới, về nhân sinh quan và lý tưởng con người và những triết lý sâu sắc về văn hóa nhân loại. Chẳng hạn, trong giáo dục con người mới, giáo dục thời kỳ này ủng hộ quan điểm của nhà triết học kinh viện Érasme (1469-1536) đó là đề cao giá trị nhân bản [27;69- 70]: đạo đức cao quý nhất trong một xã hội văn minh là tuân theo chiều hướng, thỏa mãn các yêu cầu chân chính, lành mạnh, bẩm sinh trong con người... ta sinh ra trên đời trần thế và khơng u chuộng gì hơn một cuộc đời thanh nhàn, đầy lạc thú vật chất cũng như tinh thần. Con người cần được rèn luyện cả trí dục lẫn đức dục, và sử dụng Văn học làm nịng cốt.

Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà mơn Văn học Pháp rất được chú trọng, qua đó cũng nhằm phát huy ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Qua văn học Pháp, sinh viên có thể hiểu cách cấu tạo và phát triển của tư tưởng mới. Chính sự chú trọng này là điều kiện vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng rộng lớn trên lĩnh vực văn học ở Việt Nam. Ngoài ý đồ thực dân, chương trình Văn học được dạy kỹ càng tại các trường đại học kể cả các trường kỹ thuật đã tạo cho các sinh viên, sau này là các trí thức có tâm hồn văn chương ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp, lối sống Pháp, nhiều người trong số họ đã trở thành những trí thức đi đầu trong phong trào hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Thành quả của cuộc hiện đại hóa nở rộ trong những năm 30 của thế kỷ XX với sự ra đời của Thơ mới, Tiểu thuyết hiện đại và hàng loạt các thể loại mới trong văn học Việt Nam nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. Đầu thế kỷ XX đến năm 1945, giai đoạn văn học nằm trọn vẹn trong thời Pháp thuộc lại được đánh giá và thực sự đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, mang tính

đột phá trong lịch sử văn học Việt Nam với hàng loạt các tên tuổi và tác phẩm có giá trị, thậm chí được ghi vào lịch sử văn học thế giới. Một nhà văn trong số đó phải được kể đến chính là nhà văn Vũ Trọng Phụng, dù ông không được đào tạo từ trường đại học Pháp nhưng những ảnh hưởng văn học Pháp, đặc biệt là trường phái văn học hiện thực, rất sâu sắc đã làm nên những thành công vang dội của ông được thế giới ghi nhận. Ông được coi là tác giả văn học Việt Nam duy nhất mà sau này tác phẩm được giảng dạy ở phương Tây.

Mặt khác, triết lý giáo dục Tây phương đề cao chương trình giáo dục tồn diện: trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và xã giao, vệ sinh. Thậm chí, người Pháp cịn có ý định thành lập một trường cao đẳng thể dục ở Việt Nam. Đồng thời chỉ ra rằng, người học phải học mọi nơi, mọi lúc nhưng phải học mà vui, vui mà học, bên cạnh học ở sách vở thì phải học ở thực tế, học ở người, mỗi người thầy sẽ dạy một chuyên môn nhất định.

Do đó, sự ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây đối với các trí thức, sinh viên Đại học Đông Dương trước hết là về cách thức tư duy. Đó là cách tư duy phương Tây, duy lý và được hỗ trợ bởi triết học, hệ giá trị thẩm mỹ, thành tựu của khoa học thực nghiệm cùng văn minh vật chất Tây phương. Giáo dục đại học cho phép đào tạo trí thức trở thành những nhà chun mơn giỏi, có cách tư duy độc lập theo từng chuyên ngành đào tạo, có cách thức làm việc trí óc đặc thù ngành nghề; đồng thời có phương pháp nghiên cứu, phương pháp luận khoa học mới. Trường Sư phạm, Cao học Đông Dương, Cao đẳng Khoa học Đông Dương cùng Viện Viễn Đông Bác Cổ và các viện nghiên cứu khoa học tự nhiên khác đã mang đến tri thức chuyên sâu và phương pháp nghiên cứu khoa học phương Tây cùng các trường phái triết học như là những phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở Việt Nam, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đội ngũ các nhà khoa học.

Phương pháp luận, cách thức tư duy mới chính là giá trị quan trọng hàng đầu mà Đại học Đơng Dương đã đem lại cho các trí thức được đào tạo từ đó.

Và đây cũng chính là đóng góp cơ bản của Đại học Đơng Dương cho cuộc hiện đại hóa Việt Nam thời thuộc địa: đào tạo ra những “người Việt Nam hiện đại ưu tú”.

3.3.2. Đại học Đơng Dương – cái nơi đào tạo đội ngũ trí thức Tây học có trình độ cao – lực lượng tiên phong trong cơng cuộc hiện đại hóa nước nhà

Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thể hiện tham vọng của thực dân Pháp muốn xác lập ảnh hưởng tuyệt đối về chính trị, văn hóa, tư tưởng thơng qua việc đào tạo lớp trí thức trình độ cao này. Chủ nghĩa thực dân về văn hóa được áp đặt vào dân tộc Việt Nam thì bắt buộc nó phải nằm trong quỹ đạo của dân tộc ta. Nếu như giới nho sĩ trước kia thể hiện thái độ cự tuyệt văn minh phương Tây, như một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận xét: Chủ nghĩa thực dân như một chậu nước bẩn mà họ hắt đi, nhưng họ quên mất rằng trong chậu nước bẩn đó có “chú bé Hài đồng” là văn minh kỹ thuật phương Tây. Vì thế đã hắt đi một cơ hội quan trọng [14;38], thì cơ hội quan trọng đó đã được giới trí thức Tân học tận dụng triệt để, để hiện đại hóa mình, rồi biến mình làm nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ cuộc hiện đại hóa của cả dân tộc.

Cơ hội tiếp xúc trực tiếp với văn hóa nghệ thuật Pháp đã thổi bùng lên trong họ khát vọng hiện đại hóa mạnh mẽ. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, một cây bút tên tuổi của nhóm Thanh Nghị, Đinh Gia Trinh, đồng thời là cựu sinh viên trường Đại học Luật Đơng Dương, đã phản ánh tâm trạng của giới trí thức đương thời trước sự du nhập của văn minh phương Tây: “ngày xưa, cái ngày xưa xa xôi, tôi sống trong lũy tre xanh, tơi thở trong bầu khơng khí phương Đơng... Tơi leo dần lên bậc thang học vấn. Tri thức của tôi sống với các nhà tư tưởng, giác quan của tôi được cảm xúc bởi những kỹ xảo của mỹ thuật Tây phương... Đứng ở chỗ giao thông của hai thế giới, tôi tựa như đang chơ vơ, đang tìm kiếm chân lý, như kẻ si tình tìm người yêu để thờ phụng. Đơng phương hay Tây phương? Lịng tơi xơn xao bứt rứt trong một cảm giác băn khoăn, vơ định hồi” [10;70-79]. Cộng với lòng yêu nước, ý chí muốn

phục hưng dân tộc, tư tưởng hiện đại hóa, hịa nhập vào phương Tây đã trở thành tư tưởng, phương pháp suy nghĩ trung tâm của giới trí thức Tây học.

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chỉ mấy chục năm, với khát khao cháy bỏng và sức làm việc không mỏi mệt của đội ngũ văn nghệ sĩ này, nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có, có chiều sâu cả trăm năm, với sự ra đời của vơ số tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, hàng trăm các văn nghệ sĩ xuất sắc. Dường như là sự chuyển mình, sự thay da đổi thịt trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhanh chóng và sâu đậm hơn trong các lĩnh vực khác của xã hội.

Nền báo chí hiện đại ra đời, là mảnh đất hoạt động sơi nổi của các trí thức. Năm 1929, Việt Nam có 154 tờ báo, tạp chí và đỉnh cao nhất là năm 1938 có 400 tờ báo bao gồm phong phú các thể loại với chữ quốc ngữ, chữ Pháp, Anh, Trung Quốc... [15;113] Báo chí tiếng Việt mở đầu là tờ Gia Định báo, phát triển mạnh mẽ với hàng loạt Đơng Dương tạp chí, Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Phụ nữ tân văn, Đông Pháp, Ngày nay, Hữu Thanh tạp chí, Thanh Nghị, Tri Tân,v.v.... Ngành xuất bản, in ấn

hiện đại hình thành với nhiều nhà xuất bản và nhà in như: nhà in Trung Bắc, nhà in Lê Văn Phúc, nhà xuất bản Nam Đồng Thư xã, nhà xuất bản Tân Dân...

Sự hòa quyện một cách nhuần nhuyễn và sôi nổi giữa văn học và nghệ thuật với sự hỗ trợ tích cực từ sự bùng nổ của báo chí đã tạo nên trào lưu hiện đại hóa vơ cùng mạnh mẽ trong nền văn hóa Việt Nam mà trung tâm chính là đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp.

Rất nhiều trí thức được đào tạo từ các trường cao đẳng, đại học thuộc Đại học Đơng Dương đã trở thành những tài năng văn hóa nghệ thuật xuất sắc như Nguyễn Phan Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm, Phạm Duy, Văn Cao... Những trí thức này đã tham gia tích cực, là lực lượng đi đầu trong cuộc hiện đại hóa nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Tên tuổi của Nguyễn Phan Chánh luôn được những người say mê hội họa Việt Nam nhắc đến với niềm cảm phục và sự trân trọng đặc biệt. Ông là người mở đường, người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam [67;52]. Được sự hướng dẫn của Giáo sư Victor Tardieu - người họa sĩ lớn đã đưa tranh lụa vào giảng dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh đã thực sự tỏa sáng một cách điêu luyện trong thể loại tranh vẽ này ngay khi còn là một sinh viên Mỹ thuật. Các tác phẩm hội họa nổi tiếng của ông trước năm 1945 chủ yếu tập trung vào cuộc sống bình dị của người nơng dân Việt Nam. Mảng đề tài rất giản dị, đời thường nhưng đã đem lại cho ông những thành công không chỉ được cơng nhận ở Việt Nam mà cịn ở Pháp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)