1. Bằng kiến thức thực tế của bản thân, chứng minh biển Việt Nam có tài nguyên phong phú? 2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập năm nào? đến nay có bao nhiêu thành viên? Mục tiêu là gì?
3. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý tự nhiên VN?
Đáp án và biểu điểm:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Ý C A B A C D
II. Phần Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3điểm)
- Thềm lục địa và đáy biển: có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, kim loại, phi kim loại. (0,5 điểm) - Lòng biển: có nhiều hải sản: tôm, cá, rong…(0,5 điểm)
- Mặt biển: thuận lợi giao thông với các nước bằng tàu thuyền. (1 điểm)
- Bờ biển: nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vùng vịnh sâu, rất thuận lợi cho du lịch, xây dựng hải cảng. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Thành lập ngày 8/8/1967, có 5 quốc gia: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Singapo, Philipin. Năm 1999 hiệp hội các nước ĐNÁ đã có mười nước thành viên (1 điểm)
- Mục tiêu:hợp tác để phát triển toàn diện trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau
(1điểm)
Câu 3: (2 điểm)
- Nằm trong vùng nội chí tuyến (0,5 điểm) - Trung tâm của khu vực ĐNÁ (0,5 điểm)
- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo. (0,5 điểm) - Nơi giao lưu của các luồn gió mùa và luồn sinh vật. (0,5 điểm)
Tuần: 27 - Tiết: 34 Ngày soạn: 18/02/2011 Ngày dạy: 1/03/2011
Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam - Mối quan hệ của địa hình với các cảnh quan thiên nhiên.
- Tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ địa hình Việt Nam. Hình dung cấu trúc cơ bản của địa hình nước ta. - Kĩ năng phân tích lát cắt để nhận biết rõ được sự phân bậc của địa hình Việt Nam - Yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường
II/ Phương tiện dạy học cần thiết
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lát cắt địa hình.
- Hình ảnh một số dạng địa hình cơ bản.
III/ Các hoạt động dạy và học:1. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung ghi bảng
GM1: Đồi núi là một bộ phận địa hình quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:
? Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta + Đồi núi là một bộ phận địa hình quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
+ Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành những bậc kế tiếp
+ Điạ hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
GV: Cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên
Việt Nam
Em hãy chứng minh Đồi núi là một bộ phận địa hình quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:
- Nhận xét chốt ý ghi bảng
? Nêu những thế mạnh và hạn chế của vùng đồi
núi
HS: Thế mạnh: Vùng đồi núi có những thế
mạnh riêng về kinh tế: khai thác khoáng sản, thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn
1. Đồi núi là một bộ phận địa hình quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:
- Địa hình Việt Nam đa dạng nhiều kiểu loại. - Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích là bộ phận quan trong nhất.
nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái.
Khó khăn:
- Trở ngại về đầu tư phát triển kinh tế về giao thông vận tải, lũ quét...
? Tìm đỉnh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc lĩnh trên bản đồ
- GV: mở rộng liên hệ bảo vệ rừng
- Khi rừng bị tàn phá -> hiện tượng gì? bảo vệ rừng có lợi ích gì?
? Em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương
GM2: Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành những bậc kế tiếp
? Em hãy chứng minh Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành những bậc kế tiếp:
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành những bậc kế tiếp: lên và tạo thành những bậc kế tiếp:
- Địa hình cao trong nội địa thấp dần ra biển, có 2 hướng chủ yếu: Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
GM3: Điạ hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
? Địa hình nước ta bị biến đổi bởi nhân tố nào?
(ngoại lực và con người)
? Em hãy chứng minh điạ hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Sự biến đổi do khí hậu (Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ
+ Sự biến đổi do tác động dòng nước (địa hình xói mòn tạo bởi các hang động, địa hình cacxtơ) + Sự biến đổi do tác động của con người (Các hồ do con người đắp đập ngăn sông, suối tạo: Hồ thủy điện Hòa Bình, Trị An, Thác Bà… - Đại diện trình bày
- Nhận xét chốt ý-mở rộng-ghi bảng
3. Điạ hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: