Vai trị của chính sách tài chính trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 25 - 29)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Vai trị của chính sách tài chính trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên

quả nghiên cứu

Hoạt động ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, đánh giá hiệu quả của các dự án – đề tài sau khi kết thúc. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã hoàn thiện, ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực.

Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phục vụ quá trình đổi mới nhƣ nghiên cứu về Ðảng, hệ thống chính trị đã tập trung vào việc đổi mới công tác tƣ tƣởng và lý luận trong giai đoạn mới để từ đó định hình Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trong khoa học ứng dụng, hàng nghìn các kết quả nghiên cứu đã đƣợc ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bảy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ cơng nghệ trong các ngành cơng nghiệp đã có những tiến bộ vƣợt bậc. Ðiển hình nhƣ trong cơ khí chế tạo máy, các nhà khoa học nƣớc ta đã làm chủ đƣợc các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy công cụ nhƣ máy phay CNC, máy tiện,... đa chức năng, tiêu thụ trong nƣớc và bƣớc đầu xuất khẩu; ngành đóng tàu sau 15 năm đã rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với thế giới từ 70 đến 80 năm xuống còn 20 - 30 năm…

Trong nơng nghiệp, KH&CN đóng vai trị lớn về lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, thay thế giống nhập ngoại. Việc ứng dụng công nghệ mới giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đƣa nƣớc ta vào nhóm các nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà-phê, hạt tiêu, điều, cao su. Ðến nay, hơn 170 giống lúa đƣợc cơng nhận... Nhờ đó, hơn 80% diện tích lúa đã đƣợc trồng bằng các giống mới, năng suất lúa tăng cao, đƣa Việt Nam từ nƣớc thiếu lƣơng thực triền miên trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.

Để đạt đƣợc những thành tựu nêu trên, để có thể đƣa các kết quả nghiên cứu vào đời sống sản xuất thực tiễn thì “vốn” là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Ngân sách nhà nƣớc là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hƣớng kích thích phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhà nƣớc hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống, ví dụ: miễn giảm tiền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc của Nhà nƣớc; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nƣớc của hộ gia đình, cá nhân; hỗ trợ đầu tƣ nhân rộng giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 cũng nêu rõ “Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, khuyến công, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ đƣợc hỗ trợ, ƣu đãi về thuế và các ƣu đãi khác theo quy định của pháp luật để đƣa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” (khoản 4 – điều 45).

Đối với nguồn tài chính từ khu vực tƣ nhân: Theo Viện Chiến lƣợc và Chính sách, khu vực tƣ nhân ở Việt Nam mới chỉ đầu tƣ bằng khoảng 1/2 đầu tƣ của Nhà nƣớc cho R D. Năm 2011, trong khi đầu tƣ của Nhà nƣớc cho KH&CN xấp xỉ 700 triệu USD thì đầu tƣ của xã hội chỉ ở mức 300 triệu USD. Bởi vậy, Nhà nƣớc đã có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ cho R D, điển hình là quy định tại Luật KH&CN và Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập Quỹ Phát triển KH&CN. Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới, nguồn tài chính đầu tƣ cho R D quan trọng nhất và thiết thực nhất là từ khu vực tƣ nhân nhƣ: nghiên cứu chế tạo và

đƣa vào đời sống thực tiễn máy móc, cơng nghệ sản xuất mới, vật liệu mới… là lĩnh vực đầu tƣ của khu vực tƣ nhân.

1.5. Vai trò của các tổ chức dịch vụ, tƣ vấn, môi giới trung gian và các doanh nghiệp KH&CN cho việc ứng dụng kêt quả nghiên cứu vào thực tiễn

Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phải sử dụng công nghệ tiên tiến để đạt hiệu quả cao, chất lƣợng tốt. Do vậy KH CN đóng vai trị then chốt và quyết định. Việc phát triển thị trƣờng công nghệ sẽ tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất; thúc đẩy chuyển giao, đổi mới cơng nghệ, thiết bị,… góp phần tăng hàm lƣợng chất xám trong sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội phát triển.

Để tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất cần phải có các tổ chức dịch vụ, tƣ vấn, mơi giới trung gian và các doanh nghiệp KH CN hỗ trợ. Hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn có thể xảy ra một cách trực tiếp (không qua môi giới) giữa bên cung và bên cầu, hoặc gián tiếp (qua tổ chức môi giới); vật lý (mặt đối mặt) hay ảo (thông qua phƣơng tiện truyền thông). Các tổ chức trung gian, mơi giới có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thông tin, kết nối các bên cung cầu, hỗ trợ các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Từ trƣớc đến nay việc thiếu các văn bản quy định về thành lập cũng nhƣ hoạt động cho các tổ chức trung gian của thị trƣờng công nghệ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ cịn hạn chế và chƣa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội.

Tháng 6 năm 2014, thông tƣ số 16/2014/TT-BKHCN của Bộ KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trƣờng công nghệ ra đời đã khuyến thích việc thành lập các tổ chức KH&CN đóng vai trị trung gian, hỗ trợ các bên tham gia giao dịch trong thị trƣờng công nghệ, bao gồm: Trung tâm giao dịch công nghệ, sàn giao dịch công nghệ; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao công nghệ; Tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; Tổ chức cung cấp dịch vụ KH&CN khác cho các bên tham gia thị trƣờng cơng nghệ. Theo đó, thơng tƣ cũng quy định vai trị, trách nhiệm của các tổ chức trung gian, môi giới, các trung

tâm giao dịch công nghệ đối với thị trƣờng công nghệ, đối với việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào đời sống sản xuất.

Trung tâm giao dịch công nghệ, sàn giao dịch cơng nghệ có chức năng cung cấp cơng nghệ theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và đảm bảo cho các bên thực hiện giao dịch chào mua, chào bán, chuyển giao công nghệ một cách hợp pháp, an toàn và hiệu quả.

Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ có chức năng thúc đẩy hoạt động đặt hàng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp tác đầu tƣ nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ, chuyển giao công nghệ giữa tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và doanh nghiệp.

Tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ có chức năng hỗ trợ nghiệp vụ tính tốn giá trị tài sản trí tuệ cho các bên tham gia giao dịch cơng nghệ, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, góp vốn đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Tổ chức có chức năng mơi giới công nghệ; giám định - định giá công nghệ; cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ; cung cấp dịch vụ liên quan đến tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm; cung cấp dịch vụ tƣ vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia thị trƣờng công nghệ.

* Kết luận Chƣơng 1

Những lý thuyết về khái niệm chính sách, chính sách KH&CN nói chung cũng nhƣ chính sách tài chính trong lĩnh vực KH&CN nói riêng; vai trị của chính sách tài chính, của các tổ chức dịch vụ, môi giới, trung gian đối với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn sẽ góp phần định hƣớng và đề xuất nhóm giải pháp chính sách về tài chính của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại những vấn đề lý luận để đề xuất giải pháp thì chƣa đủ cơ sở. Vì vậy cần kiểm chứng thơng qua việc phân tích, đánh giá các tác động của chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời gian qua. Trong khuôn khổ nội dung luận văn này, việc đánh giá chính sách tài chính của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sẽ đƣợc xem xét trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2000 - 2010. Đó cũng chính là nội dung đƣợc giải quyết ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC

NÔNG NGHIỆP VÀO THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)