3.5.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
3.5.2. Đối tượng xin ý kiến
Là lãnh đạo các cấp (Chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện; Trưởng, phó phịng GD&ĐT; Trưởng, phó phịng VH&TT; Chủ tịch, phó chủ tịch hội khuyến học huyện; Chánh Văn phòng HĐND-UBND, Trưởng phòng NN&PTNT, giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm GDTX, Chủ tịch UBND các xã…); cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ (giám đốc và các phó giám đốc); GV, CTV các Trung tâm HTCĐ xã Xá Nhè, Mường Đun, Mường Báng, Tả Phìn và Sính Phình trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
(xem phụ lục 1.4).
3.5.3. Quy trình khảo nghiệm
Lập phiếu, nêu câu hỏi gửi phiếu tới các đối tượng xin ý kiến, sau đó thu lại để xử lý các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm ở 3 mức độ: rất cần thiết: 2 điểm; cần thiết: 1 điểm; không cần thiết: 0 điểm; rất khả thi: 2 điểm; khả thi: 1 điểm; không khả thi: 0 điểm. Tổng điểm sẽ được xếp theo thứ bậc về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ, GV, CTV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất TT Đánh giá Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội
dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hố của dân tộc Thái, Mơng
31 65 6 27 61 32
2 Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục văn hố dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc
67 35 0 60 38 4
3 Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hố dân tộc
55 40 7 54 37 11
4 Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn VHDT cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc.
59 39 4 40 44 18
5 Tăng cường huy động CĐ, coi trọng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện
các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
6 Coi trọng đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
41 52 9 37 43 22
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất TT Đánh giá Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tổng điểm Trung bình Thứ bậc Tổng điểm Trung bình Thứ bậc 1 Xây dựng kế hoạch, thiết kế
nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hoá của dân tộc Thái, Mông
127 1,24 6 115 1,12 7
2 Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục văn hoá dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc
169 1,65 1 158 1,54 1
3 Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hố dân tộc
150 1,47 4 145 1,42 3
4 Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn VHDT cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển
khai các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
5 Tăng cường huy động CĐ, coi trọng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
156 1,52 3 151 1,48 2
6 Coi trọng đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc
134 1,31 5 117 1,14 6
Kết quả ở các bảng trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả thi.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hố của dân tộc Thái, Mơng được đánh giá
tương đối cao về mức độ cần thiết (điểm trung bình đạt 1,24) nhưng tính khả thi chỉ ở mức độ trên trung bình (điểm trung bình đạt 1,12), có 31,4% số người được hỏi cho rằng không khả thi. Việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu tại các Trung tâm HTCĐ bước đầu đã có những thành tựu quan trọng là tiền đề để hoạt động giáo dục VH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ đi vào chiều sâu. Tuy vậy, việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung tài liệu giữ gìn BSVH dân tộc Thái, Mông mới dừng ở mức phản ánh các biểu hiện tiêu biểu nhất, chưa có nội dung hoạt động và tài liệu đi sâu vào bản chất văn hoá của từng dân tộc. Điều đó hồn tồn có thể cảm thơng khi mà tại cơ sở xã cán bộ có trình độ chun sâu về văn hố cịn rất hạn chế.
Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục văn hố dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi là cao nhất, điều đó cho
thấy việc đánh giá là khách quan, trung thực bởi tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ gắn với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc thiểu số là thuận lợi nhất, dễ thực hiện nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Các đặc trưng của dân tộc Thái, Mông như ham nhảy múa, mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ, uống rượu cần, ham thích tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao thể hiện rõ nhất tại các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc thiểu số như dịp tết nguyên đán, tết người Mông (tết dương lịch), tết độc lập (2/9)...
Biện pháp 3: Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hố dân tộc cũng được đánh
giá cao ở mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Thực tế cho thấy biện pháp này
bổ trợ rất hiệu quả cho biện pháp Tăng cường tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc, giúp hoạt động giáo dục VH dân tộc phát huy hiệu quả bền vững tại Trung
tâm HTCĐ.
Biện pháp 4: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn VHDT cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc và biện pháp 5: Tăng cường huy động CĐ, coi trọng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục văn hố dân tộc được đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi chỉ sau biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục văn hố dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc.
Biện pháp 6: Coi trọng đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cũng được đánh giá là cần thiết tuy rằng mức độ khả thi thấp
hơn mức độ cần thiết. Bởi lẽ trong thực tế quản lý Trung tâm HTCĐ, một số giám đốc Trung tâm HTCĐ do bận nhiều công việc nên chưa chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá nhiều khi mới tập trung vào các hoạt động chung của Trung tâm HTCĐ, ít có hoạt động kiểm tra, đánh giá mang tính chuyên đề về hoạt động giữ gìn
BSVH dân tộc.
Như vậy, trong 6 biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ thì 3 biện pháp được đánh giá cao hơn cả về
mức độ cần thiết và mức độ khả thi là biện pháp 2; biện pháp 4 và biện pháp 5. Trong đó, biện pháp 2 được đánh giá cao hơn cả do phù hợp với tâm lý các
dân tộc Thái, Mông. Tuy nhiên để quản lý phát triển bền vững các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ cần thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp nêu trên.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng XHHT và phát triển Trung tâm HTCĐ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, BSVH dân tộc; Xuất phát từ các nguyên tắc mang tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả và đồng bộ, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý phát triển các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Đó là: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hố của dân tộc Thái, Mơng. Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục VH dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc. Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn VH dân tộc. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giáo dục VH dân tộc. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục VH dân tộc.
Qua việc xin ý kiến lãnh đạo các cấp, giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm HTCĐ, GV, CTV các Trung tâm HTCĐ xã Xá Nhè, Mường Đun, Mường Báng, Sính Phình, Tả Phìn trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, các ý kiến cơ bản đã nhất trí và khẳng định 6 biện pháp được hỏi là cần thiết và phải tích cực triển khai thực hiện trong công tác quản lý của các giám đốc Trung tâm HTCĐ để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục VH dân tộc. Như vậy, với các biện pháp nêu trên, nếu được thực hiện tích cực, đồng bộ chắc chắn hoạt động giáo dục VH dân tộc sẽ thu được nhiều kết quả, thiết thực góp phần xây dựng XHHT và giữ gìn BSVH dân tộc trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trung tâm HTCĐ là thiết chế GD của cộng đồng, vì cộng đồng, là mơ hình giáo dục mới trong xã hội hiện đại, là cơ sở GDTX ở cấp xã. Với các hoạt động học tập đa dạng, linh hoạt, Trung tâm HTCĐ đã thực sự trở thành trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng dân cư ở cấp xã đáp ứng nhu cầu học tập phong phú và nhu cầu tham gia các hoạt động văn hố của nhân dân, trong đó có hoạt động giáo dục VH dân tộc.
Việc giữ gìn BSVH dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập, mở cửa ngày càng sâu sắc với thế giới, các giá trị mới (cả tích cực và tiêu cực) có điều kiện du nhập và ảnh hưởng. Hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ được chia thành 4 nhóm là: hoạt động giữ gìn thành tựu thuộc văn minh vật chất, hoạt động giữ gìn thành tựu VH của nhận thức, thành tựu của VH ứng xử, thành tựu của VH tổ chức đời sống của các dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt các hoạt động trên của Trung tâm HTCĐ sẽ góp phần giữ gìn BSVH dân tộc trong cộng đồng dân cư.
Trong 5 năm trở lại đây, các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa có bước phát triển nhanh cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng các hoạt động. Trong các hoạt động của Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, hoạt động giáo dục VH dân tộc đã được quan tâm như các hoạt động duy trì các phong tục lành mạnh của các dân tộc thiểu số, hoạt động VH văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian được các Trung tâm HTCĐ tổ chức tương đối tốt. Bên cạnh đó, một số hoạt động như giữ gìn các thành tựu của văn minh vật chất, tổ chức các lớp học về các thang giá trị trong ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với môi trường xã hội của các dân tộc thiểu số chưa được các Trung tâm HTCĐ quan tâm thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu do trước mắt người dân có nhu cầu cấp thiết được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, do thiếu kinh phí và khơng có các chun gia hiểu biết sâu sắc về văn hoá...
Thực tế cho thấy, giám đốc các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa thực hiện tương đối tốt công tác tuyên truyền vận động và tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc nhân các ngày lễ hội. Công tác xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn, phối hợp giữa các ban ngành và tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VH dân tộc đã được quan tâm. Các biện pháp trên đã phát huy hiệu quả, tuy vậy tính hệ thống chưa cao, chưa tiến hành thường xuyên nên các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ chưa phát huy hết lợi thế của mình.
Căn cứ cơ sở lý luận về quản lý Trung tâm HTCĐ, hoạt động, giáo dục VH dân tộc; căn cứ thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý phát triển các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý phát triển các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ.
Qua xin ý kiến của lãnh đạo các cấp, giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm HTCĐ, GV, CTV các Trung tâm HTCĐ về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, các đồng chí được hỏi ý kiến đều nhất trí cao và khẳng định những biện pháp đã nêu là cần thiết phải thực hiện để triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ. Với các biện pháp nêu trên, nếu được thực hiện đồng bộ, chắc chắn hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ sẽ đi vào chiều sâu, phát huy tác dụng trong đời sống dân cư, góp phần giúp Trung tâm HTCĐ phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Như vậy, có thể xem nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã được hoàn thành.
2. Khuyến nghị
Mặc dù các biện pháp đề xuất trong luận văn được rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động này ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên song để có căn cứ pháp lý, phát huy hiệu quả cao khi tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm và khắc phục những mặt còn hạn chế yếu kém, tác giả luận văn đề xuất những kiến
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ của các tỉnh vùng cao, có nhiều dân tộc ít người.
- Chỉ đạo Vụ GDTX xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc cho đội ngũ giám đốc Trung tâm HTCĐ, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Điện Biên
- Chỉ đạo trường CĐ Sư phạm; Phối hợp với các đơn vị: Trung tâm BDCT tỉnh, Hội văn học nghệ thuật tỉnh mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên về giữ gìn BSVH dân tộc cho cán bộ quản lý, GV, CTV của Trung tâm HTCĐ.
- Phối hợp với Sở VHTT&DL Điện Biên biên soạn tài liệu chuyên đề về giữ gìn BSVH dân tộc gửi các Trung tâm HTCĐ để nghiên cứu, triển khai thực hiện.
2.3. Đối với phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa
- Tăng cường công tác hướng dẫn, phối hợp với UBND các xã trong việc