Biện pháp 5: Tăng cường huy động cộng động, coi trọng sự phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 81 - 84)

giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc

a. Mục tiêu biện pháp

Trung tâm HTCĐ là thiết chế GD của cộng đồng, cho cộng đồng, việc tăng cường sự phối hợp của các đơn vị trong việc tham gia với Trung tâm HTCĐ thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc vừa là mục đích vừa là phương thức tổ chức hoạt động. Trong công tác phối hợp phải xác định được cơ chế, chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan nhằm thống nhất về mục tiêu, chương trình, nội dung thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, trong từng hoạt động đơn vị nào là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính, đơn vị nào là đơn vị phối hợp, trong các đơn vị phối hợp thì mức độ tham gia của các đơn vị khác nhau như thế nào... Xác định cơ chế phối hợp càng rõ thì các đơn vị càng có trách

nhiệm trong hoạt động của Trung tâm HTCĐ.

Trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ, các ban ngành đoàn thể ở xã có trách nhiệm như sau:

- Các trường học trên địa bàn xã: Là cơ sở giáo dục trên địa bàn xã, các đơn vị trường học là nơi cung cấp GV, CTV cho Trung tâm HTCĐ, đồng thời các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn các xã cần tích cực tham mưu cho giám đốc Trung tâm HTCĐ thực hiện các nội dung hoạt động của các Trung tâm HTCĐ thuộc trách nhiệm được giao như mở lớp xoá mù chữ, bổ túc văn hoá, các chuyên đề về giáo dục cộng đồng..., giúp bổ túc cho giảng viên các ngành khác kiến thức và kỹ năng sư phạm để có thể tham gia giảng dạy hiệu quả tại Trung tâm HTCĐ. Ngoài ra các trường học có trách nhiệm cho Trung tâm HTCĐ mượn cơ sở vật chất trường lớp học để Trung tâm HTCĐ tổ chức các lớp học theo các chuyên đề giáo dục VH dân tộc.

- Ban VH&XH của xã: Với chức năng tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VH&XH trên địa bàn xã, ban VH&XH phải tích cực chủ động tham mưu cho giám đốc Trung tâm HTCĐ tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc. Đồng thời cán bộ VH&XH của ban tích cực tham mưu với phòng VH&TT huyện để tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, tài liệu nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ.

- Ban Tư pháp xã: Với chức năng tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thực thi pháp luật trên địa bàn xã, ban tư pháp xã cần tham mưu cho giám đốc Trung tâm HTCĐ trong việc mở các lớp học về chủ trương của Đảng và nhà nước về giữ gìn di sản văn hố nói chung và giữ gìn BSVH dân tộc nói riêng. Ví dụ như có thể mở lớp học tuyên truyền về luật di sản văn hố, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản của Bộ Văn hố và Thơng tin (nay là Bộ văn hoá thể thao và Du lịch) hướng dẫn việc thực hiện giữ gìn BSVH dân tộc tại cơ sở... Cán bộ tư pháp xã có thể tranh thủ sự giúp đỡ của phòng Tư pháp huyện để tổ

chức các lớp học tuyên truyền quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hố nói chung, giữ gìn BSVH dân tộc nói riêng.

- Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã: Với chức năng là cơ quan tập hợp các lực lượng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các ban ngành đoàn thể để xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn xã, Ban thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã cần chủ động phối hợp với Trung tâm HTCĐ trong việc tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng XHHT, về phát triển Trung tâm HTCĐ, về hoạt động giáo dục VH dân tộc. Đồng thời Uỷ ban MTTQ cần chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên ý thức trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động giáo dục VH dân tộc do Trung tâm HTCĐ tổ chức.

- Trạm y tế xã: Chủ động, tích cực tham mưu với giám đốc Trung tâm HTCĐ mở các lớp học về y học cổ truyền của các dân tộc thiểu số, các bài thuốc dân gian vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm về kinh phí, dễ tìm kiếm, dễ thực hiện, có giá trị trong chính thực tiễn cuộc sống của cộng đồng. Tham mưu để liên hệ với phòng y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế huyện trong việc giúp đỡ Trung tâm HTCĐ triển khai các nội dung học tập về y học cổ truyền của các dân tộc thiểu số.

- Các đoàn thể trên địa bàn xã (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đồn thanh niên, Cơng đồn cơ sở xã, Hội nông dân xã): Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tích cực tuyên truyền cho hội viên hội liên hiệp phụ nữ, các đồng chí cựu chiến binh, đồn viên đồn thanh niên, đồn viên cơng đồn, Hội viên hội nơng dân tại các bản ý thức trách nhiệm trong việc học tập, tìm hiểu về hoạt động giáo dục VH dân tộc và xây dựng XHHT, tích cực tham gia học tập, tham gia các hoạt động giáo dục VH dân tộc của Trung tâm HTCĐ.

- Trung tâm HTCĐ: Là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục khơng chính quy đặt trên địa bàn xã, các hoạt động học tập cho các đối tượng ngoài

nhà trường (chủ yếu là người lớn) và hoạt động giáo dục VH dân tộc phải được Trung tâm HTCĐ chủ động xây dựng kế hoạch, không chỉ trông chờ vào sự tham mưu đề xuất của các ban ngành đoàn thể của xã. Giám đốc Trung tâm HTCĐ phải xác định trung tâm là đơn vị chủ trì trong mọi hoạt động giáo dục VH dân tộc, các ban ngành đoàn thể của xã chỉ là các đơn vị phối hợp tham gia theo chức năng nhiệm vụ đã được pháp luật quy định và cơ chế phối hợp đã thống nhất. Có như vậy Trung tâm HTCĐ mới chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)