Hướng dẫn học sinh tự học trước giờ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54 - 69)

2.2. Hướng dẫn HS lớp 11 tự học trong quá trình dạy học truyện ngắn

2.2.2. Hướng dẫn học sinh tự học trước giờ học

Trong tiến trình tự học, người học phải chủ động chuẩn bị bài trước giờ học trên lớp, việc chuẩn bị bài càng kĩ, kiến thức càng được khắc sâu, hiểu rộng, nắm chắc.

2.2.2.1. Tác dụng của biện pháp

- Giúp học sinh chủ động chuẩn bị kiến thức cho bài học. - Học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vần đề. - Học sinh biết cách thu thập và xử lý thông tin.

- Học sinh biết cách hoàn thiện sản phẩm khoa học ban đầu.

2.2.2.2. Các thao tác cần thiết

* Thao tác 1: Phát hiện và định hướng giải quyết vần đề

Muốn phát triển năng lực tự học thì trước hết phải nâng cao năng lực tự nghiên cứu. Khi nghiên cứu, GV và HS không nhất thiết phải đi lại toàn bộ con đường của nhà nghiên cứu đã đi mà chỉ cần "phát hiện lại" (chữ của

Piaget). Nghĩa là dưới sự tổ chức, điều khiển khéo léo của giáo viên, HS đóng vai nhà nghiên cứu, tự đặt mình trước những tình huống có vấn đề cần phải

giải quyết. Sau đó sử dụng những thao tác cơ bản như: phân tích - phát hiện, phân tích - chứng minh, phân tích - phán đốn, phân tích - tổng hợp để phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong điều kiện của nhà trường phổ thông, các bước phát hiện và giải quyết vấn đề được đơn giản hóa như sau:

Bước 1: GV đưa ra một số vấn đề liên quan đến bài học, hoặc gợi mở, định hướng để học sinh nhận diện vấn đề.

Có rất nhiều ngả đường để bước vào một truyện ngắn, tuy vậy học sinh cần được GV định hướng đi theo ngả nào, tìm hiểu vấn đề gì, để các vấn đề không chồng chéo, trùng lặp. Các vấn đề mà giáo viên đưa ra phải đúng trọng tâm, tạo hứng thú ngay khi học sinh nhận nhiệm vụ.

Ví dụ: Học truyện ngắn “Hai đứa trẻ ” GV đưa ra các chủ đề để học sinh lựa chọn chuẩn bị ở nhà:

- Sưu tầm những tư liệu về Thạch Lam và phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương ?

- Tìm hiểu cảnh và người ở phố huyện khi chiều tối, khi đêm về, khi tàu đến và đi ?

- Ý nghĩa của cảnh đợi tàu ?

- Giá trị nhân đạo của truyện “Hai đứa trẻ” ?

- “Hai đứa trẻ” – Một bài thơ trữ tình đượm buồn ?

- Thơng điệp của nhà văn Thạch Lam từ truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ? …..

Bước 2: GV chia nhóm HS, chọn nhóm trưởng và nêu u cầu cơng việc.

Tùy thuộc vào nội dung vấn đề mà GV giao cho cá nhân hay nhóm HS, khi chia chóm có thể chia theo bàn, theo tổ, theo địa phương cư trú, theo trình độ của học sinh .

GV yêu cầu cụ thể của từng vấn đề, có thưởng phạt rõ ràng, thời hạn chuẩn bị để HS nắm được.

Bước 3: Học sinh nhận nhiệm vụ.

HS có thể nhận nhiệm vụ bằng cách:

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh (phù hợp với khả năng của đối

tượng HS)

- GV cho phép học sinh tự chọn vấn đề theo hứng thú, sở thích, thế mạnh

của mình .

- GV cho học sinh bốc thăm để tạo sự hứng thú và đảm bảo khách quan,

công bằng.

Bước 4: HS định hướng giải quyết vấn đề

Muốn tìm được cách giải quyết vấn đề HS phải sử dụng thao tác phân tích để chia nhỏ vấn đề và giao nhiệm vụ cho từng cá nhân. Dựa vào những kiến thức đã có học sinh tìm ra hướng giải quyết .Nếu học sinh lúng túng, có thể xin gợi ý, hướng dẫn của GV.

Ví dụ: Nhóm HS nhận nhiệm vụ tìm hiểu về: “Vì sao nói tình huống trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Huấn Cao và viên quan coi ngục?” sẽ phải tách vấn đề thành các yêu cầu nhỏ sau:

- Khái niệm về tình huống.

- Nhận diện tình huống trong truyện “Chữ người tử tù”. - Hồn cảnh nảy sinh tình huống.

- Diễn biến tình huống (Trước khi Huấn Cao xuất hiện, khi Huấn Cao ở trong nhà ngục và cảnh cho chữ ).

- Ý nghĩa của tình huống.

** Thao tác 2 : Thu thập thơng tin

Học là q trình tiếp thu và xử lí thơng tin bằng các hành động trí tuệ (hoặc chân tay) dựa trên vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân để từ đó có tri thức, kĩ năng và thái độ mới, nhân cách mới. Như vậy, cơ sở để giải quyết vấn đề là phải có những thơng tin đầy đủ, chính xác, phù hợp, thiết thực về vấn đề. Giúp HS hình thành kĩ năng thu thập thông tin, người dạy cần tiến hành các thao tác như sau:

Bước 1: Hướng dẫn HS tìm kiếm tài liệu có liên quan đến phần học, bài học. - Định hình tài liệu cần tìm kiếm: Có nhiều loại tài liệu HS cần tìm kiếm

để thu thập thơng tin trong đó chủ yếu là SGK, tài liệu tham khảo ( Các tác phẩm hoàn chỉnh , Những tài liệu cung cấp thơng tin ngồi văn bản truyện như: những yếu tố dân tộc học, lịch sử, văn hóa, Sách tham khảo hướng dẫn những bài học cụ thể trong chương trình.)

- Tìm kiếm tài liệu

HS căn cứ vào nhiệm vụ được giao để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của mình từ các nguồn /các địa chỉ tin cậy (Ví dụ như: sách, báo, mạng internet, các tổ chức có liên quan, các nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân…)

Bước 2: Hướng dẫn đọc SGK, tài liệu đã tìm kiếm

Sau khi HS đã tìm kiếm và tập hợp các tài liệu cần thiết giúp thu thập

thơng tin có liên quan đến phần học, bài học, HS phải thực hiện hoạt động đọc

để nắm bắt thông tin.

- Xác định mục đích đọc từng loại văn bản

Để hoạt động đọc hiệu quả, trước hết người học phải xác định mục đích đọc từng loại văn bản. Trước khi đọc sách, HS cần tự hỏi: “đọc để giải quyết vấn đề gì? đến mức độ nào?”… Câu trả lời chính xác là các cấp độ mục tiêu học tập. Từ các câu hỏi để định hướng mục tiêu học tập chung, tiếp tục dẫn dắt HS đến các câu hỏi, bài tập, tình huống cụ thể để giải quyết các mục tiêu bộ phận.

+ SGK là tài liệu chính thức, bắt buộc trong nhà trường. Đọc SGK từ Tiểu dẫn, văn bản, hướng dẫn học bài, ghi nhớ (SGK chương trình cơ bản); kết quả cần đạt, tiểu dẫn, văn bản, hướng dẫn học bài, tri thức đọc – hiểu (SGK chương trình nâng cao) để HS có những định hướng cơ bản trong việc tiếp cận và giải mã tác phẩm.

+ Tài liệu tham khảo là những gợi ý giúp HS dễ dàng hơn khi chiếm lĩnh tác phẩm và rèn kĩ năng tạo lập văn bản. Đọc những tài liệu về lịch sử, văn hóa, dân tộc học... để nắm bắt được những yếu tố ngoài văn bản liên quan đến truyện ngắn cần tìm hiểu. Ví dụ: Khi học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, HS cần tìm hiểu về làng Đại Hồng, nguyên mẫu của nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở ...để hiểu rõ hơn sự sáng tạo của Nam Cao.

- Lựa chọn cách đọc và đọc tài liệu

Khi đã xác định mục đích đọc, HS cần có phương pháp đọc. Người học cần căn cứ vào mục đích đọc để lựa chọn cách đọc cho phù hợp.

▪ Đọc lướt:

+ Tiếp đó, xem mục lục với các chương phần cụ thể để nắm được cấu trúc của sách, nội dung triển khai vấn đề, sự phân phối số trang cho từng chương, phần.

+ Đọc lời giới thiệu, lời tựa hoặc lời nói đầu để biết được phương hướng, mục đích và nhiệm vụ của cuốn sách.

+ Đọc lời kết luận, tóm tắt ở cuối sách để nắm được nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khắng định của tác giả đối với vấn đề đã trình bày.

+ Đọc một vài đoạn: Sau khi đã có được thơng tin về nội dung và mục đích của cuốn sách, bài viết; người học nên trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc một vài đoạn. Nhờ đọc như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ dần được chính xác hóa, tạo điều kiện cho bước đọc sau.

▪ Đọc kĩ: Đối với mỗi tài liệu, việc đọc một hay nhiều lần, nhanh hay

chậm là tùy thuộc vào mục đích đọc.

- Đọc lần đầu là đọc có tính chất chuẩn bị để nắm được bước đầu nội dung toàn bộ tài liệu hoặc một phần nào đó, nắm vững tư tưởng những luận điểm cơ bản…Sau lần đọc thứ nhất thường rất khó có thể nắm vững tài liệu. Vì vậy cần đọc lần thứ hai để nắm vững những vấn đề chủ yếu liên quan đến đề tài. Những chỗ đặc biệt quan trọng có thể đọc thêm lần ba hoặc nhiều hơn nữa.

- Trong quá trình đọc, HS phải tập trung chú ý để nhận ra các ý chính của bài đọc dựa vào các đề mục, kĩ thuật in ấn, cụm từ để hỏi và trả lời mà tác giả dùng khi viết sách. Cần đánh dấu (tốt nhất bằng bút đánh dấu) những từ, cụm từ, đoạn văn chứa đựng thơng tin chính. Bên cạnh đó, HS cũng cần có sự phân tích, khái qt, đối chiếu những thơng tin đã đọc được trong sách, đánh dấu hoặc ghi lại những băn khoăn, thắc mắc hay ý kiến riêng của mình…về những điều đã đọc hoặc suy ngẫm từ sách để chia sẻ với bạn cùng học hoặc với GV.

Với văn bản trong SGK, HS cần phải lựa chọn hình thức đọc kĩ, đọc sâu để rung động, thâm nhập, thẩm thấu văn bản. GV hướng dẫn HS khi đọc phải thực hiện các công việc sau:

+ Đọc âm vang hoặc đọc thầm để tưởng tượng, liên tưởng.

+ Đọc và ghi lại những cảm nhận, những ấn tượng ban đầu về tác phẩm. + Đọc để tìm nội dung chính, xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm.

Với những văn bản là tài liệu tham khảo, tùy mục đích đọc, HS có thể lựa chọn cách đọc lướt hay đọc kĩ.

Để đọc sách có hiệu quả, HS cần có kỹ năng chọn lọc từ SGK những nội dung bản chất nhằm giải quyết mục tiêu học tập. Do vậy, khi đọc HS luôn luôn phải tự đặt câu hỏi “phần này nói về cái gì?”, “đề cập đến khía cạnh nào?’, “nội dung này liên quan tới mục tiêu học tập thế nào?” Để trả lời các câu hỏi đó, HS phải có cách thu nhận thông tin đọc được bằng các cách khác nhau: đánh dấu vào những chỗ quan trọng trong sách, trích ghi, ghi tóm tắt, lập dàn ý, đề cương…

Bước 3: Hướng dẫn HS cách ghi chép tài liệu

Ghi chép trong khi đọc tài liệu là một việc làm rất cần thiết. Vì nó giúp người đọc tiết kiệm rất nhiều thời gian, ghi nhớ lâu. Hơn nữa, ghi chép cịn có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao khả năng tư duy và ngôn ngữ cho người học vì để ghi chép được, người đọc phải phân tích, tổng hợp, phải lựa chọn từ ngữ thích hợp để diễn đạt.

Kỹ năng ghi chép thông tin thể hiện ở một số mặt sau:

+ Đánh dấu vào tài liệu: HS dùng bút gạch chân hoặc bút dấu bằng mực

màu nhằm làm nổi bật những câu, những đoạn quan trọng trong tài liệu.

+ Lập dàn ý: là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có

trong bài đọc. Các phần của dàn ý là các đề mục trong tài liệu hoặc do người đọc xây dựng trên cơ sở chi tiết hóa từng mục trong tài liệu. Dàn ý có thể ở dạng khái quát hoặc chi tiết. Mỗi mục nhỏ có giới hạn tương đối và chứa đựng

một “liều lượng nội dung” hồn chỉnh nào đó. Để lập dàn ý cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đó chia nhỏ bài đọc, lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ. Quan hệ giữa các phần nhỏ với phần lớn hơn, quan hệ giữa bộ phận với toàn thể, giữa cái riêng và cái chung.

+ Đề cương: là sự cụ thể hóa một bước của dàn ý: trong từng mục của

đề cương cịn có cả nội dung các luận điểm cơ bản, đoạn trích, lời bình luận hay nhận xét. Về mức độ, có thể lập đề cương tóm tắt hoặc đề cương chi tiết, là xây dựng những ý cơ bản của bài đọc được tóm tắt lại. Đề cương càng theo các đề mục đã nêu trong dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn.

+ Trích ghi và ghi tóm tắt cũng là những cách ghi chép thông tin phổ

biến và rất quan trọng. Ghi tóm tắt và ghi đại ý là một cách ghi tổng hợp mang tính khoa học cao nhất, địi hỏi các thao tác tư duy của người học như: phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa…

Trong quá trình đọc (xem) tài liệu HS thực hiện việc các công việc cụ thể sau vào trong Sổ tư liệu :

+ Ghi lại chính xác tên tài liệu, tên tác giả (bằng cỡ chữ to, đậm). + Ghi lại những thông tin cần thiết thu nhận từ tài liệu

▪ Với loại tài liệu cần tóm tắt nội dung: HS căn cứ vào hệ thống đề mục và nội dung trình bày của tài liệu, tóm tắt nội dung tài liệu bằng lời hoặc bằng sơ đồ, bảng biểu.

▪ Với loại tài liệu cần lấy dẫn chứng, chứng cớ: HS ghi lại nguyên văn những câu hoặc đoạn hay, quan trọng, những ý kiến, nhận định xác đáng về tác phẩm đã đánh dấu trong quá trình đọc.

▪ HS có thể ghi lại những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình đọc. Hoặc ghi lại những cảm nghĩ (hoặc suy nghĩ) của bản thân xoay quanh tài liệu đọc.

Sắp xếp tất cả những gì được ghi chép theo từng mục. Các mục này có

thể phân loại theo nội dung thơng tin, theo yêu cầu của bài học, theo nhu cầu tìm hiểu của người học...

Những ghi chép này sẽ là những tài liệu quý giúp người học xử lí thơng tin trong các hoạt động tiếp theo của quá trình tự học.

*** Thao tác 3 : Xử lí thơng tin

Giống như người đầu bếp chế biến nguyên liệu trước khi nấu ăn, khi đã tìm được những thơng tin cần thiết cho nhiệm vụ của mình, HS cần biết cách xử lý thơng tin để tạo ra sản phẩm ban đầu. Ở đây chúng tôi chia làm 2 loại thông tin: Những thơng tin ngồi văn bản, bổ trợ cho việc đọc – hiểu và những thông tin khai thác các yếu tố trong tác phẩm.

- Đối với những thơng tin ngồi văn bản, bổ trợ cho việc đọc – hiểu tác phẩm, cần chọn lọc và sắp xếp các thông tin theo trình tự thời gian, khơng

gian…Ví dụ : Khi tiếp nhận truyện “Hai đứa trẻ ”, HS tìm hiểu về “Phố huyện Cẩm Giàng và thời thơ ấu của Thạch Lam”, HS có thể tìm được nhiều hình ảnh, gặp gỡ những nhân chứng sống và nghe họ kể lại…Sau đó HS cần phải chọn lọc, sắp xếp thông tin cho hợp lý kèm theo những lời thuyết minh để gắn kết các hình ảnh, nhân chứng thành một bài thuyết minh về chủ đề: “Phố huyện Cẩm Giàng và thời thơ ấu của Thạch Lam ”.

- Đối với những thông tin khai thác các yếu tố trong tác phẩm cần chú ý đến các thông tin sau:

+ Tìm hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu làm nên cốt truyện

Cốt truyện là một trong những yếu tố cốt lõi của tác phẩm tự sự. Cốt truyện của tác phẩm thể hiện qua các sự việc chính, tình tiết chính, nhân vật chính...Để nắm được tác phẩm, HS phải tìm hiểu các sự việc, tình tiết chính tạo nên cốt truyện, sơ đồ diễn biến câu chuyện. GV hướng dẫn HS thực hành qua các thao tác sau :

Một tác phẩm truyện ngắn có thể kể về nhiều sự việc, trong mỗi sự việc lại kể qua nhiều tình tiết khác nhau. Bởi vậy trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)