Dự kiến khả năng tác động của chính sách tài chính trong việc thúc đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 79)

9. Kết cấu của Luận văn

3.4. Dự kiến khả năng tác động của chính sách tài chính trong việc thúc đẩy

đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn của tỉnh Gia Lai

Có thể nói, để sản phẩm của nghiên cứu khoa học thực sự đi vào cuộc sống rất cần đến sự phát triển của tất cả các đối tƣợng là đơn vị nghiên cứu, tổ chức tƣ vấn, chuyển giao, ngƣời dân và doanh nghiệp. Mỗi đối tƣợng đều có vai trị quan trọng để tạo ra chuỗi giá trị của một sản phẩm.

Thực tế tại tỉnh Gia Lai cho thấy, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tiễn, ngƣời dân đã có nhiều cơ hội tiếp cận với những chủ trƣơng đúng đắn, với những tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới. Vì vậy, đã từng bƣớc đƣa năng suất của các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, khi nâng cao đƣợc năng suất, chất lƣợng của sản phẩm nông nghiệp dựa vào ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì một vấn đề đặt ra cho ngƣời nông dân là thị trƣờng tiêu thụ. Sản phẩm của ngƣời dân làm ra nhƣng khơng có thị trƣờng để tiêu thụ với

số lƣợng lớn, chỉ có thể tiêu thụ với số lƣợng ít tại địa phƣơng thì hoạt động sản xuất cũng không thật sự hiệu quả. Và với tình trạng này kéo dài sẽ dần làm cho ngƣời dân quay lƣng lại với sản xuất nói chung và với các kết quả nghiên cứu khoa học nói riêng.

Chính vì vậy, để thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn rất cần đến việc thực hiện đồng bộ các chính sách tài chính tác động đến tất cả các đối tƣợng trong chuổi nghiên cứu và sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, trong các khâu cần quan tâm phát triển thì tại tỉnh Gia Lai cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ sau thu hoạch và thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm nơng sản nói chung và sản phẩm đƣợc sản xuất thông qua việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học nói riêng. Vì khi sản phẩm đƣợc áp dụng các công nghệ bảo quản sau thu hoạch, giá trị của các sản phẩm đƣợc nâng lên và có thị trƣờng tiêu thụ thì sẽ là động lực để tác động lại, kích thích ngƣời dân đầu tƣ vào sản xuất, các đơn vị chuyển giao sẽ tích cực chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học tăng cƣờng nghiên cứu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân, của xã hội.

Khi thực hiện chính sách tài chính để thúc đẩy việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cũng nhƣ tăng cƣờng bảo quản sản phẩm bằng cơng nghệ sau thu hoạch thì nhất thiết phải phân tích, đánh giá sự tác động của chính sách đó đến các đối tƣợng trực tiếp và gián tiếp chịu sự ảnh hƣởng của chính sách.

3.4.1. Tác động dương tính của chính sách

Khi nhà nƣớc hỗ trợ vốn ban đầu cũng nhƣ hỗ trợ 50% kinh phí hoạt động cho các tổ chức, các hiệp hội ngành hàng là đã tạo điều kiện cho các tổ chức này có điều kiện tăng cƣờng năng lực về tài chính để hoạt động bộ máy, tiếp cận thị trƣờng, thu mua các sản phẩm do ngƣời dân sản xuất ra.

Nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị bằng cách khơng tính lãi suất của vốn vay trong 03 năm đầu đối với kinh phí phục vụ cho các sản phẩm của nông dân ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và nhà nƣớc sẽ hỗ trợ 50% lãi suất của những năm tiếp theo. Sự hỗ trợ này của Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các đơn vị yên tâm hoạt động, không lo lắng đến khoản kinh phí phải trả lãi suất. Số kinh phí đó sẽ đƣợc các tổ chức đầu tƣ trở lại để tăng nguồn vốn hoạt động.

Việc tăng mức vay tối đa là 100% giá trị của dự án đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tƣ dây chuyền máy móc, thiết bị giảm tổn thất trong nơng nghiệp và Nhà nƣớc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thƣơng mại và lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc mở rộng sản xuất, đầu tƣ đổi mới cơng nghệ. Qua đó, năng lực cơng nghệ của các đơn vị đƣợc nâng cao.

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận thu đƣợc từ việc kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm của các kết quả nghiên cứu khoa học cũng nhƣ thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của các đơn vị đƣợc hƣởng chính sách miễn giảm sẽ giúp cho các đơn vị giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Nhƣng vấn đề cốt lõi của chính sách này là thơng qua chính sách giúp cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc với thông tin, với thị trƣờng của các sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm sản xuất ra đã phần nào khơng cịn lo lắng nhiều đến tình trạng có cung nhƣng khơng có cầu và đƣợc mùa nhƣng mất giá. Điều này sẽ tác động trở lại với các kết quả nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu khoa có cơ hội đến đến với ngƣời dân và đƣợc ứng dụng vào thực tiễn.

3.4.2. Tác động âm tính của chính sách

Để thực hiện chính sách này, hỗ trợ đƣợc cho sản xuất của ngƣời dân, tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tiễn Nhà nƣớc phải bỏ ra một nguồn kinh phí khơng nhỏ để đầu tƣ cho các tổ chức, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới cơng nghệ.

Việc miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phần nào làm cho Nhà nƣớc thất thu thuế, ảnh hƣởng đến nguồn thu chính của Nhà nƣớc.

Chính sách này đƣợc áp dụng cũng tạo ra sự bất bình đẳng đối với các tổ chức, các doanh nghiệp khác mà đối tƣợng kinh doanh của họ không phải là các sản phẩm đƣợc sản xuất ra từ việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy họ cũng có ngành nghề hoạt động kinh doanh tƣơng tự nhƣng lại không nhận đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về vốn và thuế.

3.4.3. Tác động ngoại biên của chính sách

Ngồi việc những tổ chức, những doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để tăng cƣờng năng lực và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, chính sách cịn có những tác động tích cực đến nhiều đối tƣợng khác trong xã hội nhƣ:

Thị trƣờng tiêu thụ của sản phẩm đƣợc bảo đảm đã khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ mở rộng sản xuất. Để cung ứng đƣợc giống cây trồng, vật nuôi cho ngƣời dân các đơn vị sản xuất, cung ứng giống cũng đƣợc đầu tƣ mở rộng, tăng năng suất. Kéo theo sự phát triển sản xuất của ngƣời dân thì các dịch vụ khác nhƣ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng nhƣ thức ăn chăn nuôi gia súc, vận chuyển, vận tải cũng đƣợc phát triển, doanh thu của các đơn vị đó cũng vì thế mà đƣợc tăng lên.

Một tác động tốt của chính sách đến xã hội nữa đó là qua việc phát triển sản xuất có thể tạo thêm đƣợc nhiều việc làm cho xã hội, giảm tình trạng ngƣời lao động thất nghiệp tạo gánh nặng cho xã hội.

Song song với những tác động góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách vẫn cịn có những tác động dẫn đến giảm thiểu hiệu quả của chính sách, nhƣ:

Một số đơn vị, doanh nghiệp lợi dụng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc sử dụng nguồn vốn khơng đúng mục đích. Nguồn vốn do Nhà nƣớc hỗ trợ có thể đƣợc dùng để đầu tƣ vào những đối tƣợng sản phẩm khác không phải là sản phẩm đƣợc tạo ra do ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Việc xác định các dự án đầu tƣ để phục vụ các sản phẩm đƣợc tạo ra do ứng dụng các kết quả nghiên cứu là rất khó cho các nhà quản lý và cho vay vốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, tiêu cực trong việc xét hồ sơ để tiến hành cho vay. Từ đó có thể xuất hiện một bộ phận mơi giới, cò mồi dự án hỗ trợ cho vay.

Việc làm đƣợc tạo ra, có thể thu hút lực lƣợng lao động từ nơi khác đến để làm cơng. Điều này có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội, tạo ra sự mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng.

Bất kỳ chính sách nào khi ban hành cũng sẽ có những tác động khơng mong muốn có thể làm suy giảm hiệu lực của chính sách. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích thì những tác động khơng tốt đó vẫn có thể khắc phục, kiềm chế. Vấn đề cốt lõi là khi

sử dụng chính sách tài chính để hỗ trợ cho các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng hoạt động sẽ tạo điều kiện cho sản xuất của ngƣời dân đƣợc phát triển và mục tiêu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sẽ đƣợc thực hiện.

* Kết luận Chƣơng 3

Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn rất cần đến sự phối hợp, liên kết giữa “4 nhà” (nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân). Mối liên kết này cần đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trƣờng nông, lâm sản, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập. Để tạo điều kiện cho quá trình trên đƣợc thực hiện một cách thuận lợi Nhà nƣớc tiếp tục hồn thiện mơi trƣờng pháp lý, chính sách tài chính phải phù hợp với bản chất và đặc thù để khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Từ định hƣớng trên, tác giả luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sử dụng chính sách tài chính của nhà nƣớc nhằm thúc đẩy q trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp vào thực tiễn:

- Một số chính sách tài chính cụ thể đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn tại tỉnh Gia Lai. Trong đó tập trung vào việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, chính sách tín dụng và chính sách thuế.

- Lựa chọn đối tƣợng để Nhà nƣớc hỗ trợ tài chính ngay tạo điều kiện tác động đến các đối tƣợng khác tham gia vào quá trình thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu. Các tác động của chính sách đã đƣợc phân tích cụ thể để thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế do chính sách mang lại.

- Nhóm giải pháp phụ trợ để thúc đẩy sử dụng hiệu quả các chính sách tài chính để thức đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Trong thời gian qua, là một tỉnh có thế mạnh về nơng nghiệp Gia Lai đã từng bƣớc có những đầu tƣ thích đáng để đƣa nền kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế chung của Tỉnh.

Luận văn: Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong

lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) đã chọn

lọc, kế thừa những tƣ tƣởng, luận điểm đƣợc cơng bố, đồng thời vận dụng phân tích tổng quát có hệ thống hiện trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng nhƣ các chính sách KH CN nói chung và chính sách tài chính nói riêng để thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại địa phƣơng, rút ra một số kết luận:

- Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên, xét tổng thể thì tỷ lệ các kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng, nhân rộng trong thực tế vẫn còn thấp, chƣa đồng đều ở các lĩnh vực và chƣa theo một định hƣớng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại, đan xen nhiều hạn chế ở các công đoạn trong việc ứng dụng, phát triển kết quả nghiên cứu.

- Khá nhiều chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về tài chính của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên, thực tế thì tác tác động của các chính sách hỗ về tài chính của Nhà nƣớc là khơng đáng kể, chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng trên là do giải pháp tài chính cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu chƣa thật sự hấp dẫn; thủ tục để hỗ trợ cịn phức tạp, thơng tin tun truyền đến ngƣời dân chƣa kịp thời; thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chƣa đƣợc tạo lập để hỗ trợ nhân dân sản xuất với quy mô lớn.

- Định hƣớng và xây dựng chính sách tài chính của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn trong thời gian tới. Để nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng là sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hƣớng hiện đại và hội nhập kinh tế đòi hỏi Nhà nƣớc phải có các chính sách tài chính đồng bộ thúc đẩy các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng và phát huy các kết quả nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, sau một thời gian nghiên cứu tác giả luận văn khuyến nghị:

* Đối với Chính phủ

- Khẩn trƣơng bổ sung hồn thiện đổi mới giải pháp tài chính thơng thống hơn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ KH CN trên cơ sở đẩy mạnh giải pháp khoán để đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các tổ chức KH&CN và các cá nhân tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ đó có thể cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu có chất lƣợng cao.

- Cần có thiết chế, chính sách hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, phát huy sáng kiến, áp dụng KH&CN tiên tiến để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.

- Cần ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và sự phát huy hiệu quả của các nhiệm vụ KH&CN cũng nhƣ quy trình quản lý các nhiệm vụ sau NC-TK để có sự thống nhất trong thực hiện.

- Xem xét ban hành thiết chế đặc thù về KH&CN cho vùng Tây Nguyên nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng cịn nhiều khó khăn này.

* Đối với tỉnh Gia Lai

- Bố trí đủ kinh phí 2% cho SNKH để thực hiện cơng tác NC-TK trên địa bàn tỉnh.

- Bố trí biên chế chuyên trách về quản lý KH&CN cho cấp Huyện để phát huy vai trị của KH&CN.

- Nhanh chóng thành lập Quỹ phát triển KH&CN và Quỹ đổi mới của Tỉnh để tạo điều kiện cho các đơn vị có cơ hội để triển khai nghiên cứu khoa học cũng nhƣ đổi mới công nghệ.

- Tiến hành xúc tiến liên kết thƣơng mại với các tỉnh trong vùng cũng nhƣ trong cả nƣớc để tạo thì trƣờng, hỗ trợ cho nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

- Tiếp tục hỗ trợ cho các Hiệp hội, các Doanh nghiệp trong việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp cả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thƣơng mại và xuất xứ hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)