Chính sách tài chính hỗ trợ cho người dân áp dụng sản phẩm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 72)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.2. Chính sách tài chính hỗ trợ cho người dân áp dụng sản phẩm nghiên cứu

cứu khoa học

Trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, nông dân Việt Nam đang là lực lƣợng đơng đảo, nịng cốt nhất và có nhiều đóng góp đáng tự hào. Nơng dân chính là những ngƣời tích cực tham gia vào q trình xây dựng nơng thơn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; trong gìn giữ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.

Chuyển giao công nghệ tới những ngƣời sản xuất ở nông thôn là quá trình thực hiện hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, một trong những yêu cầu quan trọng của việc phát triển KH CN. Tuy nhiên, để ngƣời dân có thể tiếp cận, sử dụng những kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả, đem lại thu nhập cho chính bản thân ngƣời nơng dân cũng nhƣ tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội địi hỏi cần

phải có sự hỗ trợ thích đáng từ các cơ quan chức năng nói riêng và nhà nƣớc nói chung.

3.2.2.1. Chính sách tín dụng

Để thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, ngoài việc hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyển giao Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân sử dụng các kết quả nghiên cứu.

Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách tín dụng nhằm phục vụ sự phát triển nông nghiệp nông thôn nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Tại nghị định này đã có 08 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đối tƣợng, lĩnh vực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đã không đƣợc đề cập và nhận sự hỗ trợ cho vay của nhà nƣớc.

Chính vì vậy, trong thời gian tới để hỗ trợ cho ngƣời dân trong việc tiếp cận các dịch vụ tƣ vấn và ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Gia Lai cần tập trung thực hiện một số chính sách sau:

- Thành lập Quỹ ứng dụng kết quả nghiên cứu trong nơng nghiệp để có kinh phí hỗ trợ cho ngƣời dân trong quá trình sản xuất.

- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tƣ mua các giống cây trồng, giống vật nuôi là kết quả nghiên cứu để ngƣời dân phát triển sản xuất. Sự hỗ trợ này đƣợc áp dụng cho tất cả các địa phƣơng trên địa bàn tồn tỉnh, khơng phân biệt vùng khó khăn hay thuận lợi.

- Hiện nay, quy mơ sản xuất nơng nghiệp có xu hƣớng mở rộng và chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên. Trong khi đó theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP các quy định về mức cho vay khơng có tài sản bảo đảm là 50 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng đối với cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến nay khơng cịn phù hợp. Vì vậy cần nâng định mức cho vay tƣơng ứng với các đối tƣợng trên là 100 triệu đồng, 500 triệu đồng và 01 tỷ đồng để tạo điều kiện cho ngƣời dân mở rộng quy mơ sản xuất theo hƣớng cơ giới hóa và sản xuất bền vững.

- Hiện nay, theo Quyết định 497/QĐ-TTg ngƣời dân đang đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ cho vay vốn để mua các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp với mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa nhƣng khơng vƣợt quá 07 triệu đồng/ha và đƣợc hỗ trợ 4% lãi suất vay. Thiết nghĩ, đối với những hộ nông dân mạnh dạn ứng dụng các

giống cây trồng, giống vật nuôi là các kết quả nghiên cứu KH&CN thì mức hỗ trợ và lãi suất hỗ trợ trên là chƣa đủ điều kiện để ngƣời dân triển khai sản xuất. Nhà nƣớc nên tăng số vốn đƣợc vay để mua các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp lên là 15 triệu đồng/ha và hỗ trợ 50% lãi suất vay cho ngƣời dân.

3.2.2.2. Chính sách thuế

Với mục tiêu khuyến khích phát triển nơng nghiệp, giảm nhẹ đóng góp cho nơng dân thời gian qua đã có nhiều chính sách đƣợc ban hành. Qua đó, nơng dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đƣợc miễn giảm thuế nông nghiệp theo 2 mức 50% (phần diện tích ngồi hạn điền) và 100% (trong hạn điền).

Đối với mức tối thiểu 50% cho diện tích ngồi hạn điền nhƣng nếu ngƣời nơng dân sử dụng diện tích này để sản xuất, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và trồng trọt đúng quy hoạch, đƣợc miễn giảm thêm 25%; nếu ngƣời nông dân trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, … đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đƣợc miễn giảm thêm 25%.

3.2.2.3. Chính sách hỗ trợ đầu ra của sản xuất

Trƣớc hết cần có những chính sách để xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêu thụ nông sản. Khi ngƣời nông dân đã có sản phẩm từ việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trồng trọt, chăn ni để trao đổi trên thị trƣờng thì họ sẽ quan tâm đến lợi nhuận; lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào. Do đó, chính sách giá nơng sản cần chú ý đến tác động giữa giá tiêu thụ nơng sản và tính tốn đƣợc hết các đầu vào, đảm bảo lợi nhuận cho nơng dân; tránh tình trạng nơng dân bị ép giá, phải bán sản phẩm cho một thƣơng lái nhất định. Điều này có thể giải quyết thơng qua chính sách đấu thầu công khai sản phẩm nông sản của ngƣời dân.

Chính sách trợ giá nơng sản: Đối với các sản phẩm nơng sản có nguồn cung cấp xa nơi tiêu thụ, dễ bị thƣơng lái ép giá; cần có chính sách trợ giá nơng sản thơng qua việc trợ giá chi phí lƣu thơng vận chuyển từ nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa ra thành thị, ra thị trƣờng.

3.2.3. Chính sách tài chính hỗ trợ xây dựng tổ chức nông dân và hiệp hội ngành hàng

Trong điều kiện các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc xuất phát từ nhu cầu của thực tế. Các kết quả nghiên cứu đƣợc các đơn vị chuyển giao của nhà nƣớc cũng nhƣ các

doanh nghiệp tƣ nhân chuyển giao ứng dụng. Qua đó ngƣời dân đã phần nào tiếp cận đƣợc với những kỹ thuật canh tác mới, những chế phẩm hữu ích, những giống cây trồng, vật nuôi chất lƣợng, cho năng suất cao và đã từng bƣớc ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất. Sản phẩm do ngƣời nơng dân tạo ra ngày càng có giá trị cao về mặt kinh tế. Nhƣng để những kết quả đó thật sự tạo ra giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập và đời sống của ngƣời dân khơng thể thiếu đƣợc vai trị của dịch vụ và thị trƣờng.

Nơng dân, thậm chí doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp đều có quy mơ nhỏ, vốn ít, do vậy khả năng vƣơn ra thị trƣờng trực tiếp là khó khăn. Hơn nữa, sự cạnh tranh không lành mạnh đơi khi cũng đã làm tổn hại đến uy tín của quốc gia và gây tổn thất cho ngƣời sản xuất. Do vậy, nhà nƣớc cần hỗ trợ để hình thành các hình thức hợp tác của nơng dân nhƣ hiệp hội, hợp tác xã theo từng ngành hàng cụ thể.

3.2.3.1. Chính sách tín dụng

Thị trƣờng tiêu thụ nơng sản, mặc dù cịn nhiều cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với ngƣời nông dân cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp. Để nâng cao đƣợc giá trị của các mặt hàng nông sản là sản phẩm của các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nơng nghiệp, ngồi việc phải có thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa cịn phải có cơng nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Đây là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên cũng nhƣ tạo đƣợc tính cạnh tranh cho sản phẩm nơng sản khi ra thị trƣờng.

Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thƣơng của tỉnh Gia Lai cho thấy: hiện nay, nơng dân đang gặp khó khăn về thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm nơng nghiệp. Từ thực tế đó nhà nƣớc cần có giải pháp hỗ trợ cho thị trƣờng nông sản, hỗ trợ cho sản phẩm của các kết quả nghiên cứu khoa học một cách hợp lý:

- Tùy vào đặc điểm từng địa phƣơng, từng vùng nguyên liệu mà chính quyền địa phƣơng quyết định hoặc khuyến khích thành lập các tổ thu mua, hay các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ cho ngƣời dân trong việc thu mua và tìm thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm. Để ra đời, phát huy tốt tác dụng và hỗ trợ đƣợc cho ngƣời dân đòi hỏi các tổ chức này phải chủ động đƣợc nguồn vốn để thu mua, nguồn thông tin để

tiếp cận thị trƣờng. Để có đƣợc những điều đó vai trị hỗ trợ của Nhà nƣớc là không kém phần quan trọng.

Để tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động Nhà nƣớc cần hỗ trợ vốn ban đầu dựa vào nguồn kinh phí cho vay của Ngân hàng phát triển của tỉnh. Nếu có số vốn dồi dào các tổ chức, hiệp hội ngành hàng sẽ tiến hành thu mua sản phẩm của ngƣời dân, đầu tƣ nhà kho cất trữ theo hƣớng hiện đại để bảo quản sản phẩm, chờ sản phẩm đƣợc giá sẽ tiến hành bán ra thị trƣờng. Qua đó, giúp cho ngƣời nơng dân hạn chế đƣợc tình trạng ép giá của tƣ thƣơng. Nhằm hỗ trợ và khuyến khích sử dụng các kết quả nghiên cứu nên nguồn vốn vay cần có thời gian vay dài hạn với lãi suất ƣu đãi thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại. Trong 03 năm đầu hoạt động của các tổ chức này Nhà nƣớc khơng nên tính lãi suất đối với số vốn đƣợc vay hỗ trợ. Trong những năm tiếp theo Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ 50% lãi suất cho vay.

Đối với giải pháp thế chấp khi vay, nhà nƣớc nên bảo trợ để các tổ chức này có thể đƣợc vay tín chấp. Ngồi việc hỗ trợ vay vốn nhà nƣớc cần hỗ trợ cho các tổ chức này 50% kinh phí để vận hành bộ máy hoạt động.

Ngoài ra, tỉnh cần ban hành văn bản hƣớng dẫn về các tiêu chí cụ thể để xác định các đơn vị hỗ trợ cho sản phẩm của các kết quả nghiên cứu khoa học cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ.

- Một giải pháp đặt ra cho nơng nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm nơng nghiệp của tỉnh Gia Lai nói riêng là ngồi nắm giữ đƣợc nguồn giống tốt, kỹ thuật canh tác tiên tiến thì cần đầu tƣ khoa học cơng nghệ theo chuỗi ngành hàng, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch. Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ giảm tổn thất sau thu hoạch bằng hình thức cho vay vốn để đổi mới máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Trung ƣơng đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ đổi mới công nghệ,… và việc sử dụng các quỹ hỗ trợ này ngày càng đƣợc cải thiện thơng thống và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, một mặt tỉnh Gia Lai cần tiếp tục khai thác tốt các nguồn quỹ của Trung ƣơng, nhƣng đồng thời cần chủ động thành lập các quỹ riêng tại địa phƣơng đáp ứng cho nhu cầu đầu tƣ đổi mới công nghệ của Gia Lai, cụ thể là thành lập và đƣa vào hoạt động Quỹ Phát triển KH&CN, Quỹ đổi mới công nghệ của tỉnh Gia Lai. Đồng thời, dành tỷ lệ thích đáng nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ. Đây là điều tỉnh Gia Lai cần giải quyết ngay vì khi đầu tƣ chiều sâu, đổi

mới cơng nghệ thì các doanh nghiệp phải chịu rủi ro cao, cần vốn đầu tƣ lớn và thời gian thu hồi vốn thƣờng lâu hơn bình thƣờng. Do vậy, nếu khơng có hỗ trợ của nhà nƣớc thì doanh nghiệp sẽ ngại đầu tƣ, cịn ngân hàng thì ngại cho vay, hậu quả là các doanh nghiệp khó phát triển, sản phẩm của các kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc sản xuất ra nhƣng khó có cơ hội mở rộng thị trƣờng.

Theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tƣớng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp cũng đã đề cập đến việc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thƣơng mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc để thực hiện các dự án đầu tƣ dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, mức vay tối đa nên là 100% giá trị của dự án thay vì là 70% nhƣ hiện nay.

3.2.3.2. Chính sách thuế

Ngồi việc đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ về vốn vay và lãi suất vay thì thuế cũng là một lĩnh vực cần đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ để các tổ chức, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau thu hoạch hoạt động.

- Nhà nƣớc cần hồn thiện các cơng cụ khuyến khích về thuế, mở rộng đối tƣợng và tạo điều kiện để các đối tƣợng có liên quan biết và hƣởng các ƣu đãi về thuế để đầu tƣ kinh doanh, đầu tƣ đổi mới công nghệ.

- Các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức hay doanh nghiệp đƣợc thành lập để hỗ trợ thị trƣờng cho ngƣời dân đƣợc miễn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận thu đƣợc từ việc kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm của các kết quả nghiên cứu khoa học.

- Tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ giảm tổn thất sau thu hoạch, nhất là đối với đầu tƣ nâng cấp đổi mới công nghệ. Thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm đầu kể từ khi doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm thu hồi vốn đầu tƣ, có năng lực tài chính để tiếp tục đổi mới cơng nghệ.

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ bổ sung

Ngân sách chi cho hoạt động KH CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung đƣợc gia tăng hàng năm và bƣớc đầu đã giành đƣợc sự quan tâm đầu tƣ hỗ trợ ứng

dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế ở các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ vẫn còn quá thấp, chỉ bằng 0,38% tổng chi ngân sách địa phƣơng, tức là ít hơn 5 lần so với quy định chi ngân sách dành cho KH&CN (2%). Hơn nữa, việc tiếp cận các nguồn vốn Trung ƣơng để hỗ trợ cho ứng dụng kết quả nghiên cứu còn hạn chế, chủ yếu qua một số dự án thuộc Chƣơng trình Nơng thơn miền núi. Việc đầu tƣ ngân sách còn dàn trải, hiệu quả đầu tƣ chƣa cao nên chƣa thật sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Trong thời gian đến, để thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tỉnh Gia Lai cần đầu tƣ hơn nữa nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc (cả ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng) cho hoạt động KH&CN nói chung và cho hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu nói riêng. Thông qua ngân sách nhà nƣớc cũng phần nào định hƣớng cho nguồn đầu tƣ từ các nguồn khác để thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Từ thực tế trên, tác giả có những đề xuất nhƣ sau:

- Bên cạnh chính sách hỗ trợ kinh phí để các đề tài ứng dụng kết quả, hàng năm Tỉnh cần bố trí đủ mức chi ngân sách cho hoạt động KH CN đạt tỷ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách theo luật định; tăng cƣờng các nguồn vốn khuyến nông để hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)