Hướng dẫn học sinh tự học trong giờ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 69 - 75)

2.2. Hướng dẫn HS lớp 11 tự học trong quá trình dạy học truyện ngắn

2.2.3. Hướng dẫn học sinh tự học trong giờ học

2.2.3.1. Tác dụng của biện pháp

- HS biết cách nghe giảng, chi chép, thảo luận, tranh luận …trong giờ học đối thoại.

- Chủ động học hỏi từ thầy, từ bạn để bổ sung và hoàn thiện sản phẩm ban

đầu.

2.2.3.2. Các thao tác cần thiết * Thao tác 1: Nghe giảng

Tiết học theo phương pháp mới chú trọng đến năng lực và hành động của HS chứ không phải là bài giảng của GV theo kiểu đọc chép. Tuy nhiên GV vẫn là người đạo diễn, tổ chức, dẫn dắt. Vì vậy HS vẫn cần biết nghe giảng. Để nghe giảng một cách có hiệu quả là một quá trình cần lưu ý:

- Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.

- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi theo ý hiểu của mình. (Cần lưu ý các chữ viết tắt để có thể đọc được sau này).

- Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.

- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giáo viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giáo viên đã giới thiệu, vì đây là lúc GV hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để đi đến kết luận và rút ra cái mới.

- Khơng bóp méo các dữ kiện khi tóm tắt chúng.

- Khi gặp chỗ khó, khơng hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để q trình nghe giảng khơng bị gián đoạn.

- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu, việc này làm củng cố sự chú ý nghe giảng.

- Nguyên tắc chính của nghe-ghi : nghe ghi đầy đủ, tỉ mỉ để có khả năng kết hợp cao nhất đồng thời thính giác , thị giác và tri giác, nhờ đó hiểu và tái hiện thơng tin, tri thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất.

- Dạy các thủ thuật nghe - ghi: tùy theo đặc điểm của từng môn học, dạy cách viết tắt, viết gạch chân để nhấn mạnh và dễ nhớ...

** Thao tác 2: Ghi chép bài

Môn Ngữ văn là môn học sử dụng dung lượng câu chữ nhiều, việc vừa chú ý theo dõi để tri nhận thông tin vừa mong muốn ghi chép thật đầy đủ khiến đôi lúc trở thành một thách đố lớn với HS. Biết cách ghi chép bài sẽ giúp HS vừa ghi nhận lại thật tốt những kiến thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy “đi thẳng vào đầu” một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, HS có thể tham khảo những lời

khuyên sau đây:

+ Nên chia vở thành hai phần với tỉ lệ 7/3, trong đó phần chuẩn bị ở nhà

là 7, phần ghi trên lớp là 3.

+ Ngồi vị trí càng sát giáo viên càng tốt để tránh bị mất tập trung trong tiết học

+ Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

+ Ghi chép thật ngắn gọn. Hãy diễn đạt những ý chính bằng ngơn ngữ của chính mình chứ khơng nên chép y nguyên lời của giáo viên.

+ Ghi lại những chi tiết hoặc ví dụ để làm rõ thêm ý chính của bài giảng. Đặc biệt chú ý đến những chi tiết khơng có trong sách giáo khoa.

+ Hãy tập trung, lắng nghe và ghi chép ngay khi giáo viên đưa ra ý chính. Nếu bạn mải theo đuổi ý nghĩ riêng trong khi lẽ ra phải nghe giảng thì có thể bạn sẽ bị lỡ mất những điểm quan trọng.

+ Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn khơng nhớ những thơng tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học sinh khác.

+ Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó. + Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

+ Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

+ Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 - 10 phút cuối.

+ Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

+ Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

+ Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

+ Vào cuối bài giảng, đừng ngại hỏi giáo viên những điều mà bạn chưa hiểu.

+ Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ

nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

Một số cách ghi bài có hiệu quả + Ghi bài bằng sơ đồ

Là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.

Muốn ghi được theo cách này, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

▪ Đầu tiên là đừng nghĩ đến các dàn ý hay là các đoạn văn dùng nhiều từ ngữ. Phải nghĩ dựa trên các key words-từ ngữ quan trọng và các hình ảnh hoặc biểu tượng diễn đạt các ý.

▪ Viết ra từ ngữ quan trọng nhất hoặc là cụm từ ngắn hoặc ký hiệu ở giữa trang.

▪ Ghi các khái niệm quan trọng khác, và từ ngữ miêu tả xung quanh vòng tròn.

▪ Tiếp tục phát triển sơ đồ bằng cách điền thêm các từ ngữ, ý tưởng mới.

- Ghi bài bằng cách lập dàn ý theo bài giảng

I. Ý lớn thứ nhất II. Ý lớn thứ hai A. Ý nhỏ B. Ý nhỏ 1. Ý nhỏ trong ý nhỏ 2. Ý nhỏ trong ý nhỏ III. Ý lớn thứ ba

Tóm lại, có nhiều cách để ghi chép bài giảng ở trên lớp. Mỗi kiểu ghi chép đều có những ưu, nhược điểm. Do đó phải biết chọn cách ghi cho phù hợp.

*** Thao tác 3: Tự trình bày sản phẩm ban đầu trước lớp

Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm ban đầu, HS cần được GV tạo cơ hội để trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. Sản phẩm này có thể là của nhóm hoặc của cá nhân tiêu biểu đã được chọn lọc. Sản phẩm khơng nhất thiết phải hồn hảo mà quan trọng là đảm bảo được kiến thức trọng tâm, tính sư phạm và đặt ra nhiều vấn đề lí thú để khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực cho HS. HS cũng cần được trải nghiệm sự thành công trong việc phát triển kĩ năng. Điều đó khiến các em cảm thấy mức độ thành thạo kĩ năng của mình tăng lên và sẽ

là động lực thơi thúc các em tích cực rèn kĩ năng một cách tự giác.

Khi trình bày, HS thực hiện các điều sau:

+ Đưa ra thông tin đầy đủ, đơn nghĩa, phù hợp với vấn đề cần giải quyết và với kiến thức người nghe.

+ Sắp xếp thơng tin theo mức tăng dần độ khó, độ phức tạp của vấn đề. + Minh họa bằng các ví dụ cụ thể hoặc các trường hợp tương tự các ý, các nguyên tắc tổng quát.

+ Diễn đạt ý kiến bằng chính ngơn ngữ của mình.

+ Kết hợp phù hợp giữa thông tin ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…) khi giao tiếp.

+ Trình bày có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả thông tin một cách minh bạch cho người nghe.

**** Thao tác 4: Hợp tác, trao đổi, lĩnh hội thơng tin từ bạn và thầy

Hêghen nói: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là một cuộc đối thoại đối với từng người trong công chúng.” Theo V. Chiupa, giáo sư Đại học Matxcơva, mỗi giờ học văn phải là một sự kiện đối thoại giữa thầy và trị, trị và trị.Qua đối thoại thì trị mới được tơn trọng, được quyền giải thích văn bản theo cảm thụ của mình, tự phát huy sức sáng tạo và đồng thời đó cũng là q trình va chạm về tư duy và giao cảm trong tâm hồn.

Trong q trình biến giờ văn thành khơng gian đối thoại, thầy là người tổ chức giúp đỡ cá nhân trình bày, bảo vệ sản phẩm học, tổ chức thảo luận; là trọng tài kết luận về những gì người học đã tự tìm ra và tranh luận thành tri thức khoa học. Trò là người tự thể hiện để hợp tác với bạn và thầy bằng cách tự trình bày và bảo vệ sản phẩm học của mình, tỏ rõ thái độ trước chủ kiến của bạn, tham gia tranh luận. Để rèn kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin cho HS, GV có thể tiến hành các biện pháp sau:

- Tạo các tình huống để HS thực hành kĩ năng

Rèn kĩ năng, nhất là các kĩ năng xã hội như kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin HS phải được thực hành qua các tình huống cụ thể. Những tình huống này do GV đặt ra căn cứ vào nội dung bài học, vào chuẩn kiến thức - kĩ năng cần đạt, vào đối tượng HS…

Thực hành kĩ năng, nhất là kĩ năng hợp tác trao đổi thông tin HS càng được tạo cơ hội thực hành, càng nhanh chóng hình thành và ngày một nâng cao kĩ năng.

- Tổ chức, hướng dẫn cho HS trình bày, tranh luận trao đổi chia sẻ thông tin

Trong khuôn khổ của một tiết học, dù không phải tất cả các HS được trình bày trước lớp nhưng mọi HS đều phải thực hành bằng cách tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại. Mục tiêu của cuộc tranh luận là tìm kiếm những giải pháp cho vấn đề cần giải quyết đặt ra từ bài học chứ khơng phải tìm ra người thắng, thua…Vì vậy khi tranh luận trong hợp tác trao đổi thông tin người học cần chú ý :

+ Đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng để làm sáng tỏ lập luận của mình. Bảo vệ quan điểm của mình.

+ Khơng chỉ trích cá nhân người thuyết trình, mà phản bác quan điểm họ nói ra.

+ Tôn trọng ý kiến của người khác: thể hiện ý kiến bất đồng mà không làm xúc phạm người khác, biết lắng nghe và thừa nhận thiếu sót, sai lầm nếu có.

- Nhận xét, đánh giá và kết luận

Sau thời gian thảo luận theo quy định ở đơn vị nhóm, lớp, GV yêu cầu

HS tổng hợp ý kiến trao đổi hợp tác: những ý kiến đã thống nhất, những ý kiến chưa thống nhất cần trao đổi thêm; nhận xét đánh giá cả nội dung, phương pháp, thái độ trình bày, tranh luận của các cá nhân hoặc nhóm. Cuối cùng GV

là người trọng tài, đưa ra kết luận.

***** Thao tác 5: Tự chọn lọc, sử dụng kiến thức đã có và bổ sung kiến thức mới để hoàn thiện sản phẩm khoa học

Muốn nhận thức kiến thức mới có hiệu quả bắt buộc phải liên hệ các kiến thức cũ, các kiến thức khoa học liên ngành khác làm cơ sở cho hoạt động tư duy của học sinh. Kỹ năng này thúc đẩy quá trình nhận thức kiến thức mới cũng như việc tự học của học sinh. Để làm được điều này, có thể tiến hành theo các cách sau:

Nhưng để có tri thức khoa học mới do mình chiếm lĩnh, HS cần thực hiện các thao tác sau:

- So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với cách giải quyết vấn đề ban đầu của bản thân

- Tự đánh giá , tổng hợp, chốt lại vấn đề (đánh giá được cái đúng - sai, hay - dở, đủ - thiếu...trong cách hiểu, cách cảm của mình về tác phẩm…)

- Tự điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm học ban đầu thành sản phẩm khoa học

2.2.3.3. Một số lưu ý khi tự học trong giờ học

- Khuyến khích HS kiên trì thực hành và thường xuyên sử dụng kĩ năng

không chỉ trong phạm vi lớp học mà cịn mở rộng ra ngồi lớp học. Đây cũng là những kĩ năng thuộc nhóm kĩ năng xã hội nên phạm vi sử dụng rất rộng và rất cần thiết nhất là trong thời kì tồn cầu hóa hiện nay. Cho nên GV cần khuyến khích, động viên các em sử dụng thành thạo các kĩ năng này như là cách để rèn kĩ năng sống cho mình.

- Để tạo khơng khí học sơi nổi, hiệu quả HS cần chuẩn bị tốt nội dung trình bày, GV phải là trọng tài trong những tranh luận của học trò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)