Hai loại điện tích:

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 7 trọn bộ chuẩn KTKN (Trang 39 - 40)

Thí nghiệm 1:

Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

Hoạt động 2 (...phút): Làm T/n 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại.

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- Yêu cầu Hs đọc T/n 2 và tiến hành TN theo nhóm

+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi

nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần xem có tương tác với nhau không? (chưa tương tác với nhau)

+ Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa đưa lại gần đũa nhựa quan sát hiện tương xảy ra ? ( thanh thuỷ tinh hút thước nhựa)

+ Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và đưa lại gần nhau quan sát hiện tượng xảy ra? ( hút nhau) - Cho HS thảo luận nhóm và nhận xét

Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh

thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

Hoạt động 3 (...phút): Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tương tác giữa chúng

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- Từ kết quả và nhận xét rút ra từ 2 T/n cho HS nêu kết luận.

- GV thông báo cho HS điện tích dương ( + ); điện tích âm ( - )

- Cho các nhóm trả lời câu C1? ( C1:mảnh vải mang điện tích dương(+); thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (-).

Kết luận:

Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì

hút nhau.

Hoạt động 4 (...phút): Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- Gv treo hình 18.4 /sgk cho HS quan sát - Yêu cầu Hs đọc phần II/sgk trang 51

- Gọi Hs trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên tử .

- Gv thông báo thêm nguyên tử có kính thước vô cùng nhỏ bé.

* Gv thông báo với HS :

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 7 trọn bộ chuẩn KTKN (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w