: Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp
THÔN QUYẾT THẮNG
3.3.3 Đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum :
Đề nghị Ngân hàng tỉnh xem xét để Ngân hàng có thể mở rộng đối tượng, thành phần cho vay. Tỉnh Kon Tum đang ngày càng đơ thị hóa nên các thành phần kinh tế ngày càng phát triển do đó chi nhánh cần tích cực tìm mọi biện pháp huy động vốn, đặc biệt trong cơng tác cho vay thì quan tâm hơn việc cho vay vốn trung dài hạn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế. Đây là điều hết sức cần thiết. Bởi nếu như khơng có vốn trung và dài hạn thì những dự án sản xuất kinh doanh của các hộ sẽ bị thu hẹp không phát triển được. Qua thời gian thực tập tôi thấy rằng Ngân hàng cho vay vốn ngắn hạn đối với hộ sản xuất là chủ yếu, đồng thời ngân hàng nên điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân dân manh dạn vay vốn phát triển.
Bám sát chương trình kinh tế của huyện, tỉnh mà có nhưng cơng văn hợp lý để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả khơng chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận. Hướng đầu tư chủ yếu là hộ sản xuất và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Tiếp cận sát dân: Tổ chức đào tạo và đào tạo cho đội ngủ cán bộ các chi nhánh để có đủ năng lực và trình độ. Kết hợp với cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm đảm bảo
nâng cao đạo đức, tác phong, thái độ…đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa và xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Đề nghị cấp trên mở thêm các điểm giao dịch ATM để người dân không phải đi quá xa khi cần phải rút tiền ở tài khoản thẻ tạo sự thuận tiện cho khách hàng
Phát động phong trào thi đua có sở kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời.
Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt , coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Áp dụng các hình thức kiểm tra như tự kiểm tra, kiểm tra chéo, cấp trên kiểm tra cấp dưới..
Tăng cường mối quan hệ với chính quyền các cấp , ban ngành cấp huyện để tranh thủ tối đa sự quan tâm ủng hộ của họ đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Đây là yếu tố mấu chốt nhằm chiếm thị phần trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, bộ mặt Nông nghiệp nơng thơn nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản xuất nơng nghiệp đã có sự tăng trưởng liên tục cả về năng suất, sản lượng. Cơ cấu ngành nghề đã hình thành tương đối rõ nét. Cơ cấu nơng thôn chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được nhiều nơi quan tâm, đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn nói riêng đã xác định rõ vị trí của mình đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là lấy nông nghiệp, nông thôn làm địa bàn và hộ sản xuất là đối tượng chính. Thực tế trong những năm qua, vốn của Ngân hàng đã giúp hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp phần tạo sự thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn mới, đẩy lùi và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp cho hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo, hộ giàu càng giàu hơn, góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội.
Chi nhánh Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quyết Thắng cũng đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Chi nhánh đã cung cấp một lượng vốn không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon tum.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quyết Thắng em đã chọn đề tài “Công tác cho vay đối với hộ sản xuất tại chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết Thắng, Kon Tum –thực trạng và giải pháp”. Xoay quanh việc tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân ảnh thực trạng và giải pháp”. Xoay quanh việc tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh. Qua đó em cũng xin đóng góp một số giải pháp cũng như kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết thắng nhằm góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất.
Do thời gian thực tập còn hạn chế nên những vấn đề đưa ra trong đề tài cịn mang tính lý thuyết nhiều, mặt thực tiễn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý
kiến góp ý q báu của thầy cô, nhất là thầy hướng dẫn trực tiếp cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng để đề tài được hồn thiện hơn.
Khóa luận được hồn thành với sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giao. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ. Sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị là cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết Thắng tỉnh Kon tum. Em xin chân thành cảm ơn.
.
Kon Tum, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện