Xây dựng chính sách phân loại khách hàng nhằm cho vay có trọng điểm

Một phần của tài liệu công tác cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết thắng, kon tum – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)

: Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp

THÔN QUYẾT THẮNG

3.2.1.1. Xây dựng chính sách phân loại khách hàng nhằm cho vay có trọng điểm

Trong hoạt động của mình Ngân hàng cần phải cho vay tập trung có trọng điểm đối với những khách hàng thuộc những ngành nghề và những vùng kinh tế có tiềm năng và phát triển bền vững. Để giảm thiểu được rủi ro, Ngân hàng cần phải xây dựng được một chính sách chọn lọc khách hàng kỹ lưỡng thích ứng với tình hình kinh tế của địa phương hiện nay bằng cách phân loại như sau

- Loại A: (Có tín nhiệm) là nhóm khách hàng đảm bảo các điều kiện sau:

Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, quan hệ vay trả sịng phẳng, khơng nợ q hạn, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Có q trình sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập, quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị qua các năm ổn định và có xu hướng phát triển. Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm ngư nghiệp phải được nhà nước giao và cho thuê quyền sử dụng đất sản xuât ổn định lâu dài.

Có hộ khẩu thường trú tại Kon Tum.

- Loại B:( Chưa đủ tín nhiệm) là nhóm khách hàng chưa thỏa mãn một trong các điều kiện trên.

Trên cơ sở phân loại khách hàng có thể thiết lập một chính sách đầu tư tương ứng:

- Đối với khách hàng loại A: Ngân hàng thường có các hình thức ưu đãi riêng để duy trì và mở rộng quan hệ như ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay hoặc được ngân hàng xem xét việc việc cho vay không bảo đảm bằng tài sản đối với một phần hoặc toàn bộ dư nợ của khách hàng theo quy định.

- Đối với khách hàng loại B: Ngân hàng có thể thẩm định kỹ và cho vay để khuyến khích các hộ sử dụng vốn đung mục đích và có hiệu quả. Có thể xem quyết định việc cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay

- Đối với khách hàng tiềm năng, ngân hàng phải có các biện pháp nhằm hướng sự chú ý của khách hàng về với ngân hàng mình. Phải tìm hiểu thị hiếu của từng loại khách hàng để có chiến lược lôi kéo họ.

Cụ thể như những ngành cần phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hiện nay tại chi nhánh là thương mại dịch vụ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và ít chịu ảnh hưởng của thời tiết..

Ngành Nông lâm nghiệp, trong những năm qua do diễn biến thời tiết thất thường, thường xuyên xảy các lụt bão lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong hoạt động cho vay vì rất dễ dẫn đến nợ quá hạn.

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng cần phải chú trọng trong hoạt động cho vay do gặp khó khăn về đầu ra và nguyên liệu sản xuất.

Một phần của tài liệu công tác cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết thắng, kon tum – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w