- Luân phiên công việc;
49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học trong bối cảnh xã hội thông tin
tượng người học trong bối cảnh xã hội thông tin
3.2.5.1. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập nhiều đến các phương pháp bồi dưỡng mà tập trung vào yêu cầu đối với các phương pháp bồi dưỡng. Mục
tiêu của việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục ngày nay không chỉ là nâng cao trình độ, nghiệp vụ về kiến thức, kĩ năng quản lí; mà mục đích lớn hơn cả là hướng tới tạo động lực và giúp họ phương pháp để tự học sau khóa bồi dưỡng để họ tự tìm cách lĩnh hội kiến thức ngày càng nhiều. Khoa học quản lí cũng giống như các ngành khoa học khác, luôn mới mẻ và phức tạp, khối lượng kiến thức cũng khổng lồ, không thể truyền đạt tất cả cho học viên trong vài ngày bồi dưỡng.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Phương pháp bồi dưỡng cần đảm bảo:
Với đối tượng cán bộ quản lí, khơng nên sử dụng q nhiều phương pháp đọc chép. Học viên người lớn tuổi khi đi học tập, bồi dưỡng, tâm lí khơng giống với các đối tượng học sinh, sinh viên; bởi họ có nhiều mối quan tâm khác từ xã hội, gia đình và cơng việc. Nếu phương pháp dạy học khơng kích thích sự hứng thú của họ thì họ sẵn sàng bỏ ra ngồi vì cho rằng thật phí thời giờ nếu họ ngồi ở đây hoặc mất tập trung bởi các luồng suy nghĩ khác.
Tăng cường dạy học bằng việc giải quyết các tình huống thực tiễn; thảo luận giữa các nhóm học viên với nhau, giữa học viên với giảng viên;… để tất cả học viên được tham gia vào quá trình dạy – học. Mỗi một học viên đều là một cán bộ quản lí giáo dục, họ đều có những trải nghiệm riêng về cơng việc, có những kinh nghiệm và kiến thức nhất định về quản lí. Có thể về mặt lí luận họ khơng phải là giỏi, song về mặt thực tiễn thì có thể khai thác được nhiều nguồn thơng tin lí thú từ kinh nghiệm của họ. Để học viên được hòa chung vào quá trình dạy học, được nói lên chính kiến, được chia sẻ khó khăn, thuận lợi và được giảng viên cùng các học viên khác tháo gỡ các vấn đề họ đang vấp phải sẽ làm cho học viên hứng thú hơn rất nhiều.
Kiến thức cần được tóm tắt ý chính và nên sơ đồ hóa để học viên dễ dàng nắm bắt. Sau mỗi buổi học, giảng viên cần chốt lại các nội dung chính để học viên dễ nhớ, nếu có thể thì nên sơ đồ hóa, vì đây là một trong những phương pháp giúp người học nhớ lâu hơn và từ sơ đồ dễ phân tích, hiểu vấn đề cặn kẽ hơn.
Sử dụng các công cụ trực quan (nếu có) để tăng hứng thú cho người học. Thơng thường đối với các khóa bồi dưỡng cho học viên người lớn tuổi ít khi có cơng cụ trực quan, nhưng nếu có thể sử dụng cơng nghệ thơng tin để đưa những tư liệu, hình ảnh…lồng ghép vào bài giảng sẽ giúp học viên hứng thú hơn nhiều.
Cung cấp cho học viên các nguồn thông tin, tài liệu để tham khảo và cách thức để tiếp nhận, cách chọn lọc thông tin từ mọi nguồn. Trong xã hội thơng tin, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với nhất nhiều nguồn thông tin bằng nhiều con đường: đọc báo, nghe đài, xem tivi, nhưng đặc biệt là bằng mạng internet. Sự phát triển của kĩ thuật thông tin giúp người sử dụng dễ dàng tìm được thơng tin mình muốn có. Do đó, có thể những thông tin cung cấp trong khóa bồi dưỡng họ đã được tiếp cận rồi, nhưng phải chỉ cho họ cách để chọn lọc thông tin và cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ban Điều hành Dự án phải hỗ trợ cho giảng viên về vật chất và tinh thần để giảng viên có điều kiện tốt hơn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng các phương pháp dạy – học hiệu quả, phù hợp với đối tượng học viên người lớn tuổi.
Ban tổ chức xây dựng phiếu đánh giá giờ dạy để học viên góp ý cho các giảng viên, phiếu đánh giá được thu lại và gửi giảng viên vào cuối buổi học để có thể điều chỉnh phương pháp phù hợp hơn vào những buổi dạy sau.