1.3. Một số vấn đề lý luận của hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
1.3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số và hoạt động giáo dục VH dân tộc
BSVH dân tộc là khái niệm được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, một số định nghĩa và nhận định sau sẽ góp phần làm sáng tỏ nội hàm khái niệm này:
Nhà dân tộc học Liên Xô (cũ) Iu. V. Bromlei cho rằng, nằm trong tiến trình lịch sử hình thành dân tộc, bản sắc dân tộc được hình thành và được nhận biết thông qua các sự vật, hiện tượng, các dấu vết... còn lưu lại ở cách ăn mặc, phong tục tập quán, cách giao tiếp, kỹ thuật sản xuất... tạo nên hiện tượng không thuần nhất giữa các dân tộc [34,tr12; 40].
Nhà thơ Tố Hữu phát biểu: “Trong đồng bào các dân tộc thiểu số, BSVH biểu hiện đậm đà nhiều mặt. Dân tộc nào cũng có tinh thần dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu, tính chân thật thuỷ chung, lòng thương người mến khách. Ở nhà sàn, ăn cơm nếp, uống rượu cần. Đội mũ, khăn, áo, quần nhiều màu sắc, đàn hát, nhảy múa đơng người… Những đức tính và nét sinh hoạt đó thường nổi bật trong đời sống của đồng bào ở miền núi” [18, tr.26].
Ông Vũ Oanh nguyên uỷ viên Bộ chính trị trung ương Đảng khẳng định: “Những tinh hoa văn hoá dân tộc, những cốt cách tâm hồn người dân tộc, những thẩm mỹ về ăn, mặc, quan hệ ứng xử, trong thơ, ca nhạc, hoạ… khơng ít thuần phong mỹ tục, cái hay, cái đẹp, tinh thần cao thượng của đồng bào dân tộc thiểu số có khả năng phong phú, đa dạng văn hố của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, niềm tự hào của bà con người dân tộc.” [18, tr.37].
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII định nghĩa: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” [02, tr.42,43].
Từ quan điểm được tổng thuật ở trên, có thể hiểu BSVH dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của BSVH dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của văn hoá dân tộc ta khơng chỉ biểu lộ ở lịng dũng cảm, đức hy sinh mà
cịn ở tinh thần đồn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.
Nói đến BSVH tức là ta nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là thể hiện ra ngồi. Nói BSVH dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những giá trị hạt nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hoá Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam.
BSVH dân tộc là những vấn đề căn cốt nhất, nền tảng nhất để làm nên nét riêng của cộng đồng dân tộc này so với cộng đồng dân tộc khác. Nó có tính ổn định vì phải trải qua q trình đúc kết, tích lũy và sàng lọc lâu dài. Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thơng qua vơ vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy. Nếu BSVH là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và có khả năng biến đổi cụ thể hơn. Từ quan niệm chung như vậy, có thể xem xét các sắc thái văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng của BSVH Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hịa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa.., tính duy tình trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên...
Như vậy BSVH dân tộc là một khái niệm khơng dễ xác định, nó khơng phải là một khái niệm có một nội hàm thống nhất mà có nhiều lớp khái niệm với các tầng nội hàm khác nhau. Tuy vậy, qua phân tích như trên có thể khẳng
định rằng BSVH dân tộc là hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống của dân tộc tạo thành những đặc trưng tiêu biểu, tiến bộ, riêng biệt, không thể trộn lẫn của một nền văn hoá, của một dân tộc. BSVH dân tộc biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển của một dân tộc. Trong luận văn, BSVH được hiểu hẹp hơn, đó là những đặc trưng tiêu biểu, tiến bộ, riêng biệt của các dân tộc thiểu số khu vực miền núi Tây Bắc của tổ quốc.
Trong luận văn, giữ gìn BSVH dân tộc là giữ lại những đặc trưng tiêu biểu, tiến bộ, riêng biệt, không thể trộn lẫn của nền văn hoá các dân tộc thiểu số khu vực miền núi Tây Bắc của tổ quốc. Theo Quyết định số 124/2003/QĐ- TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam thì việc giữ gìn BSVH dân tộc thiểu số được thể hiện qua những phương diện sau:
- Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hố, danh lam thắng cảnh, khu vực sinh thái đặc biệt, vườn quốc gia ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
- Sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, khí cụ, cơng cụ sản xuất, hàng thổ cẩm của các dân tộc thiểu số trong các bảo tàng, các trung tâm văn hoá, các triển lãm và trong đời sống hằng ngày; ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quý của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong đồng bào.
- Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc; sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số; tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số.
- Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống, VH ẩm thực của các dân tộc thiểu số.
truyền bá, giao lưu VH, thông tin kinh tế, khoa học - kỹ thuật, luật pháp, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp VH, thông tin, nâng cao mức hưởng thụ của đồng bào: Củng cố, phát triển về chất và lượng các đội chiếu bóng, đội thơng tin lưu động, các đội văn nghệ quần chúng, các thư viện, tủ sách kết hợp với các điểm Bưu điện - VH xã; tăng cường đưa VH, nghệ thuật về cơ sở phục vụ đồng bào với những nội dung, chương trình phù hợp; tăng cường củng cố, phát triển tồn diện hệ thống thơng tin cơ sở; đẩy mạnh các hình thức giao lưu VH, nghệ thuật giữa các vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng gia đình, bản VH; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH” tại các khu dân cư vùng dân tộc thiểu số.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nâng cao trình độ nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về VH dân tộc và năng lực quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên nịng cốt có đủ khả năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động VH, thông tin ở cơ sở. [10, tr.35,36].
1.3.4. Văn hóa dân tộc Thái, Mông và hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái, Mông
Tỉnh Điện Biên gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,42%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,3%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, Cống, Si La. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đặc sắc, gắn với cội nguồn, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt. Dân tộc Thái và dân tộc Mông tập trung ở huyện Tủa Chùa khá đông.
- Dân tộc Thái ở Điện Biên, chiếm 37,99% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái trắng). Ngôn ngữ tiếng Thái thuộc nhóm ngơn ngữ Tày- Thái. Trang phục đồng bào Thái: Nam giới mặc âu phục, vải thổ cẩm. Phụ nữ mặc áo cóm, váy, khăn piêu, với lối trang sức truyền thống riêng rất đặc sắc. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản có từ 40- 60 nóc nhà kề bên
nhau. Bản của người Thái thường ở vùng thấp, gần nguồn nước, gắn với sản xuất ruộng nước. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn ni gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái.
Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là: "Xống chụ xôn xao", "Khun Lú, Nàng Ửa". Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Đồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xịe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngồi nước, hấp dẫn đơng đảo khán giả. Hạn khuống, ném cịn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
- Dân tộc Mông là một trong ba dân tộc số đông ở Điện Biên chiếm 34.8% với 2 nhóm chính là Mơng trắng và Mông hoa. Người Mông nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mơng đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc...
Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập qn, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dịng họ người Mơng có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đàn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm,
rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hồ. Tất cả là những tài sản vơ giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.
Hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái – Mông nhằm phát huy những giá trị VH tốt đẹp các dân tộc thiểu số với mục đích nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển VH dân tộc; tích cực tuyên truyền để mở rộng và đa dạng hóa loại hình dạy chữ dân tộc trong trường phổ thông và trung tâm học tập cộng đồng là mục tiêu mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên hướng tới.
- Để bảo tồn, giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa, phải coi trọng những nội dung về văn hóa các dân tộc được lựa chọn để đưa vào các cơ sở giáo dục gồm:
Tổ chức dạy tiếng nói, chữ viết, các loại hình văn học nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thống của dân tộc phù hợp với điều kiện của các Trung tâm học tập cộng đồng.
Tổ chức cho người học tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh, các nghề thủ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực các dân tộc, các trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc.
Tổ chức giáo dục tìm hiểu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng.
Lựa chọn một số địa chỉ tại địa phương (bản) nơi đó tập trung phong phú đặc sắc phong tục tập quán lành mạnh, phát triển nghề thổ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực…để tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu.
1.4. Một số vấn đề lý luận của quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng Trung tâm học tập cộng đồng
1.4.1. Quản lý các thành tố của một hoạt động giáo dục VHDT
Muốn quản lý bất cứ cái gì trước hết phải thấu hiểu đối tượng quản lý a. Mục đích giáo dục VHDT: Mục đích giáo dục VH các dân tộc nhằm nâng
tộc cho học viên dân tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của toàn dân, sự đồng thuận của xã hội về công tác giáo dục giá trị VH các dân tộc. Giáo dục cho đồng bào các dân tộc hiểu được tầm quan trọng của các giá trị VH dân tộc, đặc biệt là với học sinh các dân tộc thiểu số.
b. Nội dung giáo dục VHDT: Khi mục đích giáo dục đã được xác định thì tiếp
theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi ta giáo dục VHDT là GD cái gì . Nội dung giáo dục VH các dân tộc tập trung mở rộng và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mở rộng tầm nhìn đối với xã hội và cộng đồng; biết trân trọng và giữ gìn, phát huy cái tốt, cái đẹp và biết loại trừ những hành vi thói quen xấu, phong tục tập quán lạc hậu. Từ đó, có định hướng nhận thức hiểu biết, giữ gìn giá trị VH dân tộc.
c. Phương pháp giáo dục VHDT: Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một
cách chu đáo thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu. Các biện pháp cơ bản cần thực hiện ngay trong các TTHTCĐ là: xây dựng chương trình giáo dục VHDT theo hướng lồng ghép, tích hợp với việc tổ chức các chuyên đề ngoại khố nhằm hình thành và phát triển nhân cách VH cho học sinh; phát triển các kỹ năng tìm hiểu các giá trị VH của dân tộc mình, thẩm thấu các giá trị VH tốt đẹp của dân tộc khác.
d. Đối tượng giáo dục VHDT: Đối tượng giáo dục VHDT là một lực lượng
đông đảo trong cộng đồng xã hội có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển