7 .Cấu trúc luận văn
1.5.3. Đặc điểm của xã hội Việt Nam và của địa phương thời kỳ mở cửa,
nhập
Mở cửa hội nhập là mở rộng giao lưu, trao đổi về mọi mặt đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới và khu vực để học tập, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi về mọi mặt nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn, những thách thức của thời đại để cùng phát triển với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, mỗi quốc gia tiếp thu và chịu ảnh hưởng rất nhiều mặt tích cực của các dân tộc, các quốc gia khác, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của quy luật kinh tế thị trường và chịu ảnh hưởng cả những lối sống không phù hợp với sự tiến bộ xã hội.
Việt Nam là một nước đang phát triển, mở cửa và hội nhập là một đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Chính sách mở cửa hội nhập với khẩu hiệu “Muốn làm bạn với các dân tộc, các quốc gia trên thế giới”, đó là chủ trương thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta chủ trương hội nhập nhưng khơng hồ tan, phải tự khẳng định, phải giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc văn hố của dân tộc. Trong quá trình mở cửa hội nhập, chúng ta khơng thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Đó khơng chỉ là sự ngẫu nhiên mà còn là âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngồi nước. Vì vậy, trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc định hướng cho sự lựa chọn chuẩn mực đạo đức, lối sống của cá nhân là vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ.
Đáng tiếc hiện nay, có một bộ phận khơng chỉ là thanh thiếu niên mà cả người lớn bị cám dỗ bởi lối sống ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc: ăn chơi sa đoạ, cờ bạc, nghiện hút, lười biếng, thiếu trách nhiệm, sống gấp, thiếu lẽ sống, ích kỷ, phạm pháp, thiếu bản lĩnh, một số ít người quay lưng lại với lịch sử, với dân tộc, chỉ quen địi hỏi,… Có thể nói, khi mở cửa, hội nhập có một số người đã lựa chọn cho mình một kiểu sống ngược lại với xu thế tiến bộ, chống lại quyền lợi của cộng đồng dân tộc, đã xác định những chuẩn mực đạo đức trái với yêu cầu của xã hội. Đối với bộ phận này, việc giáo dục, định hướng cho họ lựa chọn những giá trị cá nhân phù hợp với yêu cầu của thời đại, của dân tộc không chỉ quan trọng mà còn rất cấp thiết và cần sử dụng tổng hợp lực lượng và nhiều biện pháp thì mới có hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Giáo dục và Đào tạo ngày nay luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh các cấp học nói chung, học sinh trung học phổ thơng nói riêng cần địi hỏi một sự giáo dục mang tính tồn diện hơn cả về đức, trí, thể, mỹ, lao động, hướng các em trở thành cơng dân tồn cầu. Các em biết tự học để có thể học tập suốt đời.
Các nhà quản lý cần có biện pháp để nâng cao việc quản lý từng mặt giáo dục trong đó có việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
Để làm rõ cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng, đề tài đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như: đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục đạo đức; quản lý nhà trường;...
Đồng thời đề tài cũng phân tích làm sáng tỏ các vai trị của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông; các ý nghĩa và mục tiêu của quản lý giáo dục đạo đức; các chức năng, nhiệm vụ của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Với cách tiếp cận quản lý giáo dục, đề tài chỉ rõ sự thống nhất các lực lượng quản lý giáo dục đạo đức: nhà trường, gia đình, xã hội, các lực lượng tham gia quản lý, giáo dục đạo đức học sinh; các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng. Tuy nhiên, nếu chỉ có cơ sở lý luận khơng là chưa đủ mà cần có cơ sở thực tiễn. Đó là thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT ở các trường THPT huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sẽ được nghiên cứu tại chương 2 của đề tài.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Sơ lƣợc về kinh tế, xã hội; giáo dục của huyện Nghĩa Hƣng
2.1.1. Về kinh tế - xã hội
Nghĩa Hưng là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, địa hình hẹp nhưng trải dài trên 60 km. Huyện Nghĩa Hưng có nền kinh tế đa dạng; trong năm năm qua (từ năm 2005 đến năm 2010) kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 47,05%. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 6%/năm. Sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm 20,68%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm. Hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm 32,27%, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,42%/năm. Tổng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2005 – 2010 đạt 1738 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11,2% /năm. Thu nhập đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng/người. Cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Huyện đến cơ sở tập trung mọi nỗ lực để chỉ đạo phát triển kinh tế. Coi lãnh đạo, chỉ đạo là trọng tâm nên đã tạo ra những bước tiến bộ mới. Nền kinh tế huyện Nghĩa Hưng phát triển chưa đều và chưa vững chắc, chưa theo kịp những địi hỏi của giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trình độ dân trí giữa các vùng trong huyện không đồng đều nên việc áp dụng công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cịn khá cao, hệ thống chính trị cịn một số mặt hạn chế, công tác tổ chức cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. [17, tr .9 - 12].
Nghĩa Hưng là một huyện có nhiều đồng bào thiên chúa giáo, có 15/23 xã có đồng bào theo đạo thiên chúa, nhiều xã có tới trên 90% nhân dân là đồng bào thiên chúa. Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo được củng cố. Ý thức củng cố chống “diễn biến hồ bình” được nâng cao. Các cấp chính quyền trong huyện luôn chăm lo giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Ở huyện Nghĩa Hưng có một khu công nghiệp Nghĩa Sơn, có hai thị trấn. Nhiều người trong độ tuổi lao động đã không ở lại quê hương, đi làm ăn xa ở các
địa phương khác nhằm tăng thu nhập về kinh tế gia đình, trong số đó đã có một số trường hợp mắc các tệ nạn xã hội trở về địa phương như nghiện hút, cờ bạc ..., có nhiều xã số lượng này lên tới hàng trăm người.
Về Giáo dục - Đào tạo: Một số chỉ tiêu trong đề án phát triển giáo dục các cấp của huyện đến năm 2010 đạt thấp. Chất lượng giáo dục – đào tạo nhất là giáo dục đức dục cho học sinh còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cịn khó khăn, thiếu thốn.
Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân cịn nhiều khó khăn cả về đội ngũ và cơ sở vật chất khám, chữa bệnh. Quản lý nhà nước về hành nghề y dược, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cịn nhiều bất cập.
Hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao chưa thường xuyên, quản lý các dịch vụ văn hoá chưa chặt chẽ. Việc xây dựng các thiết chế văn hố ở cơ sở cịn chậm và thiếu đồng bộ; khu vui chơi, giải trí cho các đối tượng còn thiếu thốn. Làng xóm, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hố cịn thấp.
Một số tệ nạn, hủ tục lạc hậu ở nông thơn vẫn cịn tồn tại. Vệ sinh môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng là một thách thức lớn. Sinh hoạt tơn giáo cịn vi phạm quy định pháp lệnh và pháp luật. [17,tr. 18].
2.1.2. Tình hình giáo dục (chủ yếu giáo dục trung học phổ thông)
Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng
Năm học Tổng số trường Số lớp Số học sinh Cán bộ quản lý, giáo viên Tổng số Trình độ Công lập Dân lập Tổng số Công lập Dân lập Tổng số Đạt chuẩn (%) Trên chuẩn (%) 2007 – 2008 4 117 18 135 5.265 990 6.255 301 98,0 0,0 2008 – 2009 4 118 17 135 5.310 935 6.245 304 99,0 0,0 2009 – 2010 4 124 15 139 5.580 825 6.405 317 99,5 0,5
Bảng 2.2: Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2009 – 2010 STT Năm học Tổng số học sinh Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 2007 - 2008 6.255 3.816 61,0 1.564 25,0 626 10,0 249 4,0 2 2008 - 2009 6.245 3.934 63,0 1.499 24,0 500 8,0 312 5,0 3 2009 - 2010 6.405 4.227 66,0 1.217 19,0 769 12,0 192 3,0
( Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định)
Bảng 2.3: Bảng xếp loại học lực học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng (từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2009 - 2010) STT Năm học Tổng số học sinh Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 2007 - 2008 6.255 244 3,9 2.940 47,0 2.001 32,0 938 15,0 131 2,1 2 2008 - 2009 6.245 281 4,5 3.060 49,0 2.186 35,0 625 10,0 93 1,5 3 2009 - 2010 6.405 314 4,9 3.267 51,0 2.370 37,0 429 6,7 25 0,4
Bảng 2.4: Thống kê chất lượng thi tốt nghiệp trung học phổ thông; thi học sinh giỏi cấp tỉnh; thi tuyển sinh vào Đại học, cao đẳng năm học 2009 – 2010
STT Trường THPT
Kết quả đỗ tốt nghiệp THPT Kết quả xếp thứ tự thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng Kết quả xếp thứ tự thi học sinh giỏi cấp tỉnh (so với 41 trường công lập) Số học sinh tốt
nghiệp Xếp loại tốt nghiệp
Tổng số Tỷ lệ (%) Giỏi Khá So với 41 trường công lập trong tỉnh xếp thứ So với toàn quốc xếp thứ 1 A Nghĩa Hưng 632 100,0 18 169 11 156 5 2 B Nghĩa Hưng 436 100,0 10 108 15 178 16 3 C Nghĩa Hưng 546 99,8 4 54 32 447 18 4 Trần Nhân Tông 292 99,3 0 10 40 1673 40
(Nguồn : Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định và địa chỉ http://ktnd.net)
Trong sự phát triển chung của tỉnh Nam Định, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghĩa Hưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về phát triển quy mô: mạng lưới giáo dục ở tất cả các cấp học không ngừng được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Về chất lượng giáo dục: đối với tất cả các ngành học, bậc học, cấp học đều được chỉ đạo, tạo điều kiện để đạt kết quả cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tiếp tục được tăng cường và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, củng cố một cách vững chắc, tồn huyện đang tích cực triển khai phổ cập giáo dục bậc trung học. Đặc biệt, phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã đạt kết quả rất tốt, đến tháng 6/2010 tồn huyện có 63 trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học thuộc các địa phương trong huyện (trong đó mầm non 17/26 trường, tiểu học 33/33 trường, trung học cơ sở 12/26 trường, trung học phổ thông 01/05 trường); các hoạt động giáo dục thể chất, đạo đức, lối sống, văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao và phòng chống tệ nạn xã hội phát triển tích cực, góp phần quan trọng vào mục tiêu giáo dục toàn diện. Cơng tác quản lý, chỉ đạo có nhiều đổi mới, sáng tạo; các kỳ thi đã được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế, các trường trung học phổ thông đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và giảng dạy.[17,tr.20].
Bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được, Giáo dục và Đào tạo Nghĩa Hưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Một trong những tồn tại và hạn chế đó là vấn đề đạo đức học sinh. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên chủ yếu là:
- Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường của lãnh đạo chưa đáp ứng kịp sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Một bộ phận học sinh chưa xác định được lý tưởng sống, chưa xác định động cơ học tập, rèn luyện. Các em đến trường với động cơ học tập không rõ ràng. Một số em quan niệm đến trường chỉ để học chữ nên việc chấp hành nội qui, qui định của nhà trường chưa nghiêm .
- Một số học sinh yếu về hạnh kiểm nhưng vẫn được xét lên lớp (ví dụ năm học 2009 - 2010, trường trung học phổ thơng A Nghĩa Hưng có 16 học sinh phải rèn luyện đạo đức trong hè; trường trung học phổ thơng B Nghĩa Hưng có 25 học sinh phải rèn đạo đức trong hè nhưng không học sinh nào lưu ban vì đạo đức) (Phụ
lục 2). Một số học sinh bị kỷ luật lại xin được chuyển trường, đến trường mới thiếu
sự giám sát lại tiếp tục vi phạm kỷ luật (ví dụ 3 học sinh trường THPT A Nghĩa Hưng bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo vì mang hung khí đến trường và tham gia đánh nhau, khi chuyển đến trường THPT Trần Nhân Tông lại tiếp tục mang hung khí đến trường đánh nhau với học sinh cùng khối) . (Phụ lục 1)
- Một số học sinh “cậy thế”, thiếu tôn trọng giáo viên, thiếu trung thực trong học tập, phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ, đi học không chuyên cần, ý thức tập thể không cao đã ảnh hưởng xấu đến những học sinh khác.
- Một bộ phận học sinh ý thức trách nhiệm kém, không chịu rèn luyện bản thân, coi nhẹ phẩm chất đạo đức, có lối sống khơng lành mạnh, thiếu văn hóa, phi đạo đức do ý thức khơng kiềm chế được bản năng. Vì vậy, trong những năm gần
đây một số học sinh đã có những hành vi phạm tội: bạo lực, trộm cắp, cờ bạc; một số học sinh nữ phải bỏ học vì có thai (vì lý do tế nhị xin phép không nêu tên học sinh; năm học 2008 -2009, trường trung học phổ thơng A Nghĩa Hưng có 1 học sinh nữ phải bỏ học vì có thai, đến tháng 10 năm 2010, trường THPT Trần Nhân Tơng có hai học sinh nữ phải bỏ học vì có thai và hai học sinh nam cùng trường có liên quan với hai học sinh nữ đó cũng phải bỏ học). Trước thực trạng đạo đức của học sinh có những biểu hiện khơng lành mạnh, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa to lớn rất cần được chú trọng.
- Một số ít thầy cơ giáo bị tác động của kinh tế thị trường, lơ là với sự nghiệp giáo dục.
- Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái, mải mê kiếm tiền phó mặc con cái cho nhà trường. Nhiều bậc cha mẹ có quan tâm đến con nhưng lại quan tâm khơng đúng, khơng có phương pháp quản