Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu công tác cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết thắng, kon tum – thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

: Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên

3. Tỷ trọng số hộ có quan hệ vay vốn/tổng số hộ

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên

Tỉnh Kon Tum là một địa bàn rộng, nhưng Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Quyết Thắng có đội ngũ cán bộ chỉ ít người phụ trách cơng việc ở nhiều phường xã do đó việc kiểm tra cũng như xử lý các khoản vay chưa được sát sao.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao song vẫn không đều, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng đã dẫn đến việc thẩm định hồ sơ khách hàng, tiềm kiếm các đối tượng mới, dự án mới chưa đạt theo yêu cầu.

Do trình độ, sự hiểu biết, kinh nghiệm về nền kinh tế thị trường còn hạn chế của các hộ sản xuất, vì vậy hầu hết các hộ vay đều khơng có khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn theo yêu cầu của Ngân hàng, Cán bộ tín dụng thường trực tiếp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho các hộ vay. Trong thực tế các phương án sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ rất đa dạng, phong phú, nên cán bộ tín dụng khơng thể am hiểu tất cả các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh, do vậy chất lượng tư vấn cho hộ vay vốn cịn có những khó khăn nhất định , thực trạng này đã làm cho tình trạng nợ xấu vẫn xảy ra. Các dự án kinh doanh của các hộ đều là các dự án nhỏ, đều do cán bộ tín dụng hướng dẫn làm sau đó lại trực tiếp thẩm định do đó tính khả thi khơng cao, tính hiệu quả thấp hiển nhiên dễ gặp rủi ro.

Dư nợ hộ sản xuất có tăng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do quá trình thẩm định các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhiều hộ đã sử dụng vốn sai mục đích làm phát sinh nợ.

Các văn bản luật và dưới luật đã quy định thế chấp, cầm cố và bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng. Tuy nhiên ở khía cạnh này hay khía cạnh khác một số vấn đề đề cập đến thế chấp, cầm cố và bảo lãnh trong q trình thực hiện gặp khó khăn vướng mắc nên cần phải có cách tháo gỡ. Theo quyết định 217/ QĐ-NH ngày 17 tháng 8 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước thì một tài sản có thể dùng để thế chấp cho nhiều lần vay. Lần đầu

tiên làm hợp đồng thế chấp thì khơng có gì đáng nói, nhưng vay các lần sau thì nẩy sinh vấn đề phức tạp về công chứng. Thực tế diễn ra nhiều khách hàng vay vốn Ngân hàng thường xuyên chỉ dùng một loại tài sản thế chấp nhưng lần vay sau phải làm thủ tục công chứng gây phiền hà cho người vay như:

+ Thực tế nhiều hộ chưa có quyền sử dụng đất ở ( bìa đỏ ) và chưa được cấp quyền sở hữu nhà ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng và dĩ nhiên ảnh hưởng đến dư nợ

+ Quyền sử dụng đất canh tác đã được cấp nhưng không thể dùng để thế chấp vay vốn được do rất khó xử lý khi quá hạn và giá trị không lớn, không đủ để thế chấp.

Ngân hàng vẫn chưa chú trọng lắm đến việc tiềm kiếm những đối tượng khách hàng mới trong những ngành nghề ít rủi ro trong điều kiện hiện nay như thương mại dịch vụ, mà chỉ chú trọng đến những khách hàng truyền thống là các hộ nông dân.

Lãi suất tiền vay biến động mạnh trong thời gian ngắn, gây khó khăn cho cả cán bộ tín dụng lẫn khách hàng, chưa bắt kịp với thay đổi này lại dẫn đến những thay đổi khác, cán bộ tín dụng thì lúng túng khi áp dụng lãi suất cho vay, khách hàng thì “xanh mặt” khi trả lãi. Cuối cùng thì ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.

Ngồi ra cơng tác dịch vụ và chính sách marketing của Ngân hàng có nhiêu chuyển biến tích cực về mặt nhận thức song chưa đồng bộ, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có tính chun nghiệp trong lĩnh vực marketing, nên trong q trình tác nghiệp cịn nhiều lúng túng và chưa bài bản.

Một phần của tài liệu công tác cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết thắng, kon tum – thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)