Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 29 - 31)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nƣớc biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Ở Gia Lai, đỉnh cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh (Kbang) cao 1.748m. Địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam và thoải dần từ Tây sang Đơng, nét nổi bật của địa hình tỉnh Gia Lai có tính phân bậc, các bậc cao thƣờng nằm phía Đơng.

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trƣờng Sơn có lƣợng mƣa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trƣờng Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Theo phân loại của FAO – Unesco, đất đai của tỉnh Gia Lai gồm các loại sau: - Nhóm đất phù sa: diện tích 64.218 ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nƣớc, tầng đất dày, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nƣớc và cây hoa màu lƣơng thực.

- Nhóm đất xám: diện tích 364.638 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên, tập trung dọc sơng Ba, sơng Ayun. Đƣợc hình thành trên nền phù sa cổ, đá mắc ma axit và đá cát, đất có thành phần có giới nhẹ, dễ thốt nƣớc, nghèo dinh dƣỡng. Đất thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433 ha, chiếm 48,69% diện tích tự nhiên. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp dày ngày (chè, cà phê, cao su), cây ăn quả.

- Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. Nhóm đất ở độ cao 300-700m, thích nghi cho trồng rừng, khơi phục thảm thực vật bề mặt bảo vệ đất.

- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: diện tích 164.751 ha, chiếm 10,6% diện tích tự nhiên. Loại đất này khơng có khả năng cho sản xuất nơng nghiệp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai

2.1.2.1. Tình hình kinh tế

a. Nơng - lâm nghiệp

- Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng đạt 492.174,4 ha, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản ƣớc đạt 8.849 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp 8.700 tỷ đồng, lâm nghiệp 117 tỷ đồng, thủy sản 32 tỷ đồng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 542.926 tấn, trong đó thóc 330.516 tấn. Sản lƣợng một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày tăng so cùng kỳ nhƣ mía tăng 13,2%, cao su tăng 2,74%, cà phê tăng 12,5%, hồ tiêu tăng 15,2%, chè tăng 7,4%.

- Tại thời điểm ngày 01/10/2013 đàn trâu có 14.316 con, đàn bị 351.050 con, đàn heo 433.222 con, nhu cầu thịt, trứng trên địa bàn đƣợc đảm bảo.

- Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7 ha đất cho rừng sản xuất nên tỉnh Gia Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp. Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác từ rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lƣợng cao. Gia Lai cịn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy….

b. Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 7.531 tỷ đồng, trong đó: cơng nghiệp khai thác tăng 10,6%; công nghiệp chế biến tăng 16,7%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 2,6%; cấp nƣớc và hoạt động xử lý rác thải tăng 42,5%. Các sản phẩm tăng so với năm 2012 nhƣ: sản phẩm cơ khí tăng 9,2%; gạch nung 13,8%, gỗ tinh chế 20,2%, đƣờng 16%, chè 5,1%, tinh bột sắn 8,4%, phân vi sinh 42%,... riêng điện chỉ đạt 99% kế hoạch, tăng 1,5% so với cùng kỳ; xi măng đạt 31,3% kế hoạch, giảm 25,3%; đá granit đạt 75% kế hoạch.

2.1.2.2. Tình hình xã hội

a. Giáo dục - Đào tạo

Cơ sở vật chất trƣờng lớp học đƣợc đầu tƣ từ nhiều nguồn vốn; các chƣơng trình mục tiêu, các dự án tiếp tục triển khai để nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các ngành học, cấp học. Đầu năm học 2013-2014 tồn tỉnh có 363.928 học sinh, tăng 2,1% so với năm học 2012-2013; có 795 trƣờng học; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80,6%, huy động trẻ em 5 tuổi đến trƣờng đạt 99,1%;

150/222 xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đạt tỷ lệ 67,6%.

b. Y tế, dân số và kế hoạch hố gia đình

Ngành y tế đã tăng cƣờng công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai đúng quy định.

Mạng lƣới y tế tiếp tục đƣợc củng cố; đạt tỷ lệ 21,1 giƣờng bệnh/1 vạn dân; 42% xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế; bình quân 6,3 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 75%.

c. Văn hoá - Thể thao - Du lịch

Các địa phƣơng, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, triển lãm phục vụ các ngày lễ, Tết; triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Phong trào thể dục và thể thao phát triển; các hoạt động thể thao diễn ra sôi nổi; phối hợp tổ chức thành cơng các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, võ thuật, quần vợt, điền kinh...

Tính đến nay, có 162.090 lƣợt khách đến tỉnh, trong đó khách quốc tế đạt 6.496 lƣợt. Nhìn chung các hoạt động phục vụ du lịch của tỉnh có bƣớc phát triển nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)