Luận cứ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 64 - 68)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Luận cứ thực tiễn

3.1.1. Thực trạng chính sách Khoa học và Cơng nghệ tại Việt Nam

Để tăng cƣờng phát triển Khoa học và Công nghệ, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy đầu tƣ phát triển KH CN, tạo động lực và nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣ: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Năng lƣợng nguyên tử, Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ…

Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về các chính sách và giải pháp tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN. Theo đó, các doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động KH CN sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhất định về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất...

Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ Phát triển KH CN Quốc gia nhằm thu hút các nguồn lực tài chính khác nhau đầu tƣ cho KH&CN.

Năm 2004, Thủ tƣớng phê duyệt Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 về Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH CN trong đó có nội dung “Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tƣ tài chính cho hoạt động KH CN”.

Tháng 4/2012, Thủ tƣớng phê duyệt Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lƣợc phát triển KH CN giai đoạn 2011-2020. Theo đó, định hƣớng đổi mới đƣợc xác định cụ thể là: Phấn đấu tăng tổng đầu tƣ xã hội cho KH CN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% vào năm 2020; huy động các nguồn vốn ngoài NSNN cho hoạt động này. Xây dựng quy định về ngun tắc, tiêu chí và quy trình phân bổ kinh phí ngân sách đầu tƣ cho KH CN; Xây dựng cơ chế có thể điều tiết ngân sách KH CN đã phân bổ phù hợp với nhu cầu, năng lực và tình hình thực tế sử dụng ngân sách…

Tháng 10/2012, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số bộ, ngành liên quan đang xây dựng Ðề án "Phát triển KH CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" trình Ban Chấp hành Trung ƣơng (Khóa XI). Ðề án tập trung giải quyết những khâu yếu và ách tắc đang cản trở sự phát triển và đóng góp của KH CN trong quá trình CNH, HÐH đất nƣớc. Một trong những mục tiêu quan trọng Ðề án đƣa ra là khắc phục đƣợc về cơ bản những rào cản chính về cơ chế, chính sách đang cản trở sự phát triển KH&CN hiện nay, đặc biệt là giải pháp, chính sách đầu tƣ, tài chính cho KH CN.

Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH CN (thay thế Luật KH CN năm 2000) khẳng định rõ mức chi ngân sách hàng năm cho KH CN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH CN. Việc giao kinh phí sẽ áp dụng giải pháp khốn, Nhà nƣớc đặt hàng và Quỹ để triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tránh đƣợc việc phải lo quyết tốn hàng năm.

Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Nghị định này quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các Điều 52, 53, 54, 58 và 63 của Luật Khoa học và Công nghệ về đầu tƣ, cơ chế tài chính và một số nội dung cần thiết về dự toán ngân sách nhà nƣớc, nội dung chi cho hoạt động KH&CN và quản lý nhà nƣớc về quỹ phát triển KH&CN.

3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước

3.1.2.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Nhật Bản đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ với rất nhiều nỗ lực nhằm tăng năng suất lao động trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con ngƣời. Một biểu hiện rõ nét của quá trình này là sự tăng trƣởng đáng kể những khoản đầu tƣ dành cho R D (nghiên cứu và triển khai). Điều này đóng góp rất lớn cho việc gia tăng năng suất của toàn ngành cơng nghiệp nói chung, và kết quả cuối cùng của nó là đóng góp cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Trong thời kỳ chiến tranh, phần lớn các cơ sở chế tạo của Nhật Bản đều bị phá hủy từ cơ sở nhà xƣởng, máy móc, thiết bị… thế nhƣng sự phục hồi sau chiến tranh của ngành cơng nghiệp chế tạo này lại có thể đƣợc coi là điển hình cho sự phục hồi sau chiến tranh của nền kinh tế Nhật Bản. Những cơ sở sản xuất với công nghệ lạc

hậu thời kỳ trƣớc chiến tranh đã đƣợc thay thế bằng những dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại, giúp cho Nhật Bản có đủ khả năng để cạnh tranh với các nƣớc công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Một trong những sự vƣợt trội đó là nỗ lực của các công ty tƣ nhân đã đầu tƣ những khoản tiền khổng lồ cho R D. Năng suất giới hạn của Nhật Bản trong tổng vốn đầu tƣ của ngành công nghiệp đã vƣợt xa Mỹ và các nƣớc Châu Âu. Năng suất giới hạn trong đầu tƣ R D (tỷ lệ thu hồi vốn trong đầu tƣ R D) cao hơn nhiều so với đầu tƣ bằng vốn, tỷ lệ thu hồi vốn trong đầu tƣ R D nội địa ln đƣợc duy trì ở mức khá cao so với các nƣớc công nghiệp phát triển khác. Tỷ lệ thu hồi vốn trong đầu tƣ R D ln đƣợc duy trì ở mức độ cao nhƣ vậy đã dẫn đến sự nỗ lực hơn nữa của các công ty tƣ nhân trong việc gia tăng đầu tƣ vào R D và điều này luôn gắn liền với sự gia tăng trong đầu tƣ vốn. Nhƣ vậy, sự hỗ trợ mang tính bổ sung giữa đầu tƣ về cơng nghệ và vốn đã làm cho ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản có đƣợc bƣớc phát triển nhanh chóng và vƣợt trội, thay thế tồn bộ máy móc thiết bị lạc hậu bằng cơng nghệ mới và hiện đại hơn, từ đó góp phần ngƣợc trở lại thúc đẩy trình độ cơng nghệ và năng suất tăng cao hơn. Nhờ đó mà nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trƣởng nhanh chóng bởi tác động của sự phát triển công nghiệp. Tỷ lệ GDP của Nhật Bản so với thế giới vào năm 1960 là 4,1%, tăng lên 6,4% vào năm 1970 và đạt 9,1% vào năm 1980. Đặc biệt con số này đã tăng lên 14,8% vào năm 1990.

3.1.2.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ đầu tƣ cho R&D cao nhất, bên cạnh Thụy Điển, Phần Lan và Nhật Bản. Trong vòng mƣời năm, tỷ lệ đầu tƣ cho KH&CN của Hàn Quốc đã tăng từ 2,3% lên 3,7% GDP vào năm 2010. Ngân sách nhà nƣớc dành cho nghiên cứu năm 2011 và 2012 tăng lần lƣợt là 8,7% và 7,3%. Theo kế hoạch tài chính trung hạn thì mức tăng năm 2013 là 6,0%, 2014 là 4,9% và 2015 là 3,0%.

Hàn Quốc có đƣợc những thành tựu đáng nể về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hƣớng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tƣ cho R D.

Năm 1989, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Kotec để triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp cơng nghệ mới. Nhiệm vụ của Kotec là đóng góp cho nền kinh tế quốc gia bằng việc cung cấp các bảo lãnh tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các doanh nghiệp cơng nghệ mới, thúc đẩy sự phát

Quy trình chung cho phƣơng pháp bảo lãnh công nghệ của Kotec đƣợc tiến hành theo các bƣớc: xin vay vốn; tƣ vấn và nộp đơn xin bảo lãnh công nghệ; đánh giá và điều tra tín dụng; phê duyệt bảo lãnh cơng nghệ; cấp giấy bảo lãnh; quyết định cho vay. Ví dụ, một doanh nghiệp cơng nghệ nhỏ, khơng thể có các tài sản thế chấp hữu hình ứng dụng cho bảo lãnh công nghệ. Kotec sẽ đánh giá khả năng trả nợ và giá trị cơng nghệ của cơng ty đó và đứng ra đầu tƣ. Phần lớn, các ngân hàng đều dựa trên sự nghiên cứu và phê duyệt của Kotec để quyết định cho doanh nghiệp đó vay hoặc tăng thêm các khoản vay.

Hàn Quốc có một hệ thống chính sách đa dạng hỗ trợ tài chính cho R D, từ hỗ trợ trả lƣơng chuyên viên nghiên cứu tới giảm thuế thu nhập, giảm thuế nhập khẩu thiết bị phục vụ nghiên cứu. Một số ví dụ về chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nƣớc cho đầu tƣ R D:

Hỗ trợ trả lương: Hỗ trợ 80% tiền lƣơng hằng năm cho mỗi chuyên gia, tối đa

là 30 nghìn USD trong 2 năm đầu tiên.

Hồn thuế: Hồn 15% chi phí đầu tƣ cho R D và đào tạo nhân lực trong mỗi

năm đóng thuế; hoặc hồn 40% chi phí trung bình hằng năm của 4 năm gần nhất đầu tƣ cho R D và đào tạo nhân lực.

Giảm thuế nhập khẩu: Giảm 80% thuế nhập khẩu thiết bị phục vụ nghiên cứu:

hóa chất, hàng hóa sơ chế đầu vào, nguyên vật liệu, và vật mẫu.

Miễn thuế của địa phương: Miễn thuế VAT, thuế trƣớc bạ đối với nhà cửa và

đất đai phục vụ các mục tiêu R D.

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho kỹ sư nước ngoài: Trong 5 năm với chuyên

gia phục vụ R D trong lĩnh vực công nghiệp cần sử dụng nhiều công nghệ trong danh sách đƣợc Nhà nƣớc quy định.

Hệ thống ghi nhận công nghệ mới: Để bảo đảm việc hỗ trợ tài chính cho đầu

tƣ R D đƣợc chính xác, Hàn Quốc có hệ thống ghi nhận cơng nghệ mới, gọi là hệ thống chuẩn KT, đƣợc xác lập bởi Bộ KH&CN, và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc. Hệ thống này hỗ trợ những sản phẩm công nghệ mới đang trong giai đoạn tiếp cận thị trƣờng. Bất kỳ cơng nghệ mới nào đạt chuẩn KT thì cơng ty phát kiến sẽ đƣợc hỗ trợ dƣới dạng quyền ƣu tiên bán cho các cơ quan Nhà nƣớc; quyền ƣu tiên đăng ký kinh phí từ quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các quỹ phát triển cơng nghệ của các ngân hàng thƣơng mại; quyền ƣu tiên quảng bá tại những chiến dịch truyền thông hội chợ triển lãm công nghệ.

3.1.2.3. Kinh nghiệm từ Singapore

Chính phủ Singapore đã dành 3% GDP cho nghiên cứu phát triển công nghệ cao, với 8 hƣớng nghiên cứu chính đƣợc ƣu tiên. Với đội ngũ nhà nghiên cứu ít hơn

3% GDP đầu tƣ cho khoa học của Singapore lại trở thành con số khổng lồ nếu tính bình qn trên mỗi nhà khoa học.

Thành công lớn nhất gần đây của Singapore là thu hút đƣợc một lƣợng rất lớn các chuyên gia đầu ngành từ các nƣớc Âu, Mỹ, Nhật, Úc đến làm việc và giữ các chức vụ lãnh đạo các nhóm và Viện nghiên cứu ở Singapore. Bên cạnh đầu tƣ cho nghiên cứu, chính phủ Singapore cũng dành một tỉ lệ khá lớn cho R D và cũng thu hút đƣợc một lƣợng đầu tƣ đáng kể cho danh mục này từ khối ngồi chính phủ. Cơ quan tham vấn và quản lý các vấn đề khoa học và cơng nghệ chính của Singapore là A*STAR đƣợc thành lập từ năm 1991 đã quản lý rất hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ chính phủ và khối tƣ nhân. Một điều rất đáng chú ý là trong hội đồng lãnh đạo của A*STAR, bên cạnh các chuyên gia ngƣời Singapore, chính phủ Singapore đã mời đƣợc những chuyên gia lớn trên thế giới từ các nƣớc Anh, Mỹ, Châu Âu (ví dụ nhƣ GS George Radda, chuyên gia y khoa của Đại học Oxford, TS. William W. Chin của Đại học Harvard, Ronald Oxburgh chuyên gia hội đồng tƣ vấn chính phủ Anh về khoa học và cơng nghệ…).

Gần đây nhất, chính phủ Singapore đã quyết tâm phát triển một số hƣớng công nghệ cao mũi nhọn nhƣ công nghệ lƣu trữ dữ liệu thế hệ mới, spintronics, công nghệ y sinh và xử lý nƣớc sạch. Một chƣơng trình trọng điểm về công nghệ lƣu trữ gần đây đang đƣợc ráo riết phát triển với mục tiêu phát triển bộ nhớ RAM từ điện trở thế hệ mới đạt mật độ lƣu trữ 10 Tb/in2, với đầu tƣ lớn từ hãng Micron và Seagate4 vào nhóm nghiên cứu spintronics của Viện Nghiên cứu Lƣu trữ Thông tin (Data Storage Insitute) với tổng đầu tƣ ƣớc tính lên đến 100 triệu USD cho thấy Singapore khát khao nhƣ thế nào trong đột phát công nghệ. Với những cố gắng của các nhà khoa học Singapore và sự quyết tâm cao của chính phủ trong điều hành và quản lý, Singapore đã vƣơn lên trên bản đồ kinh tế tri thức thế giới, xếp hạng 19 trên tổng số 145 nƣớc, vùng lãnh thổ khảo sát và đứng đầu Đông Nam Á về minh bạch trong quản lý tài chính, đầu tƣ, chặt chẽ trong quản lý và đầu ra cho các sản phẩm khoa học cộng với đầu tƣ tập trung có trọng điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)