2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở 5 Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa có thể chia làm 2 nhóm yếu tố chính như sau:
2.4.3.1. Yếu tố khách quan
- Những biến đổi lớn lao trong quá trình cấu trúc lại nền sản xuất theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và tại huyện Tủa Chùa nói riêng đang tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động giáo dục VH dân tộc và BSVH của từng dân tộc thiểu số. Lối sống cơng nghiệp với các đặc trưng như nhanh hơn, có tổ chức hơn đã làm thay đổi lối sống yên ả, chậm rãi vốn có ở các bản, mường truyền thống và làm cho các cá nhân năng động hơn, sáng tạo hơn nhưng cũng bon chen, tính tốn, lo làm ăn kinh tế nhiều hơn nên ít có thời gian tham gia hoạt các động giáo dục VH dân tộc thiếu số.
- Sự biến đổi của kiến trúc nhà ở và những thay đổi của không gian bản, mường: Từ xa xưa bản, mường là môi trường sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc với hệ thống quy ước chặt chẽ (quy ước của bản trong tang lễ, hôn nhân, quy ước về rừng ma, vật thiêng...) và kiến trúc nhà sàn nằm ở sườn đồi ven các thung lũng. Hiện nay, do sự gia tăng dân số và giao thoa VH, cùng với việc di chuyển tái định cư...rất nhiều nơi kiến trúc nhà ở đã thay đổi: nhà ở được xây dựng theo kiểu nhà ống bám sát mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc đường liên huyện, liên xã. Việc phá rừng bừa bãi để lấy
đất canh tác, khai thác đến kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của rừng đã khơng những làm thay đổi khí hậu mà cịn làm biến dạng khơng gian VH, làm mất đi mơi trường truyền thống và tín ngưỡng đa thần cổ sơ của các dân tộc thiểu số, gây xáo trộn lớn đến tâm thức bản mường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các giá trị truyền thống trong việc bảo vệ rừng, tài nguyên, môi trường nơi cư trú.
- Biến đổi về cơ cấu dân cư: Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông và các quan hệ kinh tế kéo theo sự thu hút dân cư từ miền xuôi đến làm ăn sinh sống và buôn bán tại các bản, mường làm cơ cấu nhân khẩu trong các vùng tăng lên rất nhiều, cơ cấu dân cư tộc người đa dạng hơn, mức độ xen kẽ giữa các dân tộc gia tăng kéo theo những biến đổi về VH vùng. Sự biến đổi về cơ cấu dân cư tạo điều kiện để các dân tộc tăng cường hiểu biết, mở rộng giao lưu VH với nhau nhưng cũng tạo ra xu hướng đồng hoá tự nhiên về văn hoá, nhất là với các tộc người có dân số ít, trình độ phát triển cịn thấp gây khó khăn cho việc giáo dục VH dân tộc.
- Sự phát triển nhanh chóng của các mặt kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số do sự tập trung đầu tư các chương trình dự án của nhà nước đã tạo nên các giá trị VH mới. Tuy vậy quá trình này cũng làm cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là lớp trẻ du nhập lối sống không lành mạnh, xa lạ với VH truyền thống của dân tộc như tư tưởng hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa vào các tệ nạn xã hội.
- Sự biến đổi trong cách tổ chức, quản lý đời sống cộng đồng: Hiện nay cách quản lý đời sống cộng đồng dân cư ở Điện Biên đã chuyển dần từ việc quản lý thông qua luật tục, thông qua trưởng tộc, trưởng họ sang hệ thống chính trị cơ sở (bí thư chi bộ bản, trưởng bản, đại diện các đoàn thể...) với tiêu chí các mơ hình VH chung của cả nước như tiêu chí gia đình VH, bản VH... Chính sự thay đổi này xét ở một góc cạnh nào đó đã làm hạn chế mặt tích cực của hình thức quản lý theo luật tục, làm lu mờ dần những nét ứng xử VH, ứng xử cộng đồng, vai trị của người có uy tín (trưởng tộc, trưởng họ) trong việc tham gia
các hoạt động giáo dục VH dân tộc.
2.4.3.2. Yếu tố chủ quan
- Các kiến thức khoa học kỹ thuật được truyền bá để phục vụ đời sống và sản xuất, phương tiện truyền thơng hiện đại có ngày càng nhiều kể cả vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn làm thay đổi cuộc sống của đồng bào. Tuy vậy, chính những biến đổi đó đã làm cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng bị lệ thuộc vào cuộc sống hiện đại, thụ động hơn so với truyền thống. Họ chờ đợi vốn từ nhà nước để sản xuất, mua quần áo may sẵn thay cho cách ăn mặc truyền thống, chữa bệnh bằng thuốc tây kể cả các bệnh thông thường, tri thức bản địa bị xem nhẹ. Đặc điểm này của người dân trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.
- Sự “đứt gãy” giữa các thế hệ trong việc bảo tồn các giá trị VH: Những người có thể thể hiện tốt các sinh hoạt truyền thống của các dân tộc đều ở độ tuổi trên 50, thế hệ trẻ khơng tha thiết gì trong cuộc chạy tiếp sức về VH. Thậm chí đến cả tiếng nói, chữ viết, một trong những yếu tố biểu trưng VH dân tộc cũng không được thế hệ trẻ kế tục. Rất nhiều thanh thiếu niên ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, trung tâm xã khơng nói được hoặc nói được rất ít tiếng dân tộc mình. Ngay thế hệ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi cũng không giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc thuần khiết của mình nữa mà ngơn ngữ của họ đã vay mượn những thuật ngữ kinh tế, chính trị tiếng phổ thơng tạo nên một dạng ngơn ngữ pha tạp.
- Việc đào tạo không bài bản, chắp vá, vừa học vừa làm của đội ngũ cán bộ xã đặc biệt là các đồng chí kiêm nhiệm giám đốc Trung tâm HTCĐ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc. Sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện quá nhiều của nhà nước đối với các hoạt động giáo dục VH đã làm cho một bộ phận cán bộ xã có tư tưởng trơng chờ vào nhà nước vào sự giúp đỡ của cấp trên, ý thức về công việc được giao là cơng việc của chính mình, phải chủ động suy nghĩ để tổ chức thực hiện còn yếu đã làm hạn chế các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ.