vụ cho các hoạt động giáo dục VH của dân tộc Thái, Mông
Giám đốc Trung tâm HTCĐ xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc sát thực với điều kiện của Trung tâm HTCĐ; biên soạn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Trung tâm HTCĐ phù hợp với VH dân tộc Thái, Mông giúp hoạt động giáo dục VH dân tộc đi vào chiều sâu, phù hợp với tâm lý và nhu cầu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái, Mông giám đốc Trung tâm HTCĐ cần xác định rõ các hạt nhân cốt lõi của VH dân tộc Thái, Mơng là gì từ đó lập kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu đảm bảo cho việc giáo dục VH của 2 dân tộc kể trên. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung hoạt động cần thực hiện của Trung tâm HTCĐ, các điều kiện đảm bảo về nhân lực, vật lực, tài lực, có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của lãnh đạo trung tâm (giám đốc, các phó giám đốc), các cơ quan ban ngành đoàn thể của xã, trách nhiệm của các trưởng bản trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ.
Việc thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho hoạt động ở Trung tâm HTCĐ cần theo sát VH dân tộc Thái, Mông trên địa bàn và nhu cầu được học tập văn hóa thái mông không những của dan tộc bản địa mà của cả những người quan tâm và có liên quan. Tập trung vào bốn nhóm hoạt động giáo dục VH dân tộc là: hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu thuộc văn hóa vật chất, văn hóa phi vật chất.
Để thiết kế nội dung tài liệu cho hoạt động của Trung tâm HTCĐ có hiệu quả cao, cần chú ý thực hiện như sau:
- Trước khi thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu cần xác định rõ thiết kế và biên soạn cho ai (đối tượng là ai, có đặc điểm gì, nhu cầu gì?). Ở đây cần xác định rõ đối tượng thực hiện là người dân tộc thiểu số của cộng đồng thôn bản, họ hay là cho những người liên quan. Người chuyển tải nội dung và tài liệu đó cho học viên là GV và CTV của Trung tâm HTCĐ hay chuyên gia
về VHDT.
- Cần chú ý việc lựa chọn chủ đề sát với nhu cầu người dân và các vấn đề cấp bách của địa phương. Ví dụ người Thái, người Mơng có chữ viết riêng song hiện nay số người biết viết chữ Thái, Mơng rất ít, đặc biệt hiện tượng khơng biết nói tiếng dân tộc mình cũng khá phổ biến. Qua khảo sát nhu cầu muốn học viết và nói tiếng mẹ đẻ là rất cao. Hay người Mông ở huyện Tủa Chùa có Lễ hội Gầu tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mơng. Lễ hội là dịp để cúng tạ Trời Đất, thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng…Hiện nay, do thế hệ trẻ ít chú tâm đến văn hố truyền thống nên rất ít người hiểu về lễ tạ trời đất, song qua khảo sát nhu cầu của người dân nơi đây được tập huấn các chuyên đề về giáo dục văn hoá truyền thống là rất cần thiết.
- Khi thiết kế nội dung hoạt động và biên soạn tài liệu cần xác định rõ mục tiêu, xác định các kết quả cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên sau khi tham gia các hoạt động tại Trung tâm HTCĐ. Chẳng hạn soạn tài liệu về các quy định của pháp luật về giữ gìn VH dân tộc cần xác định rõ sau khi học xong học viên nắm được các kiến thức về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, phi vật thể tại địa phương; có kỹ năng thực hiện các hoạt động để giữ gìn VH dân tộc; có thái độ đúng trong việc nhìn nhận, đánh giá về hoạt động giữ gìn VH dân tộc. Mục tiêu khơng q nhiều để tránh sự quá tải về nội dung và sự không tập trung của tài liệu. Cần chú ý mục tiêu động viên, khuyến khích, nâng cao lịng tự tin của học viên khi tham gia học tập tại Trung tâm HTCĐ.
- Khi lựa chọn nội dung phải nhất quán với mục tiêu đã xác định, cách thể hiện nội dung phải căn cứ vào thực tế đời sống của các dân tộc, những điều họ quan tâm và trình độ học vấn của họ. Không nên ôm đồm mà chỉ chọn nội dung trực tiếp phục vụ cho mục tiêu, chẳng hạn nếu mục tiêu là giáo dục việc giữ gìn các thành tựu văn hố của nhận thức dân tộc Thái thì nội dung có thể giới thiệu về các loại hình văn học (truyện cổ tích dân gian Thái, phương
ngôn tục ngữ của người Thái, truyện thơ dân tộc Thái như “Sống chụ xon xao”, “Hiến Hom - Cầm Đơi”...); các loại hình nghệ thuật (múa sạp, múa xoè, thổi khèn bè, sáo, chiêng trống, hát Thái (khắp)...), luật tục của dân tộc Thái...
- Lựa chọn hình thức, tài liệu cho phù hợp với nội dung và mục tiêu: muốn hình thành kỹ năng thì soạn sách mỏng, muốn tun truyền khuyến khích thì dùng áp phích, muốn phê phán thì có thể vẽ tranh biếm hoạ... Hình thức tài liệu cũng phải phù hợp với thời gian: ít thời gian thì soạn áp phích, thời gian vừa phải thì soạn tờ gấp, thời gian nhiều có thể soạn sách mỏng hoặc sách tranh. Hình thức tài liệu cũng phải phù hợp với trình độ người học, đối với người dân ở các bản nên tăng kênh hình, giảm kênh chữ, chữ in to dễ đọc, nội dung dễ hiểu, ngôn từ sát với nếp suy nghĩ của dân tộc Thái, Mông.
- Soạn thảo nội dung tài liệu phải nhất quán với mục tiêu, diễn đạt ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không nên lạm dụng các thuật ngữ khoa học, lưu ý có chú thích với các từ khó. Cần chú ý hình minh hoạ để làm tăng tính hấp dẫn cho nội dung và dễ hiểu, dễ nhớ với người học. Hình minh hoạ phải có phong cảnh, cách ăn mặc, nhà cửa, đồ đạc phù hợp với cuộc sống, truyền thống của dân tộc Thái, Mông.