Tình hình hoạt động của tổ chức dịch vụ, tƣ vấn, môi giới trung gian và các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 61 - 64)

9. Kết cấu của Luận văn

2.5. Tình hình hoạt động của tổ chức dịch vụ, tƣ vấn, môi giới trung gian và các

và các doanh nghiệp KH&CN trong việc thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn của tỉnh Gia Lai

Theo số liệu thống kế của Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 11 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Các tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, gồm có 06 tổ chức, chiếm 54,55%, còn lại là các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực: Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trƣờng (01 tổ chức), Công nghệ thông tin (02 tổ chức), Dƣợc phẩm (01 tổ chức) và một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lƣờng - Chất lƣợng.

Các tổ chức hoạt động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng nhu cầu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN của tỉnh nói chung và trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trên có thể thấy rằng số lƣợng các tổ chức đăng ký hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh là rất ít. Đối với một tỉnh phát triển nơng nghiệp là chủ yếu nhƣ tỉnh Gia Lai (Ngành nơng nghiệp đóng góp 42% tổng sản phẩm GDP của tỉnh trong năm 2012) mà số lƣợng tổ chức làm công tác ứng dụng chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp nhƣ vậy sẽ không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển sản xuất.

Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức này còn nhiều hạn chế, một phần do chính sách đãi ngộ cho khối cán bộ nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KH&CN nói chung và trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng chƣa tạo ra đƣợc động lực làm việc cho cán bộ với mức lƣơng chủ yếu vẫn theo ngạch bậc và hệ số của Nhà nƣớc và hầu nhƣ khơng có thêm các khuyến khích nào khác. Điều đáng lƣu ý là các quy định hiện hành về tài chính khơng có quy định về trích phần lợi nhuận đối với các hoạt động về ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN. Điều này đã làm cho hoạt động của các tổ chức KH&CN vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, chính sách đào tạo cán bộ vẫn chƣa có tính tập trung và chọn lọc cao dẫn đến hiệu quả đào tạo thấp, thậm chí bị sử dụng sai mục đích; kinh phí cho hoạt động này vẫn rất thấp nên chƣa đào tạo đƣợc nhiều kĩ năng cần thiết cho cán bộ nhƣ (ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ,…). Mặc khác, quy định về quản lý cán bộ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN theo giờ hành chính khơng phù hợp với công việc rất đặc thù này, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Để hoạt động của các tổ chức ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh phát triển đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất, trong thời gian đến cần có những giải pháp, những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức này, cụ thể nhƣ sau:

- Để nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế về tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đổi mới chính sách về quản lý hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cƣờng năng lực về cơ sở vật chất hạ tầng và kinh phí hoạt động, tiếp tục đổi mới chính sách về đầu tƣ và kinh phí nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hạ tầng và kinh phí trong các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nơng nghiệp góp phần đảm bảo chất lƣợng và nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu, chuyển giao cần tiếp tục đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực.

- Tạo môi trƣờng công bằng trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH&CN cần đổi mới các chính sách phát triển thị trƣờng công nghệ trong ngành nông nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và ứng dụng các chuyển giao tiến bộ KH&CN của đối tƣợng nhận chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN cần tăng cƣờng chính sách hỗ trợ bên nhận chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các vấn đề về hỗ trợ cho ngƣời nhận chuyển giao tiến bộ KH&CN đặc biệt chú ý đến ngƣời nghèo, ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số

về kiến thức, vốn,... nên đƣợc xem xét điều chỉnh để đảm bảo đủ năng lực cho ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

* Kết luận Chƣơng 2

Trong những năm qua, UBND tỉnh Gia Lai đã có những hoạt động cụ thể nhằm triển khai chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. Nhờ đó hoạt động ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ các đề tài đã tạo ra những mơ hình sản xuất thâm canh, an toàn, bền vững và ổn định. Công nghệ kỹ thuật mới đã tạo bƣớc đột phá, hình thành các vùng chun canh trồng cây cơng nghiệp đặc trƣng, trồng hoa công nghệ cao, rau an toàn, tạo giống lúa lai năng suất cao; đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của thị trƣờng trong cũng nhƣ ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn cịn nhiều bất cập về chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách thực sự có hiệu quả và bền vững; thiếu sự phát triển cân đối giữa chính sách khoa học và cơng nghệ đẩy và thị trƣờng kéo. Do đó, việc đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế các bất cập nêu trên là cần thiết. Trong khuôn khổ nội dung luận văn này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số chính sách tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai; đặc biệt là một số chính sách liên quan đến khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào đời sống nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Đó cũng chính là nội dung đƣợc giải quyết ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

TẠI TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)