Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ban quản lí dự án giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục (Trang 33 - 34)

- Luân phiên công việc;

1.5.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ban quản lí dự án giáo dục

Mỗi chương trình, dự án giáo dục có một ban quản lí dự án giáo dục (sau đây gọi tắt là ban quản lí). Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị ra quyết định thành lập ban, trên cơ sở sự chấp thuận từ phía nhà tài trợ. Ban quản lí được thành lập để giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ dự án) quản lí thực hiện chương trình, dự án giáo dục;

Nhiệm vụ của ban quản lí được quy định trong Quyết định thành lập ban quản lí hoặc tại các văn bản uỷ quyền cụ thể của Cơ quan quyết định thành lập ban quản lí;

Tất cả hoạt động của ban quản lí phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế kí kết với nhà tài trợ;

Ban quản lí và người đứng đầu ban quản lí chịu trách nhiệm trước Cơ quan quyết định thành lập ban quản lí và pháp luật về hành vi của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Có trách nhiệm giải trình với Cơ quan quyết định thành lập ban quản lí, các cơ quan quản lí nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, xã hội và nhà tài trợ về các vấn đề thuộc thẩm quyền;

Mọi hoạt động của ban quản lí phải được cơng khai và chịu sự giám sát theo các quy định hiện hành;

Quản lí và sử dụng có hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí các nguồn lực của chương trình, dự án;

Thực hiện các quy định của pháp luật về phịng chống tham nhũng; có các biện pháp phịng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục (Trang 33 - 34)