Tâm lí học lứa tuổi chia các giai đoạn phát triển tâm lí của HS ra làm ba thời kì. Mỗi thời kì phát triển có những nét đặc trưng riêng.
Thời kì nhi đồng: từ 6 – 11, 12 tuổi Thời kì thiếu niên: từ 11, 12 – 14, 15 tuổi
Thời kì đầu tuổi thanh niên: từ 14, 15 – 17, 18 tuổi
Theo sự phân chia đó, HS THPT ở vào độ tuổi đầu thanh niên.
Về sinh lý: tuổi thanh niên là thời kì đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực. Về tâm lý: do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển, cùng với sự phát triển của quá trình nhận thức và ảnh hưởng của hoạt động học tập, HS THPT đã đạt được sự phát triển trí tuệ và nhân cách
- Sự phát triển trí tuệ:
Trong thời kì này năng lực trí tuệ của các em đã phát triển cao. Người học có sự thay đổi về tư duy như: có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất qn. Khả năng tư duy của các em cũng trở nên sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, có tiến bộ hơn. Những sự phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng cho HS biết cách lĩnh hội một cách tối ưu, mà đó là cơ sở của tồn bộ q trình học tập.
- Sự phát triển nhân cách:
Điều đáng nói nhất trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này là sự phát triển của tự ý thức. Các em nhận thức được địa vị mới mẻ của bản thân trong tập thể. Những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình. Khơng chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà người tuổi đầu thanh niên cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Ở lứa tuổi này, các em có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt; biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong tồn bộ những thuộc tính nhân cách.
Cùng với sự phát triển của tự ý thức là sự hình thành thế giới quan ở các em. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội...Việc hình thành thế giới quan của các em không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức, mà cịn thể hiện ở phạm vi nội dung.
Trong lĩnh vực giao tiếp và đời sống tình cảm, tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Ở lứa tuổi này, các em có khuynh hướng làm bạn với bạn bè cùng tuổi. Các em giao tiếp trong nhóm bạn và tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau.
Những đặc điểm về tâm lí, nhận thức trên của HS THPT góp phần định hướng cho nhà trường, GV trong công tác giáo dục, dạy học. Một mặt, người GV cần giúp các em phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách khách quan; mặt khác, GV cũng cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình. Bên cạnh đó, GV cũng cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm HS tham gia vào các hoạt động tập thể. Từ đó, xây dựng thế giới quan lành mạnh, đúng đắn cho các em.
Riêng với học sinh lớp 11, các em đã phát triển khá hoàn thiện về thể chất và phẩm chất, lại đứng trước ngưỡng cửa của các kì thi quan trọng quyết định bước ngoặt cho tương lai của mình,cho nên đã có ý thức tự giác, kĩ năng tự học, quyết tâm đạt mục tiêu đề ra. Đó là những tiền đề thuận lợi cho việc phát triển năng lực tự học truyện ngắn Việt Nam. Tuy nhiên một số học sinh nghiêng về các môn tự nhiên , ngại học Văn, lười suy nghĩ, thiếu cảm xúc…đó là một thử thách không nhỏ đối với việc phát triển năng lực tự học truyện ngắn, đòi hỏi người giáo viên phải khơi gợi được hứng thú tự học ở học sinh. 1.4. Chương trình truyện ngắn Việt Nam trong SGK lớp 11 và thực trạng dạy - tự học truyện ngắn ở THPT
1.4.1. Chương trình truyện ngắn lớp 11
Chương trình Ngữ văn lớp 11 bao gồm các tác phẩm văn học tiêu biểu thuộc giai đoạn văn học từ 1930 - 1945 với các truyện ngắn được tuyển chọn và phân phối chương trình như sau:
Bảng 1.2. Chương trình truyện ngắn Việt Nam lớp 11
STT Bài học Năm sáng tác Số tiết Chương trình học
1 Hai đứa trẻ 1938 3 Lớp 11, tập một CB, NC 2 Chữ người tử tù 1938 3 Lớp 11, tập một CB, NC 3 Chí Phèo 1941 3 Lớp 11, tập một CB, NC 4 Đời thừa 1943 3 Lớp 11, tập 1, NC 5 Tinh thần thể dục 1939 1(đọc thêm) Lớp 11, tập một CB, NC
Đặt trong chương trình dạy học truyện ngắn Việt Nam cho học sinh lớp 11 thì truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong cả SGK ban cơ bản và nâng cao đều tuyển bốn truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao và “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan. Riêng sách nâng cao có tuyển thêm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao. Mỗi truyện được dành thời lượng là 3 tiết với tổng số 10 tiết/ 72 tiết của chương trình học kì 1 lớp 11 (với SGK cơ bản), và 13 tiết đối với SGK nâng cao.
- Những truyện được học trong chương trình đều là những truyện (đoạn trích) hay, tiêu biểu cho đời văn của tác giả và giai đoạn văn học, phù hợp với khả năng nhận thức của HS THPT.
- Yêu cầu kiến thức, kĩ năng: hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn, khám phá và lĩnh hội được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng truyện; đồng thời rèn luyện một số kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại; từ đó biết trân trọng, bảo tồn những thành tựu văn học và giá trị văn hóa, thẩm mĩ .
1.4.2. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh THPT sinh THPT
Để nghiên cứu cụ thể thực trạng tự học của HS và thực trạng bồi dưỡng năng lực tự học truyện ngắn cho HS THPT của GV, chúng tôi đã tiến hành điều tra 120 HS khối 11 và 20 GV ở các trường : THPT Lê Quý Đôn – Thành phố Thái Bình, THPT Nguyễn Trãi – Vũ Thư - Thái Bình, THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội. Đây là 3 trường THPT thuộc các địa bàn khác nhau: THPT Nguyễn Trãi là trường vùng nông thôn hệ cơng lập của tỉnh Thái Bình, THPT Phan Đình Phùng là trường hệ cơng lập của thành phố Hà Nội, THPT Lê Quý Đôn là trường thuộc khu vực thành phố Thái Bình. Các vấn đề cơ bản được chúng tôi quan tâm điều tra là: Nhận thức của HS về tác dụng của tự học; những năng lực tự học HS đã được rèn luyện ; vai trò của GV trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT; thực trạng việc rèn năng lực tự học truyện ngắn cho HS THPT của GV hiện nay. Kết quả điều tra thu được như sau:
1.4.2.1. Nhận thức của học sinh THPT về tự học
Để điều tra về tình hình tự học của bản thân học sinh chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho HS và thu được kết quả sau:
Bảng 1.3. Nhận thức của học sinh THPT về tác dụng của tự học
STT Tác dụng
Mức độ đánh giá
Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL %
1 Giúp hiểu sâu bài học 82 68,3 27 22,5 11 9,2
2 Giúp mở rộng và nâng cao
kiến thức 85 70,8 25 20,8 10 8,4
3 Giúp củng cố, ghi nhớ lâu
4 Giúp vận dụng tốt tri thức vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. 71 59,1 41 34,1 8 6,8 5 Giúp rèn luyện tính tích cực, tự giác và độc lập trong học tập 92 76,6 21 17,5 7 5,9 6 Giúp hình thành năng lực tự học suốt đời 72 60,0 39 32,5 9 7,5
7 Giúp đạt kết quả cao trong
kiểm tra, thi cử 68 56,6 40 33,3 12 10,1 8 Giúp người học có khả
năng tự đánh giá bản thân 62 51,6 46 38,3 12 10,1
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số HS có nhận thức đúng đắn, tích cực về tác dụng của tự học. 80% HS được hỏi cho rằng: tự học giúp củng cố, ghi nhớ lâu và làm chủ kiến thức. 76,6% HS đồng ý tự học giúp rèn luyện tính tích cực, tự giác và độc lập trong học tập. Ngoài ra, phần lớn các em cho rằng: tự học giúp người học hiểu sâu bài học hơn (68,3%), giúp mở rộng và nâng cao kiến thức (70,8%). Có thể nói đây là tín hiệu rất đáng mừng. Nó cho thấy: HS THPT đã có nhận thức đúng đắn, tích cực và khá tồn diện về vai trị, tác dụng và tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với HS.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát này cũng cho thấy: vẫn còn khá nhiều HS phân vân về việc tự học giúp HS vận dụng tốt tri thức vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới (chiếm tỉ lệ 34,1%); 33,3% HS còn băn khoăn tự học liệu có giúp người học đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử. Việc tự học giúp người học có khả năng tự đánh giá bản thân cịn 10,1% HS khơng đồng tình. Điều này cho thấy một bộ phận HS chưa có niềm tin vững chắc vào kết quả của tự học.
1.4.2.1. Thực trạng tự học môn Ngữ văn của học sinh THPT
Để tìm hiểu về năng lực tự học của HS THPT hiện nay, chúng tôi đưa ra những câu hỏi về những kĩ năng tự học cụ thể trong từng nhóm năng lực để HS tự đánh giá về mức độ thành thạo của bản thân. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng kĩ năng tự học của học sinh THPT
STT Nội dung các kĩ năng
Mức độ thực hiện Thành thạo Chưa thành thạo Chưa có SL % SL % SL %
I. Năng lực tự nghiên cứu
1 Kĩ năng tự phát hiện vấn đề 45 37,2 50 45,1 20 17,7
1 Tìm kiếm, thu thập thơng tin liên quan đến bài học, phần học
56 46,6 53 44,2 11 9,2
2 Làm việc với sách và tài liệu tham khảo một cách chủ động và khoa học
44 36,6 60 50,0 16 13,4
3 Sắp xếp thông tin một cách
hệ thống 38 31,6 57 47,5 25 20,9
4 Tóm tắt, phân loại thơng tin
59 49,1 53 44,1 8 6,8
5 Phân tích, lí giải thơng tin 47 39,1 62 51,6 11 9,3
6 Tổng hợp, hệ thống hóa
thơng tin 32 26,6 73 60,8 15 12,4
7 Định hướng cách giải quyết
vấn đề 38 31,8 56 46,7 27 21,5
II. Năng lực tự thể hiện
đầu của mình trước nhóm, lớp
2 Chủ động thắc mắc và đưa vấn đề để trao đổi với bạn, với thầy
64 54,1 38 31,6 18 14,3
3 Thảo luận theo nhóm một
cách chủ động 40 33,3 59 49,1 21 17,6
4 Lắng nghe, xem xét ý kiến, quan điểm của bạn, của thầy một cách chủ động
43 35,8 57 47,5 20 16,7
5 Bảo vệ quan điểm của mình,
thuyết phục các bạn 59 49,1 40 33,3 21 17,6 III. Năng lực tự kiểm tra, đánh giá
1 So sánh, đối chiếu kết quả tự học của bản thân với kết luận của thầy
41 34,1 54 45,0 25 20,9
2 Bổ sung, sửa chữa và điều chỉnh để hoàn thiện kết quả tự học
39 32,5 62 51,6 19 15,9
Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra trên có thể đánh giá Thực trạng sử dụng các kĩ năng tự học của học sinh THPT như sau:
*Về năng lực tự nghiên cứu
Số liệu điều tra trên cho thấy: Phần lớn HS chưa được rèn luyện năng lực tự học nên còn rất lúng túng. Số HS thành thạo những kĩ năng trong nhóm năng lực này đạt ở mức dưới trung bình trong đó chủ yếu là những học sinh khá, giỏi.
* Về năng lực tự thể hiện
Đây là năng lực cần thiết cho HS trong quá trình học và là cơ hội rèn luyện khả năng nói trước đám đơng – một kĩ năng sống quan trọng . Tuy nhiên, ở nhóm năng lực này, nhìn chung số HS đã hình thành năng lực vẫn ở mức thấp.
Một số HS biết thắc mắc và đưa vấn đề để trao đổi với bạn, với thầy, nhưng tỉ lệ này cũng mới chỉ đạt ở mức trung bình. Bên cạnh việc học cá nhân, người học phải có kĩ năng hợp tác với bạn, với thầy, nhưng vẫn có 17,6% HS chưa biết học và thảo luận theo nhóm một cách chủ động. Trong q trình trao đổi thơng tin, HS khơng chỉ biết trình bày mà cịn phải biết lắng nghe, xem xét ý kiến, quan điểm của bạn, của thầy một cách chủ động. Kĩ năng này vẫn còn nhiều HS tỏ ra lúng túng: chỉ có 35,8% HS thành thạo và 16,7% chưa hình thành kĩ năng.
* Về năng lực tự kiểm tra, đánh giá
Bảng thống kê trên cho thấy: năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá của HS hiện nay cịn yếu. Chỉ có hơn 30% HS được hỏi có năng lực này. Số HS chưa có năng lực này chiếm tỉ lệ cao nhất: khoảng 20%.
Vậy, có thể đánh giá chung về thực trạng kĩ năng tự học của HS THPT như sau: đa số HS THPT ở lớp 11 đã được rèn luyện năng lực tự học nhưng phần lớn các em còn tỏ ra rất lúng túng khi thực hành các kĩ năng tự học cụ thể. Đặc biệt, có một bộ phận HS chưa có những kĩ năng cần thiết cho hoạt động tự học. Thực tế này địi hỏi GV phải có kế hoạch cụ thể trong việc rèn kĩ năng tự học cho HS đồng thời phải kiên trì rèn năng lực tự học cho từng loại đối tượng HS.
1.4.2.3. Thực trạng dạy tự học của giáo viên
Quá trình rèn kĩ năng tự học cho HS THPT phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức các hoạt động dạy cách học của giáo viên. Bằng kiến thức, khả năng sư phạm, tâm huyết và kinh nghiệm của bản thân, người GV tổ chức đa dạng, linh hoạt các hoạt động dạy học khác nhau nhằm hình thành và nâng cao kĩ
năng tự học cho học sinh. Đây là việc làm vô cùng cần thiết giúp HS phát huy năng lực tự học của bản thân. Sau đây là kết quả khảo sát của chúng tôi.
Bảng 1.5. Thực trạng hoạt động dạy – tự học của giáo viên
STT Các nội dung Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %
1 Nêu vấn đề để HS nghiên cứu 15 75 5 25 0 /
2 Hướng dẫn HS cách thu nhận
thơng tin, xử lí thơng tin 3 16,6 12 66,6 3 16,8 3 Hướng dẫn HS cách giải quyết vấn
đề 5 27,7 10 55,5 3 16,8 4 Kiểm tra sản phẩm ban đầu của
học sinh 3 16,6 12 66,6 3 16,8
5 Dành thời gian trên lớp cho học sinh tự báo cáo sản phẩm ban đầu
8 44,4 7 38,9 3 16,7
6 Tổ chức trao đổi thơng tin giữa
trị – trò, trò – thầy 10 55,5 6 33,3 2 11,2 7 Chốt lại vấn đề, đưa ra kết luận
về vấn đề 18 100 / / / /
8 Giúp đỡ HS tự kiểm tra, tự đánh giá 9 50,0 7 38,8 2 11,2
9 Kiểm tra, cho điểm phần điều chỉnh và sản phẩm hoàn thiện của học sinh
7 38,9 8 44,4 3 16,7
Kết quả khảo sát trên cho thấy: 75% GV thường xuyên nêu vấn đề để