Khái quát sự hình thành phát triển của Công ty Ford VN

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty tnhh ford việt nam (Trang 27 - 30)

2.1.1.1. Tổng quan về Công ty Ford VN

Vào năm 1995, Tập đồn ơ tơ Ford của Mỹ đã xâm nhập vào thị trường Việt nam, thành lập ra Công ty Ford Việt nam và khai trương nhà máy lắp ráp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về phía Đơng) với tên tiếng Việt: Cơng ty TNHH Ford Việt nam, tên tiếng Anh: Ford Viet nam Limited.

Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD, hoạt động trong 50 năm, trong đó 75% vốn góp là của Ford Motor và 25% vốn góp là của Cơng ty Diesel Sơng Cơng Việt Nam. Với tổng số nhân viên tại Ford Việt nam là 580 người. Đây là lần đầu tiên Việt nam đón nhận một liên doanh ơ tơ có vốn đầu tư lớn nhất đồng thời là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ Mỹ.

2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty Ford VN

Qua nghiên cứu kĩ lưỡng và nhận thấy thị trường Việt nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp ôtô, với nền kinh tế non trẻ, đang từng buớc phát triển thì chỉ trong một thời gian tới, cơng nghiệp ôtô sẽ phát triển rất mạnh mẽ, do vậy Ford Motor Quyết định đầu tư vào thị trường này.

* Tháng 9/1995: Ford Motor kí hợp đồng liên doanh với Cơng ty Diesel Sông Công với tỷ lệ vốn góp của Ford Motor – 25%, Diesel Sơng Cơng – 75%

và đến tháng 10 bắt tay khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô Ford tại Hải Dương.

* Tháng 9/2007, Ford Motor khi trương ba đại lý tại ba miền, Miền Bắc: đại lý Ha Noi Ford, Miền Nam: đại lý Saigon Ford, Miền Trung: đại lý Dana Ford. Ba đại lý này hoạt động khá hiệu quả đem lại rất nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng lớn cho công ty.

* Giai đoạn cuối năm 1997 đến hết năm 1998, với 70 triệu USD ban đầu được đầu tư vào trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc với các quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe có chất lượng cao nhất, công suất nhà máy đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra với 14.000 xe/năm nhưng lượng tiêu thụ không mấy khả quan. Một phần là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và một phần là do tâm lý khách hàng còn e ngại về chất lượng sản phẩm. Ford VN nhận ra rằng khơng chỉ cú trọng vào sản xuất mà cịn phải chú trọng vào phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đến tháng 10/1998 Trung tâm Quan hệ Khách hàng đi vào hoạt động 24/24, cung cấp đường dây điện thoại nóng cho dịch vụ trợ giúp kỹ thuật và tạo kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa khách hàng và công ty.

* Giai đoạn 1999 – 2005: Đây là giai đoạn phát triển ổn định nhất của công ty, doanh thu bán hàng liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2005 lợi nhuận công ty thu được cao nhất, số lượng xe bán ra thị trường đạt mức kỷ lục đưa Ford VN vươn lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trên thị trường Việt nam với 14% thị phần.

Để đáp ứng đủ số lượng nhân viên cho sự phát triển của công ty, công ty đã thực hiện tuyển thêm nhân viên, đặc biệt là các nhân viên ở các văn phòng đại diện năng tổng số nhân viên của Ford VN lên 670 nhân viên.

* Trong năm 2006 rất nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành cơng nghiệp ơtơ nói chung và Tổng cơng ty Ford Motor nói riêng. Doanh số bán

hàng của Ford Motor giảm mạnh so với năm trước đó. Ngay cả khi ơng Alan Mulally - một người rất giỏi đứng lên nhận chức Giám Đốc điều hành Công ty cũng khơng thay đổi được tình hình. Do vậy Ford VN không tránh khỏi bị ảnh hưởng, điều này thể hiện qua việc doanh thu của công ty bị giảm mạnh, đột ngột do số lượng xe bán ra thị trường giảm so với năm 2005 gần 27%.

* Giai đoạn 2007 – 2008: Để khắc phục tình hình kinh doanh năm 2006, Ford Motor quyết định thay đổi bộ máy quản trị của cơng ty Ford VN, ngày 1/7/2007 chính thức bổ nhiệm ông Michael Pease với hơn 26 năm làm việc cho Ford làm Tổng Giám Đốc thay thế cho ông Tim Tucker. Sau khi nhận chức, ông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Kết quả là tình hình kinh doanh đã khả quan hơn, doanh thu năm 2007 đã tăng đáng kể so với năm 2006. Năm 2008 vừa qua là một năm khá khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu, xong do Cơng ty đã biết khắc phục được các mặt yếu kém và phát huy được thế mạnh của mình nên cơng ty vẫn đứng vững và doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên.

Trong hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt nam, Ban lãnh đạo và tồn thể nhân viên cơng ty đã nỗ lực không ngừng thúc đẩy Ford Việt Nam dẫn đầu thị trường trong nước về nhiều mặt. Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp cả ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO 14001 và QS 9000. Đặc biệt tháng 6/2005, Ford Việt Nam đã vượt qua các kiểm định rất gay gắt và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành Công nghiệp ôtô. Như vậy, Ford Việt Nam đã và đang dẫn đầu trong công tác nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty tnhh ford việt nam (Trang 27 - 30)