6. Bố cục của đề tài
3.2. Đội ngũ trí thức Việt Nam mới hình thành từ Đại học Đông Dƣơng
Cơ cấu
Hiện chưa thống kê được chính xác trong 40 năm hoạt động, hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam (1906-1945) đào tạo được tổng cộng bao nhiêu cử nhân, nhưng từ số liệu cung cấp số lượng sinh viên của trường Đại học Đông Dương ở 1 số niên khóa thu thập được, cho phép dự đoán con số cử nhân tốt nghiệp cao đẳng, đại học Pháp ở Việt Nam cịn rất ít ỏi so với dân số 25 triệu người lúc đó (xem phân tích số liệu tr.82).
Niên khóa 1943-1944, theo thống kê là năm có số lượng sinh viên đơng nhất, cả nước mới có 1.111sinh viên [35;136]. Niên khóa 1941-1942, tồn Đại học Đơng Dương mới cấp được 207 bằng cử nhân, trong đó có 23 bằng cử
nhân Luật, 5 bác sĩ Y khoa, 4 Dược sĩ, 69 cử nhân Lý-Hóa-Sinh, 7 cử nhân Lý-Hóa-Tự nhiên, 29 cử nhân Tốn đại cương, 6 cử nhân Tốn-Lý-Hóa, 17 cử nhân Nông học, 44 kỹ sư Cơng chính (Xem Bảng 2.5). Tuy nhiên, hệ
thống giáo dục đại học cũng đã tạo ra một tầng lớp trí thức trình độ cao đáp ứng phần nào trơng đợi của thực dân Pháp khi bắt tay vào xây dựng nền giáo dục Pháp – Việt ở thuộc địa.
Có nhiều ngun nhân giải thích về sự hạn chế số lượng trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp ở Việt Nam như: tài chính hạn hẹp; bị các thế lực đối lập trong chính quyền phản đối chủ trương tăng cường giáo dục cho xứ thuộc địa; trình độ của sinh viên theo học cịn non kém; những hạn chế về đội ngũ giảng dạy và trong việc hồn thiện chương trình giảng dạy ở một xứ thuộc địa xa xơi với chính quốc; những khiếm khuyết khó khắc phục của mơ hình giáo dục phổ thơng khiến không thể cung cấp một số lượng lớn sinh viên cho các trường đại học.v.v.... Nhưng lý do quan trọng hơn là chủ trương của thực dân Pháp muốn hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ sản sinh ra một tầng lớp trí thức Tây học đơng đảo có thể trở thành lực lượng chống Pháp hùng hậu. Ngồi sự góp mặt được nhắc đến của một nữ giảng viên mang tên Hoàng Thị Nga được Thalamas tiến cử vào giảng dạy tại Đại học Đông Dương hay một vài nữ họa sĩ của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (họa sĩ Lê Thị Lựu),... thì những thống kê các gương mặt trí thức lớp trên tiêu biểu cho thấy sự thiếu vắng các gương mặt nữ trí thức. Điều này là một thực tế của xã hội thuộc địa đi lên từ xã hội Khổng giáo – nơi mà khoa danh được quy định chỉ dành cho nam giới. Do đó, ngay cả khi phong trào nữ quyền bùng nổ mạnh mẽ, sự tham gia của nữ giới vào nấc thang học vấn đại học vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, dù ít ỏi, số phụ nữ được đào tạo này đã có đóng góp quan trọng trong phong trào địi nữ quyền và giải phóng phụ nữ cũng như phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam... Họ thực sự đã đảm nhận vai trị như những trí thức trong xã hội” [8;6].
Nền kinh tế xã hội thay đổi, các trung tâm cơng nghiệp được hình thành kéo theo là sự ra đời của hệ thống thành phố và thị xã hiện đại không chỉ làm biến đổi kết cấu dân số mà còn làm thay đổi cả địa bàn phân bố của tầng lớp trí thức. Đại học Đơng Dương đóng tại Hà Nội cũng là một trong những lý do làm thay đổi sự phân bố trí thức về mặt địa lý. Trước kia, nho sĩ tập trung chủ yếu ở các vùng đất khoa bảng như Nam Định, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, thì nay có sự chuyển dịch, Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế của Đông Dương trở thành nơi tập trung nhiều nhất các trí thức lớp trên. Sự tập trung này thể hiện cả ở mặt xuất thân và cư trú. Sự đa dạng về mặt xuất thân cũng góp phần bổ sung vào lý do thay đổi địa bàn phân bố của trí thức. Cụ thể, bên cạnh nguồn gốc là văn thân, nông dân vẫn chiếm số đơng, các trí thức trình độ cao này cịn xuất thân từ những gia đình viên chức trong bộ máy hành chính Pháp, gia đình tư sản (chủ thầu khốn và nhà bn), thợ thủ cơng hay gia đình các trí thức Nho học duy tân đã chuyển sang làm nghề tự do như báo chí, xuất bản (Nguyễn Nhược Pháp là con trai của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh...) – những gia đình này phần lớn sống tập trung ở các thành phố, thị xã hiện đại, nhiều nhất là ở Hà Nội. (Xem Phụ lục 2)
Những thành quả của bậc đại học có đóng góp quan trọng từ sự trưởng thành của bậc phổ thông. Lật lại hồi ký của nhiều trí thức Đại học Đơng Dương, chúng tôi nhận thấy họ vốn là những học sinh tại trường Thăng Long, Gia Long - hai trường tư thục nổi tiếng của Hà Nội, trường Trung học bảo hộ Hà Nội (còn gọi là trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An), trường Chasseloup – Laubat Sài Gòn, trường Thành Chung Nam Định.v.v... Những trường phổ thơng này là cái nơi đào tạo nhiều trí thức ưu tú của Việt Nam thời Pháp thuộc. Rất nhiều trí thức tốt nghiệp các trường này dù khơng có điều kiện tham gia vào bậc giáo dục đại học vẫn đạt được những tích đáng kể trên con đường học vấn của mình. Thống kê của Trịnh Văn Thảo [51; 35-77] cho thấy, Đại học Đơng Dương chỉ đào tạo được một số ít trí thức tinh túy của nền giáo dục thuộc địa, phần lớn số còn lại trưởng thành từ các trường phổ thông
trên. Đồng thời, như một vịng trịn, nhiều trí thức của Đại học Đơng Dương sau khi tốt nghiệp đã trở thành những thầy giáo của các trường phổ thơng này, tiếp tục đào tạo nên các trí thức mới người Việt (Vũ Đình Hịe, Dương Quảng Hàm,...). Nhờ vậy, đội ngũ trí thức mới ưu tú Việt Nam có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, trước hết là trên chặng đường học tập và giảng dạy.
Trong tổng số 222 trí thức đại diện các thế hệ năm 1862, 1907 và 1925 mà Trịnh Văn Thảo thống kê để tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp xã hội học lịch sử [51;35-77] trong thời gian từ năm 1862 đến năm 1954, chỉ có 33 trí thức từng học và tốt nghiệp Đại học Đơng Dương, chiếm 14,9%. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, dù đóng vai trị là trung tâm đào tạo trí thức có trình độ cao tại Việt Nam, Đại học Đơng Dương chỉ cung cấp 1/7 trí thức “tinh hoa” lúc đó (Xem Phụ lục 2). Và phần lớn các trí thức này đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong xã hội. Những người có nguồn gốc từ văn thân, sĩ phu chiếm tỷ lệ lớn nhất (15/33 ≈45,5 %). Do đó, nhóm trí thức được đào tạo tại Đại học Đơng Dương có một đặc điểm rất dễ nhận thấy là sự tiếp nối truyền thống của các nho sĩ. Điều này được thể hiện rõ nét ở mặt lựa chọn nghề nghiệp. Trong hệ thống nghề nghiệp rất phong phú của xã hội hiện đại, nhiều trí thức đào tạo từ Đại học Đông Dương đã lựa chọn con đường kiếm sống bằng nghề viết lách như dạy học, viết văn, làm báo và xuất bản, hoặc kết hợp nghiệp chữ nghĩa văn chương với công việc chuyên mơn của mình trong các cơng sở, văn phịng luật sư hay bệnh viện tư, các hãng buôn,v.v... (Xem Phụ lục 2)
Xét về mặt nghề nghiệp, đội ngũ trí thức được đào tạo từ các trường này có thể chia thành hai nhóm cơ bản: nhóm cơng chức, viên chức và nhóm trí thức hoạt động nghề nghiệp tự do có thể tham gia trong các cơ sở kinh tế tư nhân, các văn phòng luật, các trường tư hay lĩnh vực báo chí, xuất bản và in ấn.
Những trí thức mới, được học qua nhà trường đại học Pháp, sau khi đỗ đạt đã tham gia vào thị trường lao động ngày một đa dạng với những nghề nghiệp mới như giáo viên, họa sĩ, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, kỹ sư, luật sư,
nhân viên, thư ký, bác sỹ... Họ là lực lượng chủ đạo cấu thành nên tầng lớp tiểu tư sản và trung lưu Việt Nam.
Không chỉ giới hạn trong chốn quan trường, những cử nhân trường Luật bước vào thị trường lao động với tư cách nghề nghiệp là những luật sư trên lĩnh vực luật pháp. Việc chọn lựa nghề nghiệp của họ rất phong phú: làm công chức, mở phịng luật tư, dạy học, hoạt động văn hóa nghệ thuật và tham gia phong trào cách mạng...
Trường Sư phạm mang đến cho nền giáo dục hiện đại Pháp-Việt đang hình thành và ngày càng được mở rộng một đội ngũ thầy giáo được đào tạo chuyên nghiệp với phương pháp sư phạm của phương Tây, khác hoàn toàn với phương pháp dạy dỗ của các thầy đồ - vốn là những nhà Nho không hề được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, dạy theo lối tự biên tự diễn - trước đây.
Khoa Văn học được mở tại trường Sư phạm đào tạo các giáo viên dạy văn chương, sử, địa và trở thành một trong những cái nôi đào tạo đội ngũ nhà văn hiện đại của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Trường Y mang đến nền y học hiện đại, gọi là Tây y, khắc phục nhược điểm vốn có từ ngàn năm của Đơng y. Vào thời điểm đó, người Pháp cho rằng việc chữa trị theo Đông y sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người, và ở xứ nhiệt đới nhiều bệnh dịch và truyền nhiễm thì cần phải gấp rút áp dụng Tây y vào chữa bệnh. Vacxin được nhập vào Việt Nam có vai trị đi đầu trong cơng tác kiểm soát dịch bệnh. Những cử nhân tốt nghiệp trường Y Dược trở thành những bác sĩ, dược sĩ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân, các hiệu thuốc Tây.... Nghề bác sĩ Thú y chuyên chữa trị cho các con vật nuôi tại gia đình và tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi là một nghề rất mới mẻ, chưa hề có trong truyền thống chữa bệnh của phương Đơng.
Lần đầu tiên người Việt biết đến các khoa học thực nghiệm mới như Lý học, Hóa học, Sinh học... khi những khóa học về các khoa học này được tổ chức và giảng dạy bài bản tại trường Cao học Đơng Dương, sau đó là ở Trường Y Dược và sau năm 1941 tại trường Cao đẳng Khoa học Đông
Dương. Nền khoa học cơ bản của phương Tây đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam qua con đường giáo dục đại học và các cử nhân khoa học cơ bản ra đời mà lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp mạnh mẽ nhất của họ là nghề dạy học. Họ là những người đi đầu trong truyền thụ những kiến thức khoa học cơ bản một cách bài bản nhất trong nhà trường Việt Nam.
Xưa kia ở Việt Nam đã có những người làm nhiệm vụ đo đạc, xây dựng đường xá, đê điều, nhưng chưa bao giờ có một chuyên khoa nào. Sự ra đời của trường Cơng chính với nhiều ngành đào tạo khác nhau về đo đạc, thi cơng các cơng trình, đã cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ và phương thức lao động mới. Người Việt có một nền kiến trúc truyền thống khá phong phú với biểu tượng là cây thước tầm và người thợ cả, thì với sự ra đời của ngành xây dựng (cơng trình sư tại trường Cơng chính) và ngành kiến trúc (kiến trúc sư tại trường Cao đẳng Mỹ thuật) đã du nhập phong cách kiến trúc và xây dựng mới theo phương Tây. Các đô thị hiện đại với lối quy hoạch và kiến trúc phương Tây được mọc lên và ngày càng thể hiện sự tiện lợi và hiện đại của phương Tây hóa.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã dần hình thành nên một truyền thống mới trong mỹ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới ảnh hưởng phong cách hội họa phương Tây. Trường cũng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa này. Sự phát triển của trường Mỹ thuật cùng với việc mở rộng các ngành đào tạo, đặc biệt là hội họa ứng dụng như: Gốm, Đồ gỗ, Trạm khắc, Kiến trúc... đem đến sự mới mẻ và chuyên nghiệp so với hội họa phương Đông - vốn là một thú chơi tài hoa của các bậc tao nhân mặc khách. Họa sĩ dần trở thành một nghề có tính chun nghiệp trong xã hội.
Trường Thương mại đào tạo các cử nhân thương mại nhằm cung cấp đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành mới – ngành Thương mại của nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam thuộc địa, thay đổi hẳn với quan niệm truyền thống coi nhẹ buôn bán và đội ngũ nhà buôn.
Trường Canh nông đào tạo kỹ sư canh nông đánh dấu sự chuyển biến của nền nông nghiệp theo hướng hiện đại song hành cùng dấu chân của thực dân Pháp đặt chân kinh doanh vào lĩnh vực nơng nghiệp - trước kia vốn mang nặng tính tiểu nơng của người Việt...
Mỗi trường cao đẳng, đại học cùng các ngành đa dạng được đào tạo tại đó đều mang đến những tri thức khoa học mới mẻ của phương Tây, góp phần quan trọng vào hiện đại hóa nền học vấn nước nhà, từ đó kéo theo sự hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực ứng dụng khoa học cũng như sinh hoạt văn hóa trong đời sống người Việt đầu thế kỷ XX. Và trước hết là, các trường này đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mới với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, phong phú và hiện đại.
Nhưng sự phong phú, rộng lớn của nghề nghiệp nêu trên mới chỉ nhìn ở bề nổi. Những khảo sát xã hội học lại cho thấy sự thu hẹp về mặt nghề nghiệp. Các trí thức có trình độ cao, khi tham gia vào thị trường lao động, bị cao bằng xuống thấp, bị tước đoạt công sức đèn sách. Nhà cầm quyền Pháp với âm mưu đè nén trí thức ở tầng lớp trung lưu trong xã hội và đối xử bất công với người thuộc địa, đã chỉ sử dụng họ trong công việc của các cán bộ cấp thấp – chủ yếu là thư ký và nhân viên văn phịng trong bộ máy hành chính thực dân. Chỉ trừ một bộ phận xuất thân thượng lưu, cấu kết với Pháp được trọng dụng; một số khác tìm cách thốt khỏi sự đè nén của hệ thống hành chính Pháp bằng việc chuyển sang các ngành nghề tự do. Lĩnh vực văn hóa đã trở thành chọn lựa hàng đầu được đơng đảo nhóm trí thức này hưởng ứng như là cách đối phó hữu hiệu sự kiềm tỏa của thực dân lại vừa kế thừa một cách tự nhiên truyền thống của các nho sĩ. Họ thể hiện vai trị của mình trên ba nghề chính là: nhà báo, dạy tư và viết lách. Trong đó, nhà báo là lĩnh vực nghề nghiệp mới lạ, đậm chất phương Tây, chưa có trong truyền thống bút nghiên của phương Đơng. Các trí thức này thường kết hợp cả ba hình thức nghề nghiệp: vừa làm báo, vừa viết văn, vừa dạy trường tư để sinh sống, giao lưu, và phục vụ cho sáng tác.
Do đó, sự tham gia sơi nổi vào hoạt động văn hóa nghệ thuật là một đặc điểm nổi bật của giới trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây cũng là một lý do mà văn hóa nghệ thuật Việt Nam giai đoạn này đạt được những bước tiến vượt bậc và những thành tựu nổi bật nhất trong gần 1.000 năm trở lại.
Ngay từ khi còn học tại các trường cao đẳng, đại học, sinh viên đã tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, hịa nhập vào đời sống văn nghệ sĩ, cũng như hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội khác, thực sự trở thành những nhóm trí thức tiêu biểu cho cuộc hiện đại hóa văn hóa xã hội nước nhà. Nhưng do tính chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật rất đa dạng, phong phú và rất sơi nổi, phóng khống nên khơng có sự tách bạch rõ ràng giữa hai nhóm trí thức này. Một cơng chức vẫn có thể tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật vì niềm đam mê, vì tinh thần muốn phục hưng văn hóa dân tộc... và có thể lãnh nhận nguồn thu nhập tương đối từ hoạt động này, đặc biệt là việc tham gia viết báo, sáng tác văn chương. Ngược lại, nhiều trí thức hoạt động văn hóa nghệ thuật tự do, do những bấp bênh của đời sống kinh tế, của sự kiếm sống