CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ-AN NINH ASEAN (APSC)

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế asean - việt nam (Trang 25 - 28)

VIII. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

1. CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ-AN NINH ASEAN (APSC)

Các nước ASEAN nhận thức rõ phải đưa hợp tác chính trị và an ninh lên một tầm cao mới, nhằm duy trì hồ bình, ổn định khu vực, đối phĩ với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bên cạnh việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngồi. Năm 2003, Indonesia, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (2003-2004), một mặt muốn ghi dấu ấn của mình, khơi phục vai trị, vị thế của mình trong khu vực, mặt khác muốn tạo cân bằng với ý tưởng hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, đã đưa ra ý tưởng Cộng đồng an ninh ASEAN. Ý tưởng đĩ đã được ASEAN chấp nhận và ủng hộ.

Ban đầu, ASEAN dùng tên gọi Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) trong các văn kiện như Tuyên bố Hịa hợp ASEAN II, Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP) và Kế hoạch hành động xây dựng ASC. Sau khi cĩ Hiến chương (2007), Cộng đồng An ninh

ASEAN mang tên gọi mới là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) để phản ánh đúng tính chất của trụ cột này là hợp tác chính trị-An ninh ASEAN.

Những nội dung chính của Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) đã được cụ thể hĩa trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC):

Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN là một phần trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, được thơng qua tại Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009). Kế hoạch cụ thể hố nội dung mục tiêu APSC, và đề ra các phương hướng, biện pháp xây dựng APSC vào 2015 trên cơ sở tiếp nối Chương trình hành động về ASC và Chương trình Hành động Viên-chăn (VAP).

Theo đĩ, ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên 5 lĩnh vực chính: hợp tác chính trị; xây dựng và chia sẻ chuẩn mực, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, và xây dựng hồ bình sau xung đột. Tuy nhiên, kế hoạch đã sắp xếp lại các lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm các biện pháp tăng cường vai trị trung tâm của ASEAN, và mở rộng hợp tác với bên ngồi, hướng đến tạo dựng APSC với 3 đặc trưng chính: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; một khu vực gắn kết, hồ bình và tự cường, cĩ trách nhiệm chung bảo đảm an ninh tồn diện; và một Khu vực năng động, rộng mở với bên ngồi trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau.

Kể từ khi KHHĐ ASC và Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) được thơng qua năm 2004 đến nay, ASEAN đã tích cực triển khai nhiều hoạt động/dự án cụ thể hướng tới mục tiêu xây dựng ASC. ASEAN đã xác định 5 kênh chính chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động thực hiện ASC gồm: Kênh Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phịng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng phịng chống Tội phạm xuyên quốc gia và ARF. Theo sáng kiến của Tổng thư ký ASEAN, Hội nghị điều phối triển khai KHHĐ xây

dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC-CO) đã được tổ chức hàng năm, gồm đại diện các cơ quan chuyên ngành của ASEAN liên quan tới việc thực hiện KHHĐ ASC để kiểm điểm và bàn phương hướng thúc đẩy thực hiện ASC PoA. Theo thống kê của Ban thư ký ASEAN, tình hình triển khai thực hiện các chương trình/biện pháp trong VAP liên quan tới ASC nhằm thực hiện KHHĐ cho tới nay đã đạt được những tiến triển khả quan. Đa phần các hoạt động/dự án đã hồn tất và đang được triển khai nằm trong 3 lĩnh vực đầu là Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực và Ngăn ngừa xung đột, trong đĩ cĩ các hoạt động đáng chú ý như triển khai xây dựng Hiến chương ASEAN, tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phịng ASEAN, ký kết Cơng ước ASEAN về chống khủng bố; mở rộng việc gia nhập Hiệp ước TAC cho nhiều đối tác bên ngồi... Tuy nhiên, riêng đối với 2 lĩnh vực cịn lại là Giải quyết xung đột và Kiến tạo hịa bình sau xung đột hầu như chưa cĩ hoạt động nào được triển khai, chủ yếu do đây là những lĩnh vực mới, cĩ phần nhạy cảm, các nước cịn tỏ ra dè dặt. Một số nước muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác chính trị cụ thể là nhân quyền, quản trị tốt, chống tham nhũng… song cịn lúng túng trong việc xác định các bước đi cụ thể. Việc thiếu cam kết cả về mặt chính trị lẫn nguồn lực của các nước thành viên đang là trở ngại lớn đối với tiến độ triển khai KHHĐ ASC.

Từ sau khi Kế hoạch tổng thể APSC được thơng qua, hợp tác ASEAN về chính trị- an ninh tiếp tục được đẩy mạnh. Hiến chương ASEAN cĩ hiệu lực đã tạo khuơn khổ thể chế và pháp lý hỗ trợ tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đĩ cĩ APSC. Mới đây nhất, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-42 tháng 7/2009, Mỹ đã ký văn kiện tham gia TAC. Hội nghị ARF-17 đã thơng qua Tuyên bố Tầm nhìn ARF, đề ra mục tiêu phát triển của diễn đàn đến năm 2020 và phương hướng, biện pháp để thực hiện các mục tiêu này.

Theo quy định của Hiến chương ASEAN, Hội đồng APSC đã được triệu tập, và là cơ quan cấp Bộ trưởng chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động xây dựng APSC. Đến nay, APSC đã họp 2 lần, vào tháng 4/2009 và tháng 9/2009, xác định 13 lĩnh vực ưu tiên trong thực hiện Kế hoạch tổng thể về APSC.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế asean - việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)