Tỷ trọng thu nhập dịchvụ trong tổng thu nhập 2008

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á (Trang 41)

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng

Biểu đồ 5. Tăng trƣởng thu nhập dịch vụ năm 2008 so với 2007

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các ngân hàng

Năm 2007, tăng trưởng thu nhập thuần hoạt động dịch vụ trung bình đạt 92% so với năm 2006. Đối với những ngân hàng đã thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao

trong tổng thu nhập. Những ngân hàng có vị thế hàng đầu về hoạt động dịch vụ bao

gồm: VCB, BIDV, ACB, STB, EAB, TCB.

1.4.6.2. Tiềm năng tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam

Hoạt động Ngân hàng truyền thống được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2009 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm tới. Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2009 sẽ giảm xuống 5% tuy nhiên vẫn đạt mức bình quân 8% trong giai đoạn 2009 - 2012. Đây là yếu tốquan trọng cho sự phát triển của hệ thống Ngân hàng.

Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Theo quỹ tiền tệ thể giới- IMF, số lượng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2008 ước tính chỉ ở mức hơn 8 triệu tài khoản chiếm khoảng 9,4% dân số và tập trung chủ yếu vào những đối tượng có thu nhập cao tại các khu đơ thị và các doanh nghiệp. Phương thức thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán khá phổ biến. Mặc dù tỷ lệ Tiền mặt/Tổng phương tiện thanh tốn (M2) có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ này của Việt Nam vẫn là cao nhất trong khu vực. Điều này mở ra tiềm năng ngành Ngân hàng khi các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn đã tương đối hồn thiện đồng thời Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng.

Biểu đồ 6. Tỷ lệ Tiền mặt/Tổng PTTT (M2) và so sánh trong khu vực

Nguồn: ADB, BVSC

1.4.6.3. Phân tích cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam.

hơn 80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển.

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên cịn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Khối NHTMQD có quy mơ vượt trội, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP.

Biểu đồ 7. Tăng trƣởng tổng tài sản trong năm 2008

G

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của Ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của Ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp các Ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an tồn vốn (CAR) trung bình của các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007, tỷ lệ này của các ngân hàng thương mại chính phủ (NHTMCP) bình qn trên 12%. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, của khu vực Đơng Á là 12,3%. Theo quy định của SBV đến năm 2008, CAR của các ngân hàng phải đạt tối thiểu là 8%. Do đó, trong những năm tới xu hướng tăng vốn của các Ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra đặc biệt là đối với khối NHTMQD.

Bảng 5. Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng Việt Nam

Nguồn :BCTC các ngân hàng

Thị phần giữa các khối ngân hàng có sự chuyển dịnh mạnh từ khối ngân

hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) sang khối ngân hàng thương mại chính phủ (NHTMCP) trong những năm gần đây, đặc biệt là hai năm 2006 và 2007.

Khối NHTMQD: hiện vẫn đang chiếm thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính. Tuy nhiên thị phần của khối này đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTMCP và ngân hàng nhà nước và liên doanh (NHNN&LD). Trong 2 năm 2006 - 2007, thị phần của khối này giảm mạnh là do các NHTMQD không tập trung nhiều vào tăng trưởng hoạt động mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng để chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa.

Khối NHTMCP: thị phần tăng nhanh đặc biệt trong năm 2006 và 2007 cho thấy sự phát triển nhanh chóng và sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của khối này trên thị trường.

Khối NHNN&LD: đây là khối có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số lượng ngân hàng. Thị phần hoạt động của khối NHNN & LD khá ổn định nguyên nhân là do khối này chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân, khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế.

Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của khối NHTMQD so với NHTMCP và NHNN&LD đó chính là mạng lƣới hoạt động. Hệ thống mạng lưới của các NHTMQD đã được phát triển từ lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Đặc biệt là hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn có mặt đến từng xã trên các địa bàn. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các

NHTMQD đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua.

Các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, TCB, Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm. Mạng lưới của các NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đơ thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này thường có hiệu quả tốt ngay từ khi đi vào hoạt động.

Biểu đồ 9. Số lƣợng chi nhánh các ngân hàng trong năm 2008

Nguồn: Phịng phân tích cơng ty chứng khoán Bảo Việt

Kể từ ngày 01/04/2007, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Ngành ngân hàng là ngành có tính đặc thù và được đánh giá là có mức độ cạnh tranh cao nên việc thành lập ngân hàng mới phải đáp ứng những quy định khắt khe. Ngân hàng mới thành lập phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Room đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn hạn chế ở mức 30%. Các cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ và các tổ chức này phải có tổng tài sản tối thiểu 20 tỷ USD.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới.

Đối với các tổ chức trong nƣớc. Trong năm 2007, có hơn 30 hồ sơ và đề

nghị xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng, Tập đồn Dầu khí, Tập đồn Dệt may, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bia rượu Hà Nội v.v... Hiện nay, NHNN đã cấp phép hoạt động cho Ngân hàng Liên Việt (vốn điều lệ 3.000 tỷ VND) và Ngân hàng Tiên Phong (vốn điều lệ 1.000 tỷ VND), đồng thời cũng chấp thuận nguyên tắc đối với Ngân hàng Bảo Việt và Ngân hàng Dầu khí. Đối với đề nghị của các tổ chức khác nhiều khả năng sẽ khó thực hiện do Chính phủ lo ngại về việc đầu tư dàn trải sang lĩnh vực khác của các Tập đoàn kinh tế.

Đối với các tổ chức nƣớc ngồi. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng nhà

nước đã tiếp nhận 5 hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong số đó có 3 hồ sơ xin thành lập chi nhánh đã được chấp thuận đó là Commonwealth Bank (Australia), IBK (Hàn Quốc) và Fubon (Đài Loan).

Như vậy, mặc dù rào cản ra nhập thị trường ngân hàng rất khắt khe nhưng thị trường ngân hàng vẫn thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức lớn, đặc biệt là các tổ chức nước ngồi với tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ ngân hàng hiện đại và thương hiệu quốc tế. Do đó trong thời gian tới sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt. Xu hướng mua bán và sáp nhập trong ngành có thể sẽ xảy ra. Số lượng ngân hàng vừa và nhỏ sẽ giảm đáng kể. Sáp nhập giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, duy trì mức lợi nhuận và giảm được cạnh tranh trong ngành.

Một điều không thể tránh khỏi khi mở cửa thị trƣờng là sự cạnh tranh tiềm tàng từ các tổ chức tài chính khác. Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu

sự cạnh tranh khá đáng kể từ các tổ chức tài chính khơng phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các cơng ty tài chính thuộc các Tập đồn, Tổng cơng ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn); các cơng ty Chứng khốn có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư ). Tuy nhiên trong tương lai nếu các mơ hình này thành cơng, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các cơng ty Chứng khốn độc lập có quy mơ lớn lên hoạt động ngân hàng đầu tư.

1.5.Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận ngân hàng Việt Nam nói chung 1.5.1. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp

Để có thể duy trì đà tăng trưởng và tiếp tục nâng cao lợi nhuận, các ngân hàng Việt Nam cần phải xây dựng cho họ những cơ sở chiến lược kinh doanh phù hợp, chiến lược kinh doanh đó cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng

vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để hướng tới xây dựng ngân hàng trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong mơi trường kinh doanh cịn chưa hồn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên

chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

- Xây dựng “Văn hóa riêng cho từng ngân hàng” trở thành yếu tố tinh thần gắn

kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Có hai chiến lược mà các ngân hàng Việt nam nên hiểu rõ và nghiên cứu nghiêm túc để áp dụng, đó là : chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.

Thứ nhất là “Chiến lƣợc tăng trƣởng ngang”, chiến lược này thể hiện qua ba hình thức:

- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động.

Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, các ngân hàng cần phải ln ln tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, cần mở rộng ra nước ngồi, mở văn phịng đại diện tại Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Singapore…

- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cần phải xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh

phân phối đa dạng. Đặc biệt, cần có một đối tác chiến lược, ví dụ là Standard Charter Bank, ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập.

Các ngân hàng Việt Nam cần ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.

Thứ hai là chiến lược “Đa dạng hóa”.

Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà các ngân hàng Việt nam cần quan tâm thực hiện, ví dụ như ngân hàng ACB đã có Cơng ty chứng khoán ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Cơng ty Cho th tài chính và Cơng ty Quản lý quỹ. Đối với ngân hàng có vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tồn diện thơng qua các hoạt động sau đây:

- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối

hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay),

công ty tài trợ mua xe.

- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.Tuy để

khẳng định được mình nhưng ln nhận thức rằng thách thức vẫn cịn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành cơng. Cần phải có một cái nhìn chiến lược xa hơn 5 năm và 10 năm cho từng ngân hàng để có thể hội nhập khu vực thành công.

1.5.2. Xây dựng phƣơng án kinh doanh phù hợp

Vấn đề đặt ra trong phần trước là xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, tiếp theo, cụ thể hơn, các phòng ban trong ngân hàng cần phải xây dựng phương án

kinh doanh phù hợp. Phương án kinh doanh phù hợp là phương án phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác hết mọi tiềm năng, thế mạnh của ngân hàng mình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải tiến hành theo một trình tự sau :

- Trước hết, doanh nghiệp phải xác định vị trí của mình hiện nay trên thương trường. ngân hàng đó phải xác định được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi, khó khăn của mình.

Ngân hàng đó phải xác định quan hệ của mình với người khách hàng mục tiêu, với ngân hàng nhà nước, xác định vị trí với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)