Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
- Việc chuẩn bị trước giờ học của HS khá nghiêm túc, sự phân công nhiệm vụ hợp lý và sản phẩm ban đầu của HS tương đối sáng tạo. Nhiều HS tỏ ra khá hứng thú trong việc thu thập các thông tin liên quan đến bài học. Qua phỏng vấn trao đổi với một số HS lớp 11A1, các em cho rằng: việc chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV mất thời gian hơn nhưng thú vị hơn vì chính bản thân các em được thể nghiệm và trải nghiệm; từ đó các em thu nhận được nhiều thông tin hơn và biết cách thu thập thông tin cho hiệu quả. Việc rèn kĩ năng thu thập thông tin này khơng chỉ thực hành khi học truyện ngắn mà cịn có thể áp dụng cho những phần học khác, môn học khác.
- Trong giờ học, do có sự tự học tích cực ở nhà nên HS tham gia các hoạt động dạy học khá tích cực, khơng khí học tập sơi nổi. HS biết cách : trao đổi, thảo luận, lắng nghe, phát biểu ý kiến, nêu những vấn đề thắc mắc…
- Theo đánh giá của GV: các biện pháp phát triển năng lực tự học mà GV áp dụng là phù hợp với đặc trưng của thể loại, với đối tượng HS. HS tỏ ra khá chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, trong việc phối kết hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp và với GV dạy. Nhiều HS tỏ ra khá tự tin trong việc trình bày, tranh luận để bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm. Áp dụng
cách dạy này, hoạt động trên lớp của GV được giảm đi, hoạt động của HS được tăng cường, chủ động, giờ học thực sự lấy HS làm trung tâm.
3.5.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể
Sau khi triển khai dạy các nội dung bài học, chúng tôi tiến hành cho HS cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm một bài kiểm tra 45 phút để đánh giá kiến thức, kĩ năng đã thu được, kết quả như sau:
Bảng 3.1: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm Kết quả
Lớp
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
11A1 6/48 HS (12,5%) 25/48 HS (52%) 15/48 HS (31,2%) 2/48 HS (4.3%) 0/48 HS (0%) 11 A5 3/50 HS (6%) 15/50 HS 30%) 25/50 HS (50%) 6/50 HS (12%) 1/50 HS (2%) 0 10 20 30 40 50 60
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2
12A1 12A5
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thơng qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Trong lớp thực nghiệm, các em nắm được kiến thức, kĩ năng và hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đề bài đưa ra. Phần lớn HS đều đi đúng
hướng, trả lời đúng trọng tâm. Có 64,5% HS lớp thực nghiệm đạt điểm khá giỏi. Tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 36%.
Qua giờ học và kết quả kiểm tra cho thấy các biện pháp phát triển năng lực tự học truyện ngắn được áp dụng cùng với việc tổ chức các hoạt động tự học hiệu quả đã khơi dậy được niềm hứng thú tìm tịi, khám phá tri thức ở HS.
So với chất lượng trước khi thực nghiệm thì chất lượng của lớp 11A1 sau thực nghiệm cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn cịn 31,2% HS đạt điểm trung bình và 4,3% HS đạt điểm kém. Điều này chứng tỏ việc rèn kĩ năng tự học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.
Để kiểm nghiệm kết của của các biện pháp, chúng tơi cịn trao đổi với các đồng nghiệp, liên hệ và dự giờ dạy thực nghiệm theo giáo án định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình và trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Nội . Mặc dù thí điểm thực nghiệm ở một bài học, nhưng sự khác biệt trong kết quả học tập này cũng phần nào cho thấy triển vọng và tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học truyện ngắn cho HS THPT hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục của giả thuyết khoa học nghiên cứu đề tài: Nếu dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực tự học thì HS sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tác phẩm; từ đó tạo tiền đề cho hoạt động tự học các phần học khác của HS.
Kết quả thực nghiệm cho thấy: Nếu học sinh được hướng dẫn, rèn luyện các thao tác, kĩ năng cần thiết cho việc tự học thì khơng chỉ làm đúng mà cịn làm tốt công việc được giao. HS vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo vừa hứng thú với việc học Văn và tạo sự thi đua giữa các nhóm trong lớp, khơng khí giờ học sôi nổi, hấp dẫn hơn. Giáo viên cũng nhàn hơn, đỡ nói nhiều, giảng giải nhiều mà chủ yếu là hướng dẫn điều hiển HS tự hoạt động, nhận thức rút kinh nghiệm. Cịn với lớp đối chứng sự tích cực, chủ động của học sinh trong q trình học cịn bị hạn chế; khả năng nắm bắt và xử lí kiến thức của nhiều HS cịn chậm và thiếu độ chắc chắn.
Tuy nhiên, hình thành kĩ năng tự học cho HS là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục địi hỏi sự kiên trì của cả GV và HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn gắn liền với bốn chữ: tích hợp và tích cực. Trong sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy - học ở nhà trường hiện nay, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là được coi là chìa khóa vàng dẫn đến thành công.
Từ các kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và quá trình dạy thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận nghiên cứu như sau:
1.1. Tự học là chuyện không mới nhưng chưa được chú trọng đúng mức trong
dạy học Văn. Kết quả thống kê cho thấy tính chủ động, tích cực của học sinh chưa thực sự được phát huy, các kĩ năng tự học cần thiết như: phát hiện và giải quyết vấn đề, tìm kiếm thơng tin, thuyết trình, thảo luận, đặt câu hỏi cho bạn và thầy cô… chưa được rèn luyện thường xuyên, thành thạo. Do đó năng lực tự học của học sinh còn hạn chế .
1.2. Việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trên cơ sở tiến hành các
bước: lập kế hoạch tự học, tự học trước - trong - sau giờ học đã bước đầu có hiệu quả cao. Bên cạnh những kĩ năng quen thuộc như: đọc, ghi chép, tìm tài liệu, chúng tơi chú trọng rèn luyện kĩ năng thuyết trình, thảo luận, tự đặt câu hỏi cho bạn và giáo viên, tự trả lời câu hỏi phản biện của các bạn và thầy cô.Từ khi thử nghiệm dạy truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 ở lớp 11, đến khi dạy thực nghiệm truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1954 ở lớp 11, chúng tôi nhận thấy học sinh rất hưởng ứng, hào hứng tham gia chuẩn bị và trình bày sản phẩm khoa học ban đầu. Các em hăng hái tự thể hiện mình, nếu được giáo viên khích lệ và dẫn dắt đúng hướng thì các em khơng chỉ hứng thú nhất thời mà cịn đam mê tìm tịi, nghiên cứu. Sau mỗi tiết học, HS thành thạo hơn về kĩ năng, giàu có hơn về kiến thức, trưởng thành hơn về nhân cách. Như vậy, năng lực tự học của HS đang được bồi đắp và phát triển, giả thuyết mà luận văn đưa ra được khẳng định và mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra đã đạt được.
1.3. Nếu các kĩ năng tự học truyện ngắn của học sinh được rèn luyện thường
xun, thành thạo thì học sinh có thêm cơ sở để tự học các thể loại khác của môn Ngữ văn cũng như tự học các môn học khác. Tuy nhiên, để việc tự học của học sinh thành cơng, khơng thể thiếu vai trị tổ chức, điều khiển, cố vấn của giáo viên.
2. Khuyến nghị
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu đề tài, với mong muốn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiếp cận với chương trình, SGK mơn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông sau năm 2015, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:
2.1. Về phía GV
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn nói chung, truyện dân gian nói riêng, GV phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nắm chắc lí luận bộ mơn và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào thực tiễn.
Ngoài ra, GV phải thực sự đầu tư thời gian, cơng sức tìm tịi, vận dụng sáng tạo các phương pháp, biện pháp dạy học vào điều kiện cụ thể của trường, lớp, đối tượng HS để nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
2.2. Về phía HS
HS cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ vào tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của tự học; có niềm tin vào kết quả tốt đẹp của tự học để có động cơ, hứng thú học tập.
Người học cũng cần có thái độ học tập tích cực, nghiêm túc để phát triển năng lực tự học của bản thân thơng qua việc hình thành và nâng cao kĩ năng tự học. Thực hiện rèn kĩ năng tự học theo sự hướng dẫn, giám sát của GV trên cơ sở có sự điều chỉnh cho phù hợp với năng lực, cách thức học của bản thân.
Việc rèn kĩ năng, nâng cao năng lực tự học phải là việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác, tích cực, chủ động của người học dưới sự hướng dẫn của GV.
2.3. Về phía nhà trường
Việc rèn kĩ năng tự học cho HS còn cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà trường. Đó là:
Nhà trường cần tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị cơ sở vật chất, về xây dựng phát triển đội ngũ GV, về đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá…để nâng cao chất lượng dạy học.
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học giữa các lớp, các khóa học với nhau; biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có ý thức, tinh thần và đạt kết quả học tập cao nhờ tự học.
Luận văn là những kết quả của những suy nghĩ, tìm tịi để vận dụng lí luận dạy tự học và lí thuyết về đặc trưng thể loại truyện ngắn vào dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Do đó, luận văn cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, chúng tơi mong muốn nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai.
Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu học tập văn kiện Đại hội IX của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGK Ngữ văn lớp 11. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGV Ngữ văn lớp 11. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11. Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11 THPT môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục.
9. Lê Huy Bắc (2008), Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học. Nxb Giáo
dục.
10. Trần Văn Bính (2000), Cơ sở lý luận văn học: tài liệu dùng trong nội bộ các trường ĐHSP. Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
12. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
14. Trần Thanh Đạm (1974), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học. ỗb Giáo dục, Hà Nội.
16. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm. Nxb Văn học.
17. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 12, tập 1. Nxb
Giáo dục.
18. Nguyễn Thị Bích Hà (2010), Biện pháp hoàn thiện kĩ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.
19. Lê Bá Hán (2009), Từ điển thuật ngữ Văn học. Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Thúy Hồng (2005), Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Thúy Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn. Nxb Văn học.
23. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn. Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Văn học – tầm nhìn – biến đổi. Nxb Giáo dục.
25. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nxb Giáo dục.
27. I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tính cực học tập của học sinh như thế nào, Tập I, II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Dư Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường. Nxb Giáo dục.
29. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại. Nxb Giáo dục.
30. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học. Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
31. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn (Tập 1,
32. Phan Trọng Luận (1998), Tự học – Chìa khóa vàng của giáo dục. Tạp
chí nghiên cứu giáo dục (số 2).
33. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2003), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12. Nxb Giáo dục.
34. NA Rubakin (1982), Tự học như thế nào.ỗib Thanh niên.
35. Nhiều tác giả (2001), Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
36. Đoàn Đức Phương (1997), Giảng văn Văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục.
37. ĐĐỗỗ ThThịị QuQuyyêênn,, RèRènn lluuyyệệnn kĩkĩ nănănngg tựtự họhọcc chchoo HHS S ttrroonngg dạdạyy họhọcc bàbàii ÔÔnn
t
tậậpp,, ssơơ kkếếtt,, ttổổnngg kkếếtt mmôônn LLịịcchh ssửử,, LLuuậậnn vvăănn tthhạạcc ssĩĩ.
38. Roy Singh (1994), Nền giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình Dương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
39. Trần Đình Sử (chủ biên) (2011), Lí luận văn học, tập II. Nxb Đại học Sư
phạm.
40. Nguyễn Trí (2001), Một số vấn đề đổi mới PPDH Văn – Tiếng Việt. Nxb
Giáo dục.
41. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới.
Nxb Giáo dục.
42. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nxh Giáo dục Việt Nam.
43. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư phạm,