7 .Cấu trúc luận văn
2.1. Sơ lược về kinh tế, xã hội; giáo dục của huyện Nghĩa Hưng
2.1.1. Về kinh tế xã hội
Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, địa hình hẹp nhưng trải dài trên 60 km. Huyện Nghĩa Hưng có nền kinh tế đa dạng; trong năm năm qua (từ năm 2005 đến năm 2010) kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 47,05%. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 6%/năm. Sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm 20,68%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm. Hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm 32,27%, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,42%/năm. Tổng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2005 – 2010 đạt 1738 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11,2% /năm. Thu nhập đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng/người. Cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Huyện đến cơ sở tập trung mọi nỗ lực để chỉ đạo phát triển kinh tế. Coi lãnh đạo, chỉ đạo là trọng tâm nên đã tạo ra những bước tiến bộ mới. Nền kinh tế huyện Nghĩa Hưng phát triển chưa đều và chưa vững chắc, chưa theo kịp những địi hỏi của giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trình độ dân trí giữa các vùng trong huyện không đồng đều nên việc áp dụng công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cịn khá cao, hệ thống chính trị cịn một số mặt hạn chế, công tác tổ chức cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. [17, tr .9 - 12].
Nghĩa Hưng là một huyện có nhiều đồng bào thiên chúa giáo, có 15/23 xã có đồng bào theo đạo thiên chúa, nhiều xã có tới trên 90% nhân dân là đồng bào thiên chúa. Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo được củng cố. Ý thức củng cố chống “diễn biến hồ bình” được nâng cao. Các cấp chính quyền trong huyện ln chăm lo giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Ở huyện Nghĩa Hưng có một khu cơng nghiệp Nghĩa Sơn, có hai thị trấn. Nhiều người trong độ tuổi lao động đã không ở lại quê hương, đi làm ăn xa ở các
địa phương khác nhằm tăng thu nhập về kinh tế gia đình, trong số đó đã có một số trường hợp mắc các tệ nạn xã hội trở về địa phương như nghiện hút, cờ bạc ..., có nhiều xã số lượng này lên tới hàng trăm người.
Về Giáo dục - Đào tạo: Một số chỉ tiêu trong đề án phát triển giáo dục các cấp của huyện đến năm 2010 đạt thấp. Chất lượng giáo dục – đào tạo nhất là giáo dục đức dục cho học sinh còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cịn khó khăn, thiếu thốn.
Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân cịn nhiều khó khăn cả về đội ngũ và cơ sở vật chất khám, chữa bệnh. Quản lý nhà nước về hành nghề y dược, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn còn nhiều bất cập.
Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chưa thường xuyên, quản lý các dịch vụ văn hoá chưa chặt chẽ. Việc xây dựng các thiết chế văn hố ở cơ sở cịn chậm và thiếu đồng bộ; khu vui chơi, giải trí cho các đối tượng cịn thiếu thốn. Làng xóm, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hố cịn thấp.
Một số tệ nạn, hủ tục lạc hậu ở nông thơn vẫn cịn tồn tại. Vệ sinh môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng là một thách thức lớn. Sinh hoạt tơn giáo cịn vi phạm quy định pháp lệnh và pháp luật. [17,tr. 18].