Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Đông Á

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á (Trang 56)

Nguồn : Báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á 2009

2.1.3. Mạng lƣới hoạt động.

Trong năm qua, Ngân hàng Đông Á đã phát triển thêm 26 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị giao dịch tồn hệ thống là 173, trong đó có 21 đơn vị giao dịch được xây dựng theo mơ hình của tịa nhà Hội sở, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu ngân hàng Đơng Á uy tín và hiện đại trong lịng khách hàng. Đặc biệt hơn, mạng lưới của ngân hàng Đơng Á cũng đã có mặt ở tận vùng sâu, vùng xa - nơi mà trước đây chỉ có ngân hàng quốc doanh xuất hiện.Trong đó, tại các tỉnh DakLak, Lâm Đồng, Long Xun… ngân hàng Đơng Á đã có trụ sở rất khang trang và hiện đại. Bên cạnh đó, họ đã mở rộng độ phủ của mạng lưới ATM/POS với hơn 1.200 máy ATM và 1.500 điểm chấp hành thẻ ATM trên toàn quốc.

Đáng chú ý là hệ thống giao dịch 24h của DongA Bank. Tuy ra đời chưa được bao lâu, nhưng có thể nói đây là mơ hình giao dịch thành công với phương thức nhanh chóng, gọn lẹ và dễ tạo cảm giác thân thiện giữa khách hàng và nhân viên. Khi đến giao dịch tại các trung tâm 24h của ngân hàng Đông Á được đặt ở các trạm xăng hay điểm giao dịch 3 trong 1 với quầy sách báo, giao dịch ngân hàng và buồng vệ sinh công cộng, khách hàng còn ti t kiệm được thời gian do các thủ tục đều được giải quyết"một cửa".

Việc mở rộng hệ thống của ngân hàng Đơng Á chính là thể hiện cụ thể nhất mong muốn đưa sản phẩm - dịch vụ đến gần hơn với mọi người dân, phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và nhanh nhất. Chính sự phát triển nhanh chóng mạng lưới hoạt động và trải rộng khắp cả nước đã giúp ngân hàng Đông Á bứt phá mạnh mẽ trong năm 2009 vừa qua.

Tóm lại, so với bức tranh ngành tổng quan ngân hàng nói chung chúng ta đã xem xét ở chương I, Ngân hàng Đông Á nằm ở giữa, là một ngân hàng ở mức vốn trung bình, đang dần dần khẳng định được uy tín từ khách hàng Việt Nam. Ngân hàng Đơng Á có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt về cơng nghệ và chất lượng phục vụ rất tốt. Với mức vốn ở tầm trung bình nhưng nhờ những lợi thế cạnh tranh ở trên

mà ngân hàng Đơng Á vẫn tiếp tục có những bước phát triển tốt trong ngành ngân hàng trong năm 2009, thời kì khó khăn tài chính và chuẩn bị đối mặt với cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài.

2.2. Thực trạng về kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đơng Á 2.2.1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh 2.2.1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh

Bảng 6. Cơ cầu vốn và nguồn vốn kinh doanh

ĐVT:triệu VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng VKD 34.713.192 100 42.520.402 100 7.807.210 22.5 1.Vốn cố định 1.370.225 4 1.504.894 3.5 134.669 9.83 2.Vốn lưu động 33.342.967 96 41.015.508 96.5 7.672.541 23 II.Tổng NVKD 34.713.192 100 42.520.402 100 7.807.210 22.5 1.VCSH 3.514.954 10.12 4.200.423 9.88 685.469 19.5 2.Vốn vay 31.198.238 89.82 38.319.879 90.12 7.121.641 22.83

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á 2009

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy số vốn lưu động của ngân hàng Đông Á chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng số vốn kinh doanh, cụ thể năm 2008 chiếm 96% và năm 2009 chiếm 96.5%, đây là đặc điểm rất đặc trưng của ngành ngân hàng do số tài sản cố định của khối ngành chiểm một tỷ trọng rất nhỏ. Số vốn lưu động năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 23% do nhu cầu mở rộng kinh doanh và khẳng định vị thể ngân hàng Đông Á. Vốn cố định của năm 2009 cũng tăng lên, cụ thể

tăng 9.83% so với năm 2008 do ngân hàng Đông Á đầu tư mở rộng thêm các chi nhanh mới, tăng mạng lưới các chi nhánh trên cả nước. Nguốn vốn cố định của ngân hàng Đông Á chỉ chiếm xấp xỉ 4% so với tổng vốn kinh doanh, do ngân hàng Đông Á chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan tới tiền và đầu tư tài chính, do đó khơng giống như các doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng Đông Á sở hữu rất ít các tư liệu sản xuất và nguyên vật liệu.

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng Đơng Á hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với một ngân hàng thương mại cổ phần như Đông Á, nguồn vốn chủ sở hữu là do các nhà sáng lập nên ngân hàng đầu tư và được bổ sung khi ngân hàng làm ăn có lãi. Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng hơn 19% so với năm 2008, đây là một dấu hiệu tốt vì ngân hàng đã làm ăn có lãi năm 2008 trong thời kì bắt đầu khủng hoảng tại Việt Nam. Vốn vay cùa ngân hàng Đông Á chiếm một tỷ trọng lớn luôn xấp xỉ mốc 90% tổng vốn kinh doanh và có mức tăng 22.83% trong năm 2009 so với năm trước đó. Tỷ lệ vốn vay lớn sẽ đặt doanh nghiệp trước áp lực trả nợ lớn nhưng đối với các ngân hàng, đó lại là một tỷ lệ hợp lý:

Bảng 7. Một số chỉ tiêu tài chính của ngành ngân hàng ( Vietcombank, BIDV, Agribank)

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 06 -2009

Chú ý tới hai dòng Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của 3 ngân hàng trên ta cũng có thể thấy tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản lần lượt của 3 ngân hàng năm 2008 là : 94%, 95%, 95,15%. Như vậy, tỷ lệ vốn vay của ngân hàng Đông Á mặc dù lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất nhưng so với trung bình ngành ngân hàng vẫn cịn ở mức thấp. Chính vì vậy, Đơng Á cịn cần phải nỗ lực hơn nữa để bắt kịp các ngân hàng đầu ngành, tiếp tục khẳng định uy tín đã có và phát triển hơn nữa.

2.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 8. Doanh thu ngân hàng Đông Á 2008-2009

ĐVT:triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu từ dịch vụ 4.019.232 87.6 3.597.626 85.9 -421.606 -10.5 2.Doanh thu từ HĐTC 549.919 12 588.527 14 38.608 7 3.Doanh thu khác 21.225 0.4 3.611 0.1 -17.614 -83 4.Tổng doanh thu 4.590.376 100 4.189.764 100 -400.612 -8.7

Nguồn: Báo cáo Thường niên ngân hàng Đông  2009

Từ bảng số liệu trên, doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 8.7% từ 4490 tỷ xuống 4189 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ mảng dịch vụ bao gồm các dịch vụ ngân hàng và chủ yếu là doanh thu từ tín dụng giảm khá đáng kể đến hơn 10% từ 4019 tỷ đồng xuống chỉ còn 3597 tỷ đồng. Năm 2009 là một năm đầy sóng gió và thử thách với các ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng lớn tại Mỹ đã phải đóng cửa vì q chú trọng tới lợi nhuận trong ngắn hạn. Chính vì vậy, tình hình doanh thu của ngân hàng Đơng Á tuy có giảm đáng kể nhưng vẫn rất tốt và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà ban Đại hội đồng cổ đông ngân hàng đã đặt ra từ đầu năm, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu “ Chất lượng trên cơ sở bền vững”. Doanh thu tài chính lại có biểu hiện tốt hơn khi đã khơng giảm mà cịn tiếp tục tăng, cụ thể doanh thu tài chính tăng hơn 7% với hơn 38 tỷ đồng, đó là kết quả của các hoạt động kinh doanh kiều hối và chứng khoán rất hiệu quả của ngân hàng Đơng Á.

Nhìn chung, tuy doanh thu có giảm nhưng ngân hàng Đơng Á vẫn làm ăn có lãi trong năm 2009, tiếp tục chuỗi dài nhiều năm liên tiếp làm ăn tốt và đây là năm thứ 17 ngân hàng Đông Á làm ăn có lãi.

2.3. Thực trạng thuận lợi và nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận tại Ngân hàng Đông Á hàng Đông Á

2.3.1.1 .Lợi nhuận thực hiện qua các năm 2008-2009

Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Đông Á năm 2009 tăng 12% so với nhăm 2008. Trong đó các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Đông Á . Năm 2008 hoạt động kinh doanh đem về 67% tổng thu nhập tương ứng với 995 tỷ đồng, đến năm 2009 con số này tiếp tục tăng đến 80% tương ứng với hơn 1.326 tỷ đồng mặc cho doanh thu từ mảng dịch vụ có bị giảm sút như chúng ta đã đề cập ở phần trên. Để có thể làm được điều đó, ngân hàng Đơng Á đã thực hiện rất tốt việc giảm chi phí, nhất là các khoản chi phí lãi, tốc độ giảm các khoản chi phí lãi giảm mạnh hơn tốc độ giảm doanh thu, chính vì thể lợi nhuận mảng dịch vụ vẫn tăng trưởng đều đặn và đạt mức rất cao hơn 33%. Chính vì vậy, khoản lợi nhuận từ dịch vụ đã bù đắp được cho sự giảm sút nhẹ tại màng lợi nhuận từ hoạt động tài chính ( kinh doanh ngoại hối, vàng, ngoại tệ và kinh doanh chứng khoán) và giảm sút tại lợi nhuận bất thường. Cụ thể hoạt động tài chính của ngân hàng Đơng Á giảm nhẹ 8.3% , với hơn 30 tỷ đồng, cịn hoạt đơng bất thường giảm rất mạnh 96%, tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bất thường khơng đáng kể nên khơng có ảnh hưởng lớn tới tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế.

Bảng 9. Cơ cầu các doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuê của ngân hàng Đông Á

ĐVT:Triệu VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Sổ tiền Tỷ trọng (%) CL(+/-) Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập kinh doanh 995.724 67.3 1.326.544 80 330.820 33.22 2.Thu nhập tài chính 362.414 24.5 332.098 19.9 -30.316 -8.3 3.Thu nhập khác 112.712 8.2 3.787 0.1 -108.925 -96.7

Tổng thu nhập 1.479.071 100 1.663.581 100 184.510 12.5 Tổng chi phí + dự phòng -775.902 -875.954 -100.052 12.9 Lợi nhuận trước thuế 703.169 787.627 84.458 12

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCKQKD của ngân hàng Đông Á 2009

Như vậy, lợi nhuận trước thuế tiếp tục có đà tăng 12%, ta có thể thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng Đơng Á rất có hiệu quả trong thời kì khó khăn nói chung của ngành ngân hàng. Đơng Á sẽ cịn nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình khi nền kinh tế phục hồi và hoạt động tín dụng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nếu như giữ được hoạt động tài chính trở lại nhịp tăng trưởng tập trung vào thế mạnh trong lượng kiều hối chuyển về và kinh doanh ngoại hối tốt hơn cũng như tiếp tục quản lý tốt các chi phí về quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi thì hiệu quả kinh doanh có thể tốt hơn nữa. Đặc biệt tập trung khai thác điểm mạnh của ngân hàng Đơng Á là uy tín trong các dịch vụ ngân hàng của họ để giữ vững nhịp tăng trưởng của lợi nhuận từ kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng Đơng Á cịn cao hơn nữa.

2.3.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Bảng 10. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Đông Á năm 2008-2009

ĐVT:triệu VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008

CL(+/-) Tỷ lệ (%) 1 DTT 1.479.071 1.663.581 184.510 12.5 2 LN sau thuế 538.737 587.648 48.911 9 3 VCSH 3.514.954 4.200.423 685.469 19.5 4 TS 34.713.192 42.520.402 7.807.210 22.5 5 LNST/DTT(2/1) 36.42% 35.32% -1.1% -3 6 ROE(2/3) 15.3% 14% -1.3% -8.5

7 ROA(2/4) 1.55% 1.38% -0.17% -10.97

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng Đơng Á 2009

*Về chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:

Trong năm 2009 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần đạt mức 35.32%, ở một mức rất tốt nhưng so với năm 2008 đã giảm nhẹ 1.1%, chỉ tiêu nói lên răng cứ một đơng doanh thu có 0.3532 đồng là lợi nhuận mà doanh nghiệp được nhận, so với 2008 giảm đi 0.0011 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu. Như vậy ngân hàng Đông Á đang có một mức lợi nhuận hợp lý tren doanh thu, cần tiếp tục phát huy giữ vững tỷ lệ này xung quanh mức 35%.

*Về chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE – return on equity):

Ta thây rằng Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 1.3 điểm, tương ứng với 8.5%. Sở dĩ có hiện tượng trên vì vốn chủ sở hữu tăng mạnh 19.5% năm 2009 so với 2008 trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 9% . Việc tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính cho Đơng Á so với các ngân hàng khác, đôi với chiến lược phát triển bền vững trong thời kì khủng hoảng tài chính. Đây là việc làm đúng đắn và cần thiết để tránh mắc phải các sai lầm như các định chế tài chính đã sụp đổ tại Mỹ.

*Về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ( ROA – return on asset)

Ngân hàng Đông Á có mức tăng tài sản khá nhanh trong năm 2009 so với năm 2008 là 22.5% từ mức hơn 34.713 tỷ đồng năm 2008 lên tới hơn 42.520 tỷ đồng năm 2009. Có nhiều lý do giải thích cho sự tăng lên mạnh mẽ của tài sản ngân hàng Đông Á trong năm 2009 này. Nhìn vào bảng cân đơi kế tốn, ta có thể thấy rằng các khoản tiền và tương đương tiền tăng mạnh, bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng làm ăn tốt nên khoản chưng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư cũng như cho vay khách hàng cũng tăng lên rất đáng kể. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện công nghệ cho các dịch vụ của ngân hàng, Đông Á đã đầu tư thêm vào mua sắm tài sản cố định, phát hành nhiều loại thẻ mới với các tính năng mới tiện dụng hơn cho khách hàng .

Chính vì vậy, với mức tăng quá ấn tượng của tổng tài sản, vượt mức cả kế hoạch đặt ra đầu năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tơng tài sản lại có phần khiêm tốn hơn giảm mất 0.17 điểm từ mức 1.55% năm 2008 xuống chỉ còn 1.38% năm 2009, mức giảm tương ứng với gần 11%.

2.3.1.3.Lợi nhuận của các mảng dịch vụ chính. 2.3.1.3.1.Lợi nhuận từ tín dụng 2.3.1.3.1.Lợi nhuận từ tín dụng

Biểu đồ 10. Dƣ nợ cho vay bình quân các năm 2005-2009

ĐVT: triệu VNĐ

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo thường niên Ngân hàng Đông Á 2009

Tổng dư nợ cho vay tín dụng 31/12/2009 đạt mức 34.687 tỷ đồng tăng mạnh 36% so với cuối năm 2008, dư nợ tín dụng bình qn đạt hơn 29.464 tỷ đạt 100% kế hoạch đã đạt ra. Tình hình nợ quá hạn được ngân hàng Đơng Á kiểm sốt chặt chẽ và Đông Á cũng nghiêm túc thực hiện chuyển nợ quá hạn đơng thời với trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đúng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 2% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2009. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á đã đi đúng hướng và góp phần quan trọng vào hồn thành kế hoạch lợi nhuận năm của họ. Đây là mảng hoạt động chính và quan trọng nhất của ngân hàng Đông Á và họ đã hồn tồn thành cơng trong chiến lược định ra trong năm 2009 đấy khó khăn và thử thách với các định chế tài chính.

Bảng 11. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận tín dụng ngân hàng Đơng Á 2009

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008

Số tiền Số tiền CL(+/-) Tỷ lệ

1. Doanh thu tín dụng 3.815.708 3.325.056 -490.652 -12,86

2. Chi phí tín dụng 2.971.376 2.218.224 -753.152 -25,35

3. Lợi nhuận thuần tín dụng 844.332 1.106.832 262.500 31,1

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính ngân hàng Đơng Á 2009

Từ bảng trên, ta có một cái nhìn rõ nét hơn về lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng Đơng Á. Doanh thu tín dụng giảm đáng kể , với tốc độ rất đáng chú ý gần 13% từ hơn 3.815 tỷ đồng năm 2008 xuống chỉ còn hơn 3.325 tỷ năm 2009. Sự

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đông Á (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)