7 .Cấu trúc luận văn
3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
3.1.4. Biện pháp quản lý phải phát huy tiềm năng xã hội
Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: đây là hoạt động mang tính tự quản của học sinh nhiều hơn, giúp hình thành ở học sinh các hoạt động và giao tiếp. Xây dựng những thanh niên, học sinh có tính tích cực, xã hội cao là mặt vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên, sự cố vấn sáng suốt của các thầy, cô giáo. Muốn vậy, người quản lý phải nắm vững số lượng, địa điểm những di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh, các cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu khoa học, các viện bảo tàng, văn hóa nghệ thuật ở địa phương để có kế hoạch cho học sinh tham quan, học tập hay lao động ... đồng thời cũng tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ thể thao, ngày hội truyền thống của trường, lớp; tham gia kỉ niệm những ngày lễ lớn của địa phương, dân tộc, tham gia các câu lạc bộ, các tổ chức bồi dưỡng năng khiếu, tham gia các phong trào xã hội...
Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo việc sử dụng các phương tiện giáo dục đạo đức: trong quá trình giáo dục đạo đức, nhiều phương tiện cần cho giáo dục đạo đức ở nhà trường chưa có nên cần huy động trong xã hội như sách, báo, tranh, ảnh được lưu giữ ở phịng văn hóa thơng tin của huyện, thư viện của huyện, của tỉnh; các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương như hệ thống báo chí, đài phát thanh các xã, đài phát thanh huyện... Nếu phát huy tốt các tiềm năng xã hội thì mục tiêu giáo dục đạo đức sẽ đạt kết quả tốt mà không cần nhiều đến điều kiện kinh tế.