Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 69 - 70)

6. Bố cục của đề tài

2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945

2.4.2.2. Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939

Giai đoạn 1936-1939, cuộc vận động dân chủ diễn ra rầm rộ khắp cả nước. Chịu ảnh hưởng mạnh của phong trào dân chủ chống phát xít từ chính quốc, tình hình Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các trí thức trẻ là những người đi tiên phong trong cuộc vận động dân chủ này. Báo chí và hàng loạt các phong trào đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bùng nổ. Vị trí của tầng lớp trí thức mới được khẳng định. Do phong trào đấu tranh của các trí thức Việt Nam, ảnh hưởng của phong trào dân chủ mạnh mẽ trên thế giới, ở Pháp, và ở thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã cho mở cửa lại những trường cao đẳng bị đóng cửa do những gánh nặng của khủng hoảng kinh tế giai đoạn trước. Đánh dấu sự phục hồi trở lại của giáo dục đại học sau một thời gian bị đình trệ.

Hi vọng mà nhiều người Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ, nhất là trong “yêu sách” của Đại hội Đơng Dương địi thành lập một Khoa Khoa học và kỹ thuật, lại một lần nữa bị tan vỡ. Chỉ có trường Cao đẳng Luật và Y được tăng

cường nhờ áp dụng từng bước những cải cách phương thức tuyển dụng những giảng viên có chức danh chính thức ở đại học năm 1931. Nhưng chừng nào đội ngũ giảng viên còn chiếm đa số là những viên chức cao cấp và những thạc sĩ tách từ trung học lên thì việc đạt được quy chế Khoa mà mọi người mong muốn sẽ chỉ được hoàn thành vào sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tức là vào đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Mặc dù rập khn theo mơ hình Cao đẳng Luật của Pháp, trường Luật Hà Nội còn thiếu thốn nhiều về đội ngũ giáo sư, cũng như thiếu sách vở, tài liệu tham khảo. Các sách khảo cứu tường tận về từng chuyên ngành luật và các tạp chí chun mơn có tiếng trên thế giới viết bằng tiếng nước ngồi đều thiếu. Chính vì thế, các giáo sư trường Luật Hà Nội cịn ngần ngại khi nói đến việc lập ban Cao đẳng Luật học, chỉ đến năm 1932 trường Luật Hà Nội mới cấp bằng cử nhân Luật, trước đó sinh viên Luật phải sang Paris mới thi được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)