Chính sách giáo dục của Albert Sarraut và sự tái lập Đại học Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 37 - 43)

6. Bố cục của đề tài

2.2. Chính sách giáo dục của Albert Sarraut và sự tái lập Đại học Đông

Đông Dƣơng

Nuôi tham vọng đạt được bằng giáo dục hai mục đích do Jules Ferry định ra: trang bị cho thuộc địa những cán bộ ngang tầm với sự phát triển kinh tế và văn hóa và biến Đơng Dương thành một thứ tủ kính phơ bày sự nghiệp khai hóa của Pháp ở châu Á, ngày 21-12-1917, Toàn quyền Albert Sarraut ban hành bộ “Học chính Tổng quy” mở đầu cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất do Paul Beau khởi xướng vào năm 1906). Theo tác giả Trần Thị Phương Hoa trong cuốn sách Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) thì “bộ Học chính Tổng quy thực chất là một bộ luật về giáo dục, quy định tất cả mọi thành tố để tạo nên các hệ thống nhà trường trên tồn Đơng Dương. Mọi hoạt động của nhà trường đều tuân thủ theo các quy định của Bộ Luật này” [47;129].

Những quy định về trường đại học Pháp ở Việt Nam được cụ thể trong Thiên thứ VII của Bộ Học chính Tổng quy với tên gọi là “Quy định về các trường Đệ tam cấp”. Bộ Học chính đề ra chương trình đại cương cho cả nền đại học, chưa có chương trình thể thức riêng cho từng trường.

Tiếp đó, ơng ban hành Nghị định ngày 25-12-1918 và Nghị định này không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đây là một văn bản có tính pháp lý quan trọng đối với giáo dục bậc cao đẳng ở Đơng Dương nói chung và đối với tổ chức Đại học Đơng Dương nói riêng.

Nội dung quy chế đào tạo đại học được thể hiện ở Nghị định 25-12-1918 của Tồn quyền Đơng Dương về Quy chế chung về bậc Cao đẳng ở Đông Dương:

1. Bậc Cao đẳng do một Giám đốc phụ trách. Giám đốc do Toàn quyền Đơng Dương bổ nhiệm; phải có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp ở Pháp, và có ít nhất 15 năm cơng tác trong ngành giáo dục.

2. Chỉ được mở Trường Cao đẳng khi được phép của Tồn quyền Đơng Dương, theo đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Đứng đầu Trường Cao đẳng là Hiệu trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm, theo đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Hiệu trưởng phải đỗ Cử nhân Luật, hoặc Cử nhân Khoa học, hoặc Cử nhân Văn chương bên Pháp, và có ít nhất 10 năm trong ngành giáo dục hoặc trong các công sở.

3. Muốn nhập học, thí sinh phải làm đơn gửi Giám đốc bậc Cao đẳng và phải dự kỳ thi tuyển. Trong đơn phải ghi lời bảo đảm: khi ra trường sẽ phục vụ Chính phủ Đơng Dương ít nhất 10 năm. Tiêu chuẩn để được dự thi tuyển là: đã tốt nghiệp bậc Trung học; là “thần dân” của nước Pháp, hoặc là “người đã được coi là công dân của nước Pháp”.

4. Quy định nhiệm vụ, chương trình của một số trường Cao đẳng sau: Trường Y Dược (hệ 4 năm); Trường Thú y (hệ 4 năm); Trường Pháp chính (hệ 3 năm); Trường Sư phạm (hệ 3 năm); Trường Nông – Lâm (hệ 3 năm); Trường Cơng chính (hệ 2 năm).

Cùng ngày, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định quy định học lực và tuổi của các thí sinh xin dự kỳ thi tuyển vào các trường bậc Cao đẳng ở Đông Dương. Về tuổi, tối thiểu 18, tối đa 25 tuổi. Về học lực, thí sinh phải có một trong các bằng cấp sau: bằng Thành chung, bằng Cao đẳng tiểu học, bằng Trung học, bằng Tú tài.

Nhà cầm quyền còn đề cập đến việc lập Nha Cao đẳng để quản lý chung các trường cao đẳng đang trong quá trình thành lập, chịu trách nhiệm về việc sáng lập, tổ chức, đặt thể lệ, định chương trình cho các trường Cao đẳng.

Đến đây, bậc Đại học đã có quy chế tương đối đầy đủ, chặt chẽ. Sự ra đời của Bộ Học chính Tổng quy, kèm theo là các nghị định của chính quyền thực dân quy định cụ thể về giáo dục đại học, đã tạo một bước phát triển mới của nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam. So với bản Nghị định 1514a về sự thiết lập Đại học Đơng Dương năm 1906, Bộ Học chính Tổng quy có quy định chặt chẽ, cụ thể hơn, và bao quát chung cho bậc giáo dục đại học về mơ hình giáo dục đại học và các mặt đào tạo. Có thể coi đó là một văn bản thi hành luật về giáo dục đại học đầu tiên ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tái lập Đại học Đông Dương bao gồm nhiều trường đại học, cao đẳng trực thuộc là một yêu cầu xuất phát từ thực tế kinh tế - xã hội của Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính quyền thực dân nhận thấy xây dựng bậc giáo dục đại học là một nhu cầu cấp thiết, một chính sách bắt buộc đối với Việt Nam trong công cuộc khai thác thuộc địa cũng như xây dựng hình ảnh của nước Pháp nhằm củng cố vai trò của đế quốc Pháp tại xứ thuộc địa sau mấy chục năm thống trị và thực sự mang lại lợi nhuận lớn cho thực dân. Việc xây dựng nền giáo dục đại học ở thuộc địa xuất phát từ đỏi hỏi thực tế của chế độ thực dân, chứ không chỉ là một “biện pháp tức thời” để đối phó với phịng trào yêu nước và phong trào duy tân, hay một “thủ đoạn chính trị”, cạnh tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa giữa Đơng và Tây, giữa văn minh Pháp và văn minh Trung Hoa, giữa văn hóa thực dân và văn hóa bản địa. Một văn bản thi hành luật được ban hành và thực hiện chứng tỏ tầm quan trọng của bậc giáo dục đại học ở Việt Nam lúc đó, phát triển một hệ thống quy chế chặt chẽ, logic, tương ứng với luật để quản lý về mặt nhà nước, giáo dục đại học thuộc địa bắt đầu đi vào hoạt động bài bản từ thập niên 1930 trở đi.

Mặt khác, Học chính Tổng quy quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bậc giáo dục đại học căn cứ vào thành quả của cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của Paul Beau. Nhờ đó, chính quyền thực dân đã xây dựng được hệ thống trường Pháp-Việt với sự phát triển khá hồn chỉnh của cấp phổ thơng (Tiểu học Pháp-Việt và Cao đẳng tiểu học), đặc biệt là tạo ra một thế hệ các

học sinh phổ thông biết tiếng Pháp và có khả năng tiếp nhận tri thức cao hơn bằng tiếng Pháp (Xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Trƣờng Pháp-Việt (1910-1917)

Năm Cao đẳng Tiểu học Tiểu học Pháp-Việt Tổng

Trường Số HS Trường Số HS 1910 1 249 42 4.874 43 1911 1 204 44 5.401 45 1912 1 291 46 5.706 47 1913 1 374 50 6.053 51 1914 1 327 49 7.273 50 1915 1 403 56 7.916 57 1916 1 478 61 8.656 62 1917 1 463 66 9.725 67

Nguồn: Le Tonkin scolaire, Hanoi:IDEO, 1931, tr.95.

Học chính Tổng quy gồm sáu trăm điều khoản quy định về giáo dục là một cơng trình pháp lý đầy tham vọng dù còn nhiều nhập nhằng và mâu thuẫn [52;63-69], nhưng nó khởi đầu cho chính sách giáo dục quyết liệt đã tạo ra một nền giáo dục quốc dân thống nhất với bộ mặt rõ ràng gồm 3 khu vực: trường Pháp (tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học), trường Pháp-Việt (tiểu học, bổ túc, trung học) và chuyên nghiệp. Tiếng Pháp đóng vai trị là ngơn ngữ chính của giáo dục được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước. Bản Tổng quy Học chính được áp dụng trong suốt cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai do Tồn quyền Sarraut thủ xướng, sau đó được Merlin, Varenne kế tục (1917- 1929). Trong q trình thực hiện gây khơng ít tranh cãi, nhất là những tranh cãi nảy lửa trong vấn đề hoàn thiện hệ thống giáo dục công, về mối liên hệ giữa việc thi hành chính sách giáo dục ở Đông Dương với luật giáo dục ở chính quốc, cộng với sự giằng co trong yêu cầu phát triển nền giáo dục hoàn thiện hơn ở thuộc địa với những mưu đồ chính trị và ý muốn thực dân. Tuy vậy, văn bản thi hành luật này đã có tác dụng tích cực trong việc tạo ra bước phát triển mới cho giáo dục Pháp-Việt ở Việt Nam, cung cấp một lượng đầu

vào với vốn tiếng Pháp đảm bảo cho sự tiếp tục học lên ở bậc cao đẳng, đại học (Xem Bảng 2.2). Do đó, Học chính Tổng quy là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bảng 2.2. Trƣờng tiểu học và trung học niên khóa 1922-1923

Trƣờng Bắc Kỳ Trung Kỳ Nam Kỳ Tổng cộng

Trường HS Trường HS Trường HS Trường HS Tiểu học kiêm bị 89 30 41 160 Sơ đẳng 182 59.953 118 32.330 184 74.410 484 161.693 Sơ học 868 670 848 2.386 Trung học 1 47 1 39 2 86 Cao đẳng tiểu học 2 481 2 335 3 515 7 133 Tổng cộng 1.142 55.481 820 32.665 1.077 74.961 3.039 163.110

Nguồn: Annuaire statistique de l’Indochine quyển 11 (1922-1929), tr.10

[35;92].

Hơn nữa, dù Đại học Đông Dương thành lập năm 1906 chỉ hoạt động với quy mô của một đại học liên ngành với nhiều trường đại học trực thuộc trong thời gian 1 năm, nhưng các trường thành viên của nó được thành lập từ trước như trường Y, trường Luật, trường Cơng chính... vẫn tiếp tục hoạt động, phát triển. Sự trải nghiệm về giáo dục đại học tại các trường này trong hơn 10 năm từ đầu thế kỷ XX đến năm 1917 là cơ sở để Tồn quyền Đơng Dương quyết định xây dựng và củng cố hệ thống giáo dục đại học hồn chỉnh tại Đơng Dương trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, mở đầu là những quy định chặt chẽ trong bộ Học chính Tổng quy.

Quá trình hoạt động của các trường này từ năm 1908-1917 được ghi lại bằng những sự kiện lịch sử cụ thể sau. Năm 1908, khi lên làm Tồn quyền, Klobukowsky đã đóng cửa trường Luật. Năm 1911, trường mở cửa lại, dạy

luật cho các ông thơng ơng phán các tịa trong hai năm. Đến năm 1913, đã có 11 người tốt nghiệp. Trường Y – cơ sở đầu tiên của nền giáo dục đại học ở Việt Nam thành lập tháng 1 năm 1902 vẫn tiếp tục hoạt động, tuy từ năm 1907-1917 có bị trì hỗn do sự lo ngại của thực dân Pháp đối với các y sĩ, dược tá được đào tạo tại trường này sẽ cạnh tranh với những bác sĩ, y sĩ, y tá của chính quốc. Năm 1907, trường mang tên trường Y Đông Dương. Năm 1909, theo sắc lệnh của Tồn quyền Đơng Dương ngày 18 tháng 3, trường được trả lại tên gọi là trường Y khoa Hà Nội (tên từ năm 1902, khi thành lập trường). Năm 1913, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định đổi lại tên trường là trường Y Đông Dương. Ngày 20 tháng 7 năm 1914, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định thành lập thêm ban Dược trực thuộc trường Y Đông Dương nhằm đào tạo dược tá cho Hội Y tế. Năm 1902, Trường Thư ký và Cán sự chuyên môn Cơng chính được thành lập ở Hà Nội và do Nha Tổng Thanh tra Cơng chính Đơng Dương điều hành. Năm 1913, trường được cải tổ theo Nghị định ngày 15 tháng 4 năm 1913 của Tồn quyền Đơng Dương Albert Sarraut và trường được đổi tên là Trường Cơng chính. Trường đóng tại Hà Nội, vẫn trực thuộc Nha Tổng Thanh tra Cơng chính Đơng Dương. Học sinh được nhận vào, miễn thi nếu có văn bằng Cao đẳng Tiểu học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được bổ dụng ngạch Cán sự Chuyên môn bậc 1 hạng 4.

Nhận định về sự “tái lập” Đại học Đông Dương lần thứ hai, Tiến sĩ Đào Thị Diến viết: “Như vậy là, trên thực tế, kể từ khi Đại học Đơng Dương do Tồn quyền Paul Beau sáng lập ra theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 đã ngừng hoạt động không bởi một văn bản pháp lý nào cho tới khi Nghị định ngày 31/12/1917 được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành, chính quyền thuộc địa đã không ra thêm một văn bản nào khác về trường Đại học Đông Dương. Điều này hồn tồn logic bởi vì người ta khơng thể ra một văn bản để thành lập một tổ chức vẫn còn đang tồn tại dù chỉ là trên giấy tờ. Hơn nữa, trường Đại học Đông Dương được nhắc tới trong bộ “Học chính Tổng quy” này, về thực chất, được tập hợp từ các trường thành viên của trường Đại học

Đơng Dương do Paul Beau sáng lập ra. Có thể nói rằng, nếu sự ra đời của Đại học Đơng Dương gắn liền với chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam mà Paul Beau là người khởi xướng thì sự tái thành lập của trường lại khơng thể tách rời chương trình cải cách giáo dục lần thứ hai của Albert Sarrault, Toàn quyền thứ 23 của Pháp ở Đông Dương. Với bộ “Học chính tổng quy”, Albert Sarraut đã làm cho trường Đại học Đông Dương được hồi sinh sau 10 năm ngừng hoạt động” [5;45].

Cuộc cải cách giáo dục của Sarraut đã kế tiếp chính sách giáo dục của người tiền nhiệm như Paul Beau, Paul Doumer, Dumoutier, Henri Gourdon, Thalamas... và được tiếp tục thực hiện bởi những đồng sự và người kế nhiệm ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 002 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)