Triển khai các chức năng quản lý vào QL hoạt động giáo dục VH dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 35 - 41)

1.4. Một số vấn đề lý luận của quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộ cở

1.4.3. Triển khai các chức năng quản lý vào QL hoạt động giáo dục VH dân

dân tộc

Khi tiến hành quản lý bất cứ nội dung nào theo tiếp cận chức năng đều cần triển khai các hoạt động: Lập kế hoạch; tổ chức; giám sát, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá và thực hiện việc phối hợp. Các nội dung của các chức năng quản lý này Giám đốc Trung tâm HTCĐ cũng phải nắm vững khi quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc của trung tâm nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong chi phí về thời gian, kinh phí và nhân lực rất hạn chế. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi muốn lưu ý việc vận dụng các chức năng quản lý vào quản lý hoạt động giáo VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ .

- Một số lưu ý khi thực hiện các chức năng QL trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở TTHTCĐ

Do đặc điểm hoạt động của Trung tâm HTCĐ và đặc thù hoạt động giáo dục VH dân tộc nên Kế hoạch phải có tính mềm dẻo và lưu ý việc huy động CĐ trong quá trình thực hiện các nội dung của kế hoạch. Ví dụ, tổ chức lớp học chữ Thái mục mục tiêu đề ra là 100% học viên biết đọc, biết viết, trong đó 80% có thể đọc viết thành thạo sau khi hồn thành nội dung học tập nhưng cần lưu ý cách thức, các bước tiến hành cơng việc trong đó và các phương tiện điều kiện tối thiểu để thực hiện nó. Tuỳ theo chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc, tuỳ theo mục tiêu cần đạt tới mà kéo theo cần phương tiện điều kiện vật chất. Ví dụ, tổ chức các hoạt động văn nghệ ở vùng dân tộc Thái không thể thiếu bộ chiêng, trống để múa xoè. Tổ chức học tập về sử dụng các loại nhạc cụ như khèn Thái, khèn Mơng, sáo cũng cần kinh phí để mua hoặc thuê các nhạc cụ này. Nếu Trung tâm HTCĐ chưa có thì cần kinh phí để thuê hoặc mua; tuy nhiên việc huy động cộng động thông qua cơ chế phối hợp cũng là điều cần được quan tâm.

+ Nến tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát, thống kê các di tích văn hố trên địa bàn hoặc sưu tầm các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ... của các dân tộc thiểu số rất cần có nhân lực cụ thể cho việc thực hiện. Nội dung này cũng không thể thiếu trong kế hoạch của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Chuẩn bị nhân lực cho kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ:

+ Mỗi kế hoạch đều cần người thực hiện, phải xác định rõ cần bao nhiêu người, người như thế nào, mỗi bộ phận cần bao nhiêu người, những ai có thể tham gia. Ví dụ tổ chức lớp học tìm hiểu về luật tục của dân tộc Thái thì cần có giảng viên là già làng hoặc trưởng tộc am hiểu về luật tục người Thái, ngồi ra cần có chun viên của phịng Văn hố và Thơng tin để cùng xây dựng nội dung và tham gia tổ chức học tập nhằm đảm bảo chỉ tìm hiểu những mặt tích cực của luật tục có ích cho đời sống hiện tại của cộng đồng. Tổ chức các hoạt động nhân dịp lễ hội mừng năm mới của các dân tộc thiểu số thì cần huy động nhiều nhân lực hơn, trong đó nịng cốt phải là cán bộ VH&XH của xã, các đội văn nghệ bản, sự tham gia của các đoàn thể của xã, đặc biệt là đoàn thanh niên để tham gia vào các khâu của quá trình chuẩn bị và tổ chức hoạt động. Đặc biệt khi tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc cần phân công, phân nhiệm rõ ràng vì người dân tộc cần cụ thể, chi tiết, không thể chung chung. Nếu kế hoạch chung chung, khơng rõ người, rõ việc thì sẽ gặp khó khăn trong triển khai thực hiện, có thể là trùng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Ví dụ tổ chức các lớp học về các thang giá trị trong ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với môi trường xã hội cho các dân tộc thiểu số là một chuyên đề hay và rất cần thiết hiện nay nhưng địi hỏi GV, CTV phải có am hiểu sâu sắc về VH dân tộc. Như vậy, khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc đồng thời cũng phải quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên mơn, nghiệp vụ cho GV (có thể thơng qua lớp bồi dưỡng chuyên đề do huyện tổ chức hoặc qua việc cung cấp

tài liệu cho GV nghiên cứu).

- Cần lưu ý điều kiện thời gian và điều kiện kinh tế cụ thể của dân tộc ít người để tổ chức hoạt động; đặc biệt quan tâm đến việc phổi hợp trong tổ chức thực hiện hoạt động GD VHDT. Ví dụ, ngành chuyên môn của tỉnh như Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hoá thể thao và du lịch (VHTT&DL) để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra trong kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc của Trung tâm HTCĐ.

Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Lựa chọn, bố trí phân cơng người dưới quyền điều hành một cách phù hợp, tránh được sự trùng chéo, hoặc sót người, sót việc.

- Tổ chức cơng việc một cách khoa học, xây dựng được quy chế làm việc của trung tâm khoa học góp phần đưa hoạt động của trung tâm vào nền nếp.

- Xây dựng và tổ chức phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong trung tâm nhằm phát huy sức mạnh của một thiết chế GD cộng đồng.

Để chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ đạt kết quả cao, giám đốc cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Hướng dẫn cán bộ, GV, nhân viên làm tốt nhiệm vụ chuyên môn đã được phân cơng, khi cần thiết có thể có có tác động mang tính hỗ trợ, giúp đỡ. - Nhạy bén trong việc giải quyết các tình huống quản lý. Kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, can thiệp khi cần thiết.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến trình cơng việc và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục VH dân tộc để kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo bổ sung.

- Tổ chức thực hiện công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài trung tâm để huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là việc tranh thủ sự ủng hộ của phòng VH&TT huyện.

chủ động của cán bộ, GV, nhân viên trong hoạt động giáo dục VH dân tộc. - Biết đúc kết kinh nghiệm để cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo của bản thân ngày càng sát thực, hiệu quả hơn.

- Biết thúc đẩy công việc tiến triển bằng các quyết định khen thưởng, kỷ luật phù hợp nhằm khuyến khích các nhân tố tích cực và răn đe, phòng ngừa các nhân tố tiêu cực.

Để kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc hiệu quả, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần tiến hành theo các bước sau:

- Lựa chọn vấn đề, nội dung kiểm tra và hình thức, thời điểm kiểm tra: Trong nhiều hoạt động giáo dục VH dân tộc, giám đốc Trung tâm HTCĐ có thể lựa chọn nội dung hoạt động trong quá trình triển khai cịn gặp khó khăn, vướng mắc như tổ chức các lớp học về cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với môi trường xã hội của các dân tộc thiểu số (việc bảo vệ rừng cây ban nhằm giữ lại lớp mùn chống xói mịn cho các khu rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nguồn nước, bảo vệ các vực sâu để giữ nguồn lợi thuỷ sản... của luật tục Thái). Hình thức kiểm tra và thời điểm kiểm tra cũng cần cân nhắc kỹ, nếu hoạt động giáo dục VH dân tộc thường gặp khó khăn thì nên kiểm tra thường xun để kịp thời có giải pháp khắc phục, nếu có chỉ đạo sơ tổng kết hoạt động của Trung tâm HTCĐ thì chọn thời điểm kiểm tra theo năm hành chính (6 tháng, tháng 12) và năm học (kết thúc học kì I, kết thúc năm học) nhằm thu thập số liệu cần thiết để đánh giá sát thực.

- Xây dựng các tiêu chuẩn; căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch, các yêu cầu quản lý để định ra các tiêu chuẩn kiểm tra. Việc kiểm tra hoạt động giáo dục VH dân tộc lại có tính chất chun đề, chính vì thế giám đốc Trung tâm HTCĐ phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên để xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ cho công tác kiểm tra.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Đây là khâu quan trọng trong quá trình kiểm tra, xây dựng kế hoạch sát thực, khả thi sẽ giúp công tác kiểm tra đạt mục tiêu đề ra. Giám đốc Trung tâm HTCĐ cần xác định rõ cần kiểm tra cái

gì, kiểm tra để làm gì, kiểm tra bằng hình thức nào, ai sẽ kiểm tra, kiểm tra bắt đầu từ đâu? Sau đó tiến hành hoạt động kiểm tra.

- Thông báo cho bộ phận được kiểm tra: Nếu kiểm tra định kỳ có thể báo trước với thời gian dài, ví dụ Trung tâm HTCĐ đã lên kế hoạch trong tháng 10 sẽ tiến hành sưu tầm các mặt hàng thổ cẩm của dân tộc Thái, đồ rèn đúc của dân tộc Mơng thì khoảng tháng 8 cần thông báo kế hoạch kiểm tra hoạt động giữ gìn các thành tựu thuộc văn minh vật chất của Trung tâm HTCĐ. Nếu kiểm tra đột xuất cũng cần thông báo trước vào thời điểm phù hợp. Nội dung thông báo là: các nội dung, yêu cầu kiểm tra và kế hoạch cụ thể để bộ phận được kiểm tra chuẩn bị tài liệu, như vậy công tác kiểm tra sẽ thuận lợi hơn và kết quả kiểm tra cũng chính xác hơn.

- Tiến hành kiểm tra hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ: + Nghe báo cáo, xem xét sổ sách, hồ sơ, văn bản lưu trữ của các bộ phận, các thành viên của Ban chỉ đạo xây dựng Trung tâm HTCĐ xã để tổng hợp kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc.

+ Quan sát thực tế, lượng giá các sản phẩm đã thực hiện được, ví dụ như việc sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ của các dân tộc thiểu số; công tác ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quý của các dân tộc có thể được kiểm tra thơng qua việc quan sát bằng mắt những hiện vật sưu tầm được; thống kê, tổng hợp số lượng các hiện vật để theo dõi, bảo quản, giữ gìn.

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm và quy trình đạt sản phẩm: Chẳng hạn việc điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích VH trên địa bàn thể hiện ở sản phẩm là sổ sách tổng hợp, theo dõi hoặc kết quả trùng tu, bảo vệ tại di tích VH.

- So sánh kết quả đạt được với yêu cầu, tiêu chuẩn để kết luận về hiện trạng của đối tượng được kiểm tra. Chỉ ra các sai lệch và phân tích các nguyên nhân sai lệch. Đi đến đánh giá chính thức về đối tượng được kiểm tra.

chức các hoạt động duy trì phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số không cẩn thận sẽ duy trì cả những tập quán lạc hậu, những hủ tục cần loại bỏ trong cuộc sống hiện tại.

- Tiến hành khắc phục các sai lệch nhằm đưa bộ máy hoạt động tốt hơn. Đây là hoạt động cần thiết để công tác kiểm tra hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ phát huy tác dụng.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc, quản lý Trung tâm HTCĐ; biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm HTCĐ. Hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ được xác định có 4 nhóm hoạt động chính là hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu thuộc văn minh vật chất, hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu VH của nhận thức, hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu của VH ứng xử, hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu của văn hố tổ chức đời sống của các dân tộc thiểu số.

Quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ được luận văn nghiên cứu thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của giám đốc Trung tâm HTCĐ là: xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc, tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc, chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, văn hoá và xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)